Tổng hợp Top mầm non là gì [Hot Nhất 2023]

Khi một đất nước ha nói đúng hơn là một xã hội ngày càng phát triển thì đất nước đó luôn chú trọng đến việc đầu tư cho giáo dục cũng ngày càng được chú ý, coi trọng hơn. Ngày nay, bên cạnh các cơ sở giáo dục công lập truyền thống như đã được bắt nguồn tư ô cha ta ngày xưa đã hình thành nên thì đi kèm với đó là các cơ sở giáo dục có vốn tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Có sự xuất hiện ngày một nhiều nhưng không đồng nghĩa với việc làm loãng đi nền giáo dục của một đất nước mà chính sự cạnh tranh không ngừng để không bị đào thải thì sự ra đời của các ngôi trường này đã giúp cải thiện hơn về cả số lượng và chất lượng của nền giáo dục Việt Nam nói riêng và nền giáo dục thế giới nói chung.

Được biết đến là một trong các hình thức đầu tư kinh doanh thì cơ sở giáo dục mà nhất là các cơ sở giáo dục mầm non đã mang lại lợi nhuận và thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Do tính chất đặc thù và tương đối nhạy cảm, hoạt động của các cơ sở giáo dục được xếp vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo như quy định của pháp luật hiện hành quy định. Cơ sở giáo dục mầm non được xác định là bao gồm rất nhiều hình thức và loại hình kinh doanh khác nhau, ví dụ như nhà trẻ, trường mầm non, lớp mẫu giáo…Trong phạm vi bài viết này, Luật Dương Gia sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý về cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục mầm non, các loại cơ sở giáo dục mầm non một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Luật sư tư vấn các quy định về giáo dục phổ thông tại Việt Nam: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục năm 2019

1. Cơ sở giáo dục mầm non là gì?

Khái niệm giáo dục mầm non không được quy định ở bất kỳ văn bản pháp luật nào, mà xuất phát từ sự nghiên cứ và tìm hiểu của bản thân, tác giả cho rằng, khái niệm này có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:

– Nếu xét giáo dục mầm non là một giai đoạn giáo dục, có thể hiểu giáo dục mầm non là giai đoạn học tập của các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi và giai đoạn này được xem xét là giai đoạn nền tảng để giúp trẻ nhận thức được nhiều kiến thức sơ khai ban đầu để làm nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Tuy rằng giáo dục mầm non không chiếm khoảng thời gian học tập của người học nhiều như các cấp giáo dục khác những nó lại có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển nhận thức và tư duy của trẻ sau này. Hay nói cách khác, giáo dục mầm non là một trong những thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Để có khái niệm chính xác nhất về cơ sở giáo dục, thì nhà nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên hiểu một cách sơ khai nhất thì cơ sở giáo dục là trường lớp và các cơ sở giáo dục khác.

Đối với một số cơ sở giáo dục khác như mầm non thì có mẫu giáo nhỏ, mẫu giáo lớn, các lớp dành cho người khiếm tật, các lớp tin học văn phòng, tiếng anh, các trung tâm dạy nghề, viện nghiên cứu, các lớp xóa mù chữ, và một số trung tâm học tập cộng đồng,… Hễ nơi nào học được các kiến thức, địa điểm ở một nơi cố định thì nơi đó là cơ sở giáo dục. Chắc chắn rằng ai cũng đã từng trải các hệ thống cấp bậc của ngành giáo dục Việt Nam.

– Ở một góc độ khác, giáo dục mầm non còn được hiểu là hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục ở các độ tuổi của trẻ em khác nhau từ 0 đến 6 tuổi theo như quy định của pháp luật hiện hành

Giáo dục mầm non là bước đầu tiên nuôi dậy và hình thành nhân cách trẻ. Đây là thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Dân gian có câu: “ Dạy con từ thuở còn thơ”. Chính vì vậy việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, hướng dẫn, giáo dục trẻ thời điểm này rất quan trọng. Nó có thể quyết định tính cách con trẻ tại thời điểm này nên chúng ta cần hết sức lưu ý tới con trẻ trong thời điểm này. Tại thời điểm này, giáo dục mầm non như bước đệm lấy đào tạo nhân cách cho trẻ để tự tin bước vào lớp một.

Thực chất, hai khái niệm này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, dù được hiểu theo nghĩa nào, thì người đọc chỉ cần nắm bắt được rằng: Giáo dục mầm non được chia thành giai đoạn giáo dục nhận biết và hình thành tư duy sáng tạo. Giai đoạn giáo dục nhận biết gồm trẻ từ 0 đến 4 tuổi; giai đoạn giáo dục tư duy là trẻ em từ 5 tuổi đến 6 tuổi theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Tiêu chuẩn quy mô, tiêu chuẩn của trường mầm non

2. Các loại cơ sở giáo dục mầm non:

Có thể thấy rằng, giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cá nhân trong sự hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, tinh thần, tâm hồn, vì vậy, với ý nghĩa là giai đoạn giáo dục chiếm phần lớn thời gian của người học, giáo dục mầm non thực sự phải thể hiện hết vai trò của mình trên cơ sở thỏa mãn các mục tiêu luật định, cụ thể:

Một là, giáo dục mầm non nhằm phát triển nền tảng cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Điều 26 Luật Giáo dục năm 2019, cơ sở giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập. Trên cơ sở quy định của pháp luật cùng với những hiểu biết cơ bản của bản thân, tác giả sẽ tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về các cơ sở giáo dục này trong các tiểu mục dưới đây.

Thứ nhất, Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

Điều kiện riêng để thành lập đối với một nhóm trẻ độc lập thì theo như quy định của pháp luật hiện hành để có thể thành lập nhóm trẻ độc lập cần có một số trang thiết bị tối thiểu và cần thiết cho việc tiếp nhận trẻ đến học, bao gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi cho trẻ để đảm bảo sức khỏe tránh tình trạng gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe. Bên cạnh đó còn bao gồm giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích.

Ngoài việc quy định về điều kiện của cơ sở vật chất thì còn phải cung cấp về tài liệu giảng dạy: tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Thứ hai, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

Điều kiện riêng đối với một lớp mẫu giáo độc lập:

– Lớp mẫu giáo độc lập cần có một số trang thiết bị tối thiểu, bao gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.

– Đối với lớp bán trú: có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt.

– Tài liệu giảng dạy: Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Thứ ba, trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Điều kiện thành lập và hoạt động của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo độc lập được quy định trong: Luật Giáo dục năm 2005; Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, Nghị định 135/2018/NĐ-CP và một số văn bản có liên quan khác.

– Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định;

– Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em;

– Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em;