Lì lợm là một nét tính cách mà người đó từ chối thay đổi quan điểm của họ về điều gì đó hoặc từ chối thay đổi quan điểm của họ về một quyết định mà họ đưa ra.
Người lì lợm kiên quyết làm theo ý mình. Ngoài ra, họ cũng chống lại sự thay đổi một cách kịch liệt, đặc biệt khi người khác bắt họ phải thay đổi. Một người lì lợm mang theo thái độ “Không, tôi sẽ không thay đổi, và anh cũng không đời nào bắt tôi thay đổi được.”
Tại sao người ta lại lì lợm?
Người lì lợm không phải lúc nào cũng lì lợm. Có thể có một số sự việc hoặc những tương tác xã hội cụ thể kích hoạt tính lì lợm của họ.
Để hiểu được lý do tại sao người ta lại lì lợm, trước tiên chúng ta phải nhắc nhở mình về sự thật rằng hầu hết hành vi của con người đều tìm kiếm-phần thưởng hoặc né tránh-đau đớn.
Năm người lì lợm có thể lì lợm vì 5 nguyên do hoàn toàn khác nhau, tôi sẽ cố gắng giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể tìm ra lý do đằng sau tính lì lợm của một ai đó.
Những phần thưởng khiến con người trở nên lì lợm
Đôi lúc một người lì lợm chỉ vì họ hiểu rằng sự lì lợm giúp họ đạt được thứ mình muốn. Ví dụ, một đứa trẻ có động lực để bộc lộ sự lì lợm khi nó biết rằng tỏ ra lì lợm là một cách hay để khiến bố mẹ chiều ý chúng. Đứa bé xem sự lì lợm như một công cụ để đạt được điều nó muốn. Những đứa trẻ hư thường hành xử theo cách này.
Nếu một đứa trẻ không có được thứ nó muốn chỉ đơn giản bằng việc đề nghị hoặc những cách dễ thương khác, thì sau đó đứa bé có khả năng sẽ dùng đến hành vi lì lợm, trừ khi cha mẹ của bé không chấp nhận hành vi này. Nếu điều đó hiệu quả với đứa bé thì nó sẽ tiếp tục thực hiện hành vi đó để giành được phần thưởng.
Ngược lại, khi các bậc phụ huynh tỏ ra kiểm soát, chiếm hữu và đưa ra mọi quyết định cho đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ cho rằng quyền tự do của nó đang bị đe dọa.
Những bậc phụ huynh kiểm soát quá mức thường thấy mình phải đối mặt với đứa con lì lợm.
Đây là một lý do phổ biến giải thích tại sao, vào cuối thời thơ ấu hoặc ở độ tuổi niên thiếu, một số đứa trẻ trở nên bướng bỉnh và nổi loạn. Trong trường hợp này, lì lợm là một cơ chế phòng vệ mà một người sử dụng để tránh nỗi đau bị người khác kiểm soát.
Chúng ta cũng nhìn thấy kiểu lì lợm này trong các mối quan hệ. Chẳng hạn, nếu ai đó nói với một người rằng vợ của anh ta có tính kiểm soát và đòi hỏi nhiều thì khi ấy anh ta đột nhiên trở nên lì lợm ngay cả khi trước giờ anh ta cư xử rất bình thường. Điều này khiến người vợ chẳng hiểu tại sao hành vi của chồng mình lại thay đổi như vậy.
Lì lợm và danh tính
Người lì lợm khư khư ôm chặt lấy những niềm tin, quan điểm, ý tưởng và sở thích của họ. Họ không thể chịu nổi ai bất đồng với họ vì bất đồng với họ có nghĩa là không chấp nhận con người họ.
Họ trở nên lì lợm tới mức không thèm quan tâm đến ý kiến của người khác vì họ cảm thấy bị đe dọa bởi những người bất đồng quan điểm với họ.
Vì vậy, theo cách nào đó thì đây cũng là một kiểu né tránh-nỗi đau. Kiểu lì lợm này có thể cản trở sự phát triển của người đó và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của họ với mọi người. Một số người thậm chí còn đi xa hơn bằng cách từ mặt những ai bất đồng quan điểm với họ để họ có thể sống trong thế giới của những tư tưởng và quan điểm của mình.
Cảm giác thù địch đang giấu kín
Một số người hành xử lì lợm chỉ để chọc tức người khác. Trước kia bạn có thể đã gây ra cho họ nỗi đau nào đó và bây giờ họ trả đũa bạn bằng cách gây hấn-thụ động (passive-aggressively). Sự lì lợm cho phép họ giải tỏa cảm giác căm ghét và thù địch bị che giấu đối với bạn.
Ứng phó với người lì lợm
Ta có thể gặp nhiều khó khăn trong việc giao tế với người lì lợm vì họ có xu hướng suy nghĩ hẹp hòi và thiếu linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn thử đào sâu và tìm kiếm nguyên do thực sự bên dưới tính lì lợm của họ thì việc ứng xử với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn thậm chí cũng có thể thử hỏi thẳng họ rằng tại sao họ lại lì lợm đến thế. Điều này có thể buộc họ phải tự ý thức về bản thân và suy ngẫm về hành vi của họ.
Hãy nhớ rằng người lì lợm ghét bị kiểm soát. Vì vậy bạn không nên làm họ cảm thấy bạn đang kiểm soát họ theo bất kỳ cách nào. Nếu mục tiêu của bạn là thay đổi hành vi của họ thì bạn cần nhắm đến nhu cầu sâu kín của họ mà không tỏ ra kiểm soát.
Nguồn: https://www.psychmechanics.com/why-are-people-stubborn/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!