Mỗi công ty trước khi đi vào hoạt động chính thức đều phải đăng ký và được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế. Vậy mã số thuế doanh nghiệp để làm gì? Cách đăng ký mã số thuế mới cho công ty như thế nào?
Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
a) Cấu trúc của mã số thuế
Theo quy định Khoản 2, Điều 4, Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định cấu trúc của mã số thuế như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
b) Nhóm mã số thuế 10 số:
N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối tượng kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
Xem thêm: Mã số doanh nghiệp là gì?
c) Nhóm mã số thuế 13 số:
Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.
Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.
d) Nguyên tắc cấp mã số thuế
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế.
Tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.
Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Mã số thuế 13 số được cấp cho:
– Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
– Các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói
Luật NTV lưu ý về sử dụng mã số thuế
Trong quá trình sử dụng quý doanh nghiệp phải:
+ Ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.
+ Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác phải thông báo cho thuế để cơ quan thuế quản lý nắm tình hình hoạt động và không khóa MST doanh nghiệp.
Vì khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không nộp tờ khai quá lâu. Khi đó doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được.
Cách đăng ký mã số thuế mới cho công ty
a) Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế.
Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục thì sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.
b) Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế: Cục Thuế
Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Hồ sơ đăng ký thuế doanh nghiệp
Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có).
Lưu ý: Tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số.
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Quyết định thành lập.
* Các bảng kê (nếu có)
Bảng kê các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01
Bảng kê các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02
Bảng kê các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK03
– Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 3 ngày làm việc từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Tham khảo thêm: Dịch vụ báo cáo thuế tháng/quý / Dịch vụ mở lại mã số thuế bị đóng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!