Review nên chọn ứng dụng Grab, GoViet hay Be? Cái nào nhiều ưu đãi nhất? – Mẹo hay cuộc sống

Mấy năm gần đây các ông lớn về xe ôm công nghệ thi nhau nhảy vào khiến thị trường này trở lên sôi động hơn bao giờ hết. Dĩ nhiên là có rất nhiều ứng dụng giúp vận chuyển, giao nhận hàng hóa và đồ ăn như Grab, Ahamove, Viettel, Giao hàng nhanh, Now,…nhưng 3 ông lớn trong mảng vận chuyển người, hàng hóa và đồ ăn phổ biến nhất hiện nay đó là Grab của Malaysia, GoViet của Go-Jek (Indonesia) và Be của B Group (Việt Nam). Ba ứng dụng này được đánh giá là các đối thủ ngang hàng với nhau. Trong đó Grab đang là ứng dụng chiếm được thị phần người dùng lớn nhất bởi hãng này đã hoạt động gần 5 năm trong khi đó GoViet hoạt động từ tháng 8/2018 và Be thì từ tháng 12/2018.Vậy với tư cách là người dùng sử dụng các dịch vụ này. Hôm nay mình sẽ review cho các bạn về những ưu và nhược điểm của các app này dựa trên kinh nghiệm rút ra của bản thân. Từ đó giúp các bạn lựa chọn ứng dụng phù hợp với bản thân mình nhé!

Nên chọn app nào nhiều ưu đãi nhất
Nên chọn app nào nhiều ưu đãi nhất

I. Ứng dụng Grab:

Grab có lẽ là cái tên khá quen thuộc trong thị trường xe ôm công nghệ, có trụ sở tại Singapore. Grab chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Myanmar, Inđonesia, Malaysia,…Đây là công ty chiếm lĩnh thị trường Việt Nam sớm hơn GoViet và Be, tính đến nay cũng đã được hơn 5 năm. Là ứng dụng được đông đảo người dân sử dụng trong việc đặt xe đi lại, giao hàng và đồ ăn.

Grab chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khá sớm
Grab chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khá sớm

1. Ưu điểm:

  • Mạng lưới xe ôm đông đảo nên dễ dàng tìm được tài xế
  • Có đầy đủ các dịch vụ: chở người, giao nhận hàng hóa, giao đồ ăn.
  • Nhân viên trang phục chuyên nghiệp, giao nhận đồ nhanh chóng
  • Giao diện đẹp, phân thành các mục rõ ràng, dễ sử dụng
  • Có tích hợp mục gọi, chat giữa tài xế và người sử dụng nên rất thuận tiện trong việc trao đổi
  • Có chương trình tích điểm cho thành viên
  • Luôn có nhiều ưu đãi dành cho từng hạng thành viên về GrabRide, Gradfood. Tận dụng được những voucher khuyến mại này giúp chúng ta có thể tiết kiệm được một số khoản tiền khi đặt xe, gửi hàng, đặt đồ ăn.
  • Ngoài thanh toán bằng tiền mặt, Grab cho phép thanh toán cước phí qua ví điện tử Moca. Ví này có thể liên kết với các ngân hàng đã đăng ký internet banking hoặc mobile banking. Miễn phí nạp/rút tiền.

2. Nhược điểm:

  • Cước phí đắt nhất trong 3 ứng dụng.Giá 2km đầu tiên (cước phí tối thiểu): 12.000 VNĐ. Sau 2 km đầu tiên: 3.800 VNĐ/km
  • Giá biến động thất thường, tăng cao, nhất là những giờ cao điểm, mưa gió,…
  • Nhiều tài xế lái xe hơi ẩu, đa phần là các bạn sinh viên trẻ đi làm kiếm thêm thu nhập nên thường cố gắng chạy nhanh để đủ chỉ tiêu.

II. Ứng dụng GoViet:

GO-VIET là một ứng dụng gọi xe công nghệ với các tính năng tưng tự như các ứng dụng khác (Grab,Uber,Bee…) với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến. Ứng dụng GO-VIETđược phát triển bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GO VIET và đây chính là ứng dụng do start up khổng lồ tên là GO-JEK tại Indonesia đầu tư và phát triển.GO-JEK sẽ đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của mình trong 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia.

Ứng dụng Goviet cũng là cái tên quen thuộc tại Việt Nam
Ứng dụng Goviet cũng là cái tên quen thuộc tại Việt Nam

1. Ưu điểm:

  • Mạng lưới tài xế đang ngày càng mở rộng nên việc đặt xe cũng tương đối dễ dàng
  • Cước phí hiển thị trên ứng dụng rất đúng (ít có sự chênh lệch)
  • Giá cước đặt xe rẻ nhất trong 3 ứng dụng trên. Giá 2km đầu tiên (cước phí tối thiểu): 10.000 VNĐ. Sau 2 km đầu tiên: 3.600 VNĐ/km
  • Giá khá ổn định, không bị tăng vào những giờ cao điểm.

