Kỹ thuật ấp trứng ngan hiệu quả

7.2. Bảo quản trứng ngan

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản

+ Nhiệt độ:

Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau

+ Ẩm độ:

Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.

+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản

Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.

+ Các chú ý khác:

– Xếp trứng trong thời gian bảo quản: Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.

7.3. Ấp trứng ngan bng ngan mái (ấp tự nhiên)

Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở

Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.

Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.

Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.

Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.

7.4. p trứng ngan nhân tạo bng máy

7.4.1. xếp trứng

Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.

7.4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp

Ấp trứng ngan nội

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-9

38°2-38°3

64-65

Giai đoạn ấp

10-30

37°6-37°7

55-58

Giai đoạn nở

31-35

37°3-37°4

80-85

Ấp trứng ngan Pháp

Giai đoạn ấp, nở

Ngày ấp

Nhiệt độ

Độ ẩm (%)

Giai đoạn ấp

1-11

38°2-38°5

64-65

Giai đoạn ấp

12-25

37°8-38°

55-57

Giai đoạn ấp

26-30

37°6-37°7

55-57

Giai đoạn nở

31-35

37°4-37°5

80-85

– Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

7.4.3. Đảo trứng ngan

Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.

Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.

7.4.4. Thông thoáng

Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.

Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.

Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.

7.4.5. Làm mát trứng ngan

Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.

Quy trình về chế độ làm mát trứng

Chế độ quy định

Đơn

vị

Chế độ 1

Chế độ 2

Chế độ 3

Số lần làm mát

Lần

1

2

3

Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát

Ngày

thứ

9-31

7-20

21-31

1-14

15-24

25-31

Thời gian làm mát

Phút

9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở

9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở

Thời gian đưa ra làm mát

Giờ

11 giờ sáng

9 giờ sáng 16 chiều

9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm

Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.

7.4.6. Kiểm tra sinh vật học

Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.

+ Mục đích kiểm tra

– Xác định được chất lượng sinh học của trứng.

– Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.

– Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.

– Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.

+ Phương pháp kiểm tra

Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).

Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp.