Mã giao dịch là gì? Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng tiện lợi | Timo

Nếu bạn gặp các vấn đề khi giao dịch hoặc trong một vài trường hợp khác, nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp mã giao dịch để đối soát với hệ thống. Vậy mã giao dịch ngân hàng là gì, mã xác thực khác với mã giao dịch như thế nào? Ngay sau đây, ngân hàng số Timo sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng nhanh chóng nhất khi cần thiết nhé!

Xem thêm: Cách chuyển tiền qua điện thoại nhanh chóng.

Mã giao dịch ngân hàng là gì?

Khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản thành công trên kênh Internet Banking hoặc Mobile Banking, thì các ngân hàng đều sẽ cung cấp cho bạn một mã giao dịch tương ứng. Mã số này mang ý nghĩa nhận diện giao dịch đã được hoàn thành cũng như để thống kê các giao dịch mà khách hàng thực hiện trên hệ thống của ngân hàng.

Tất cả các giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hoặc kể cả nhận tiền từ người khác đều có một mã giao dịch riêng, nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại giao dịch khi cần. Đây cũng là chứng minh cho các giao dịch của bạn nếu có lỗi hoặc thất thoát nào xảy ra với tài khoản.

Thông thường mã giao dịch của các ngân hàng bắt đầu bằng FTхххххххххххх được gán tự động cho mỗi giao dịch. Mã này sẽ là duy nhất và không có sự trùng khớp với mã nào khác. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng sử dụng mã FT để phân biệt giao dịch, trong đó có Timo. Tuy nhiên cũng có ngân hàng cung cấp mã giao dịch không bắt đầu bằng mã FT như BIDV hoặc TPBank.

Có thể bạn quan tâm: Phí chuyển tiền ngân hàng nào rẻ nhất.

Phân biệt mã giao dịch với mã xác thực giao dịch

Đôi khi sẽ có nhiều khách hàng nhầm lẫn mã xác thực với mã giao dịch khi được yêu cầu cung cấp lại để tra soát, như vậy 2 mã này khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

  • Mã giao dịch: Là mã được cung cấp ngay sau giao dịch chuyển tiền hay thanh toán để chứng minh giao dịch thành công và lưu trữ trên hệ thống tại ngân hàng.
  • Mã xác thực (hay còn được gọi là mã OTP): Là mã được cung cấp trước khi thực hiện chuyển khoản, thanh toán. Cụ thể đây được xem hàng rào bảo mật cuối cùng của các hình thức giao dịch online. Vì thế khách hàng tuyệt đối không được cung cấp mã OTP này cho bất kỳ ai khác để đảm bảo an toàn.

Hiện nay, Timo đang sử dụng mã iOTP hay còn gọi là smart OTP. Đây là một phiên bản nâng cấp của mã OTP truyền thống. Mã này được hiển thị ngay trên ứng dụng điện thoại giúp tăng cường bảo mật khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, mã iOTP hiện sẵn cũng giúp thao tác chuyển tiền tiện lợi hơn vì không cần phải thoát ra truy cập vào mục tin nhắn để biết được mã xác thực.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng nhanh chóng

Sau khi đã hiểu được sự khác nhau của mã giao dịch và mã xác thực, Timo sẽ hướng dẫn cho bạn cách để kiểm tra mã giao dịch ngân hàng trên các ứng dụng Mobile Banking phổ biến nhất hiện nay.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Timo

Khách hàng có thể kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Timo tại màn hình thông báo chuyển khoản thành công. Đặc biệt khi sử dụng Timo, khách hàng còn được hưởng ưu đãi miễn phí hầu hết các giao dịch như: chuyển tiền không mất phí với mọi ngân hàng, thanh toán hóa đơn, không mất phí thường niên, phí duy trì tài khoản mỗi tháng, không cần duy trì số dư tối thiểu,…

Với phiên bản mới nhất của Timo, khách hàng có thể xem lại lịch sử giao dịch không giới hạn trong khi một số ngân hàng khác chỉ cho xem tối đa 3 tháng – 1 năm. Ngoài ra, Timo còn có tính năng xem lại lịch sử giao dịch theo từng người gửi vô cùng tiện lợi.

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào app Timo và chọn biểu tượng danh sách người nhận tại cuối màn hình.
  • Bước 2: Chọn vào một người nhận bất kỳ tại danh sách.
  • Bước 3: Tại màn hình chi tiết thông tin người nhận, chọn mục lịch sử giao dịch để xem lại các giao dịch.
  • Bước 4: Nhấp vào giao dịch cần xem và tìm mục mã giao dịch.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Timo trong vòng 5 ngày tại màn hình thông báo chuyển khoản thành công.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Vietcombank

Sau khi hoàn thành giao dịch VCB cũng sẽ cung cấp mã tại màn hình giao dịch thành công. Ngoài ra để tra cứu lại mã giao dịch của VCB, bạn có thể chọn mục xem lại lịch sử giao dịch trên ứng dụng VCB Digibank và chọn vào giao dịch mà bạn muốn kiểm tra là được.

Hoặc bạn có thể truy cập email cá nhân, hệ thống ngân hàng sẽ tự động gửi biên nhận chuyển tiền đến email của bạn.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Vietinbank

Khách hàng có thể đăng nhập vào iPay Vietinbank, chọn mục Dịch vụ thẻ và bấm xem Lịch sử tài khoản. Sau đó chọn vào giao dịch muốn kiểm tra để xem lại mã số. Thường thì khi hoàn thành giao dịch, Vietinbank sẽ cung cấp mã số theo cấu trúc GDххххххххх thay cho FT.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Agribank

Bạn chọn mục Tài khoản, nhấp vào tài khoản cần xem và nhập thời gian cụ thể cần tìm lịch sử. Cuối cùng chọn giao dịch muốn xem mã số là hoàn thành. Tùy theo ứng dụng mà bạn giao dịch là Mobile Banking Agribank hoặc Internet Banking Agribank thì sẽ kiểm tra trên cổng dịch đó.

Cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng Techcombank

Đối với ứng dụng Techcombank, bạn chọn mục Tài khoản và nhấp vào Liệt kê giao dịch để xem thông tin mã số bạn cần. Mã giao giao dịch vẫn sẽ được cung cấp dưới cấu trúc mã FT.

Như vậy với các thông tin trên, bạn đã có thể biết được cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng phổ biến nhất hiện nay chỉ với vài thao tác đơn giản. Bên cạnh đó, giao diện của ứng dụng Timo Digital Bank được đánh giá là gọn, sạch với giao diện tối giản, tiện lợi cùng các tính năng, sản phẩm và thông tin được phân chia rõ ràng, dễ dùng nhất trong số các app ngân hàng hiện nay. Do đó, hãy tạo ngay cho mình một tài khoản đa năng Timo và đừng quên theo dõi Timo để biết được thêm nhiều thông tin về Tài chính – Ngân hàng vô cùng hữu ích nhé!