2. Nhược điểm:

  • Giao diện ứng dụng chưa phân thành nhiều mục rõ ràng.
  • Mục đặt đồ ăn trên ứng dụng khi gõ tìm kiếm khá đơ và chậm. Cần phải nâng cấp lại.
  • Ít chương trình ưu đãi lại không rõ ràng. Nếu đã phân mục Voucher của tôi thì chỉ nên hiển thị những ưu đãi cho riêng thành viên đó. Đây hiển thị rất nhiều ưu đãi (có thể là ưu đãi chung cho tùy thành viên) nhưng khi đặt đồ ăn lại chỉ hiển thị ra một khuyến mại được sử dụng.
  • Cùng một cửa hàng nhưng giá giao đồ ăn trên GoViet cao hơn
  • Vì mạng lưới tài xế chưa đông nên đôi khi giờ cao điểm cũng khó đặt được xe và dễ bị hủy chuyến
  • Nhiều tài xế hay đi ẩu do muốn đạt đủ chỉ tiêu
  • Cho phép người dùng nạp tiền thanh toán qua Momo nhưng mất phí nạp 1,1% rất bất tiện, còn lại đa phần vẫn dùng thanh toán tiền mặt.

III. Ứng dụng Be:

Xuất hiện từ tháng 11, Be là cái tên của ứng dụng gọi xe hoàn toàn mới trên thị trường. Ứng dụng giúp kết nối hành khách và các đối tác tài xế, cung cấp hai loại hình dịch vụ chính là: beBike (dịch vụ đặt xe hai bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh).

Nhà sáng lập của ứng dụng gọi xe Be không phải là nhân vật xa lạ. Ông chính là Trần Thanh Hải, đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật (CTO) của Vinagame, nay là CTCP VNG. Trước đó, ông từng có gần 5 năm là Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín.

Bee là thương hiệu Việt cần được phát triển thêm
Bee là thương hiệu Việt cần được phát triển thêm

Do mới bước vào thị trường này chưa lâu nên các dịch vụ của Bee vẫn còn hạn chế. Hiện tại Bee mới chỉ nhận mảng đặt xe chứ chưa có dịch vụ giao nhận đồ ăn nhưng hai ứng dụng còn lại. Vậy chúng ta hãy cùng xem những ưu và nhược điểm của thương hiệu này mang lại cho người sử dụng như thế nào nhé.

1. Ưu điểm:

  • Là ứng dụng của Việt Nam
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
  • Có rất nhiều chương trình khuyến mãi cho các thành viên
  • Giá cước đặt xe tương đối rẻ. Giá 2km đầu tiên (cước phí tối thiểu): 11.000 VNĐ. Sau 2 km đầu tiên: 4.400 VNĐ/km
  • Giá trên app khá ổn định, ít bị biến động và có sự chênh lệch giờ cao điểm

2. Nhược điểm:

  • Hiện tại Bee mới chỉ phát triển mảng chở người, giao đồ chứ chưa có dịch vụ giao nhận đồ ăn
  • Mạng lưới tài xế còn ít nên đôi khi việc tìm tài xế chậm hơn so với 2 ứng dụng trên
  • Hay bị hủy chuyến khi giờ cao điểm hoặc trời mưa do ít tài xế nên thường họ không thích đi các cuốc xe xa sợ tắc đường
  • Nhiều tài xế hay đi ẩu do muốn đạt đủ chỉ tiêu
  • Chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt

III. Nhận xét

Như vậy sau các vòng so sánh thì mình nhận thấy rằng GoViet vẫn đang là dịch vụ gọi xe có giá cước rẻ nhất và đặc biệt ổn định. BeBike mặc dù có cước phí cao nhất và thậm chí cao hơn nhiều so với GrabBike tuy nhiên khi đặt xe thực tế thì giá cước vẫn rẻ hơn Grab nguyên nhân là cước phí Grab không ổn định và tăng giảm thất thường. Nhưng do Grab phát triển sớm hơn nên hình thức vẫn chuyên nghiệp hơn và có nhiều chương trình ưu đãi cho người sử dụng. Còn nếu muốn ủng hộ cho “Hàng Việt Nam chất lượng cao” thì hãy ưu ái sử dụng ứng dụng Be này để công ty có điều kiện mở rộng thêm nhiều dịch vụ nữa.

Còn chần chừ gì nữa hãy nhấc ngay điện thoại lên và tải ứng dụng yêu thích cho mình ngay thôi. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng ngần ngại đánh giá 5 sao giúp mình nhé!

Nơi tải các ứng dụng:

  • Grab, Truy cập vào điện thoại và tải app -> Link tải app ở đây
  • GoViet,Truy cập vào điện thoại và tải app -> Link tải app ở đây
  • Be, Truy cập vào điện thoại và tải app -> Link tải app ở đây

1441 views