Bệnh lang ben có tự hết không? Điều trị bao lâu khỏi? là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia Da liễu, một số ít trường hợp lang ben có thể tự khỏi nhưng tỷ lệ này rất thấp. Đa phần tổn thương da đều có xu hướng lan tỏa rộng nếu không can thiệp điều trị và chăm sóc kịp thời.
Bệnh lang ben có tự hết không?
Lang ben (lang beng) là bệnh da liễu do nấm khá phổ biến ở nước ta. Bệnh xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm men – chủ yếu là nấm Malassezia furfur, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban dát có màu trắng hoặc đỏ, nâu, hồng. Các ban dát do bệnh lý này có ranh giới rõ ràng so với vùng da xung quanh, bằng phẳng, không đau, không ngứa hoặc gây ngứa nhẹ khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, rất hiếm khi gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và người già. Đặc biệt, lang ben và các bệnh da liễu do nấm có xu hướng bùng phát mạnh vào giai đoạn thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.
“Bệnh lang ben có tự hết không?” là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc. Mặc dù là bệnh da liễu phổ biến nhưng lang ben không có khả năng tự khỏi mà bắt buộc phải can thiệp điều trị. Bệnh lý này đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên, do có nguy cơ tái nhiễm cao nên cần áp dụng đồng thời với các biện pháp chăm sóc và điều trị dự phòng.
Trên thực tế, vẫn có một số ít trường hợp lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị (thường xảy ra khi tổn thương da có phạm vi ảnh hưởng nhỏ). Tuy nhiên, tỷ lệ lang ben tự thuyên giảm rất thấp. Đa phần tổn thương da đều có xu hướng lan tỏa rộng nếu không can thiệp khắc phục và chăm sóc kịp thời.
Lang ben không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không gây đau hay ngứa ngáy dữ dội như bệnh chàm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các ban dát có màu trắng, nâu đen và đỏ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tác động không nhỏ đến yếu tố tâm lý. Hơn nữa, lang ben không được điều trị kịp thời còn có khả năng lây lan trên diện rộng.
Điều trị lang ben bao lâu thì khỏi?
Ngoài vấn đề “Lang ben có tự hết không”, “Điều trị lang ben bao lâu khