Nấm linh chi – 1 loại cây thuốc nam, từ xưa đã được xem là thần dược quý dùng trong dược liệu làm thuốc. Đặc biệt là nấm linh chi tự nhiên mọc trên rừng, rất quý. Thật may mắn cho vùng núi Tây Bắc của Việt Nam đã được thiên nhiên ban tặng cho nơi đây loại dược liệu quý, hiếm này.
Nấm Linh Chi rừng là gì?
Nấm linh chi rừng có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, nó còn có tên gọi khác là nấm trường thọ. Đây là một thảo dược vốn được người xưa gọi là thượng phẩm.
Nấm Linh chi rừng có 2 phần chính là cuống nấm và mũ nấm, mũ nấm có hình xòe quạt. Trên mặt mũ nấm có các vân vạch đồng tâm, màu chuyển từ vàng nghệ sang màu nâu đỏ sẫm, phần cuống nấm thường không phân nhanh.
Nấm linh chi rừng rất hiếm, không phải trên thân cây nào cũng mọc được nấm linh chi rừng mà trong hàng vạn cây mới có một vài cây. Nấm linh chi rừng thường mọc ở những cây gỗ mục, có độ ẩm và ánh sáng.
Trong các khu rừng nguyên sinh, có rất nhiều loại nấm, chính vì thế để lấy được đúng nấm linh chi rừng thì người lấy phải có kinh nghiệm và nhận biết tốt. Thường thì vào tháng 7 là mùa mưa, bà con đồng bào dân tộc ở đây phải lên trên những cánh rừng ở độ cao 2000m của dãy Hoàng Liên Sơn để thu hái nấm linh chi. Sau khi hái về, nấm sẽ được phơi khô thủ công và bảo quản trong túi nilon để sử dụng lâu dài.
Nấm Linh chi rừng là một loại siêu thảo dược, không có bất cứ một loại thuốc bổ nào dù Đông y hay Tây y có thể so sánh. Trong Nấm Linh chi có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như Polysaccharides, Triter – penoids, Ganopoly, Lanostan và Germanium. Ngoài ra, loại nấm chi rừng đỏ còn chứa nhiều chất thiết yếu khác như carbohydrate, axit amin, protein, steroid, các chất béo, chất xơ, alkaloid, glucoside, dầu dễ bay hơi, vitamin B2 (riboflavin), acid ascorbic, acid fumaric, aminoglucos, ergosterol, nitol, coumarin, alkaloid, lacton và các enzym khác nhau.. Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi, kẽm, magiê, đồng, coumarin, mannitol..
Công dụng của Nấm Linh Chi rừng.
Nhờ sự đa dạng của các hoạt chất quý hiếm, nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau.
– Hỗ trợ hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp.
– Giúp hỗ trợ, giải độc và bảo vệ gan
– Giúp giảm tình trạng suy nhược thần kinh
– Hỗ trợ chứng mất ngủ, bổ phế, bổ não
– Đào thải các sắc tố gây nám da, tàn nhang
– Cải thiện tình trạng đi tiểu đêm
– Gíup giảm Cholesterol, giảm mỡ máu
– Phòng chống ung thư, ngăn ngừa sự hình thành các khối u trong cơ thể
– Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đối tượng sử dụng nấm linh chi.
– Người bị ung thư gan, phổi, máu, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú,..
– Người bị tiểu đường, mỡ máu, thừa cân béo phì, bệnh gout,..
– Người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
– Người bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
– Người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, tiếp xúc với vi khuẩn ở mức độ cao.
– Người trí nhớ kém, ăn uống kém, thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, lao động quá sức, muốn tăng cường sức đề kháng.
– Sản phụ sau sinh, những người vừa trải qua phẫu thuật, người già, cao tuổi.
Cách sử dụng Nấm Linh chi hiệu quả.
Cách 1: Thái lát – đây là cách sử dụng bổ biến nhất
– Dùng 50g Linh chi ( dùng được cho 10 người, số lượng tùy vào nhu cầu sử dụng ). Cho 50g nấm linh chi vào ấm đun cùng với 1000cc nước, đun khoảng 2 ~ 3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30p bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.
– Đun nước thứ 2 và nước 3: sau khi được nước đầu tiên, lấy lát nấm ra dùng kéo cắt nhỏ ( khoảng 1cm ) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu, nước 2 và nước 3 để được khoảng 2400cc nước Linh chi rồi cho vào bình, và bảo quản trong tủ lạnh.
– Mỗi ngày dùng khoảng 240cc, chia thành 80 ~ 120cc dùng 2 ~ lần.
– Sau khi đun nước 3, lấy bã Linh chi phơi khô, đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Cách 2: nghiền thành bột.
– Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì bột không tan, nhưng đây là cách tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
– Bọc vào túi vải cho vào ấm, hãm như uống trà.
Cách 3: Ngâm rượu.
Nấm Linh chi khô để nguyên hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Hàng ngày uống 1 – 2 chén vào buổi tối để có kết quả tốt nhất.
Cách 4: Uống thay nước hàng ngày
Cho Nấm linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để trong 1 giờ, sau đó uống dần trong ngày.
Cách 5: Nấu canh súp.
Dùng nấm linh chi nấu với canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn rất tốt cho người mới ốm dậy và người già, người cao tuổi.
Những lưu ý khi sử dụng nấm Linh chi.
– Không nên sử dụng nấm có màu vàng sậm ở mặt dưới nấm hoặc bị lỗ mọt ở dưới. Những loại nấm to trông bóng bẩy, nấm nhỏ hoặc nấm mà trên bề mặt còn nguyên lớp bào tử.
– Có thể chế biến thành rượu, bỏ vào tủ lạnh – đây được xem là cách bảo quản nấm linh chi được rất lâu mà vẫn khai thác hết công dụng của loại nấm này.
– Nếu là nấm linh chi sấy khô đóng trong bao bì, nên phơi khô để trong bao kín, tránh không khí, độ ẩm hay mốc mọt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!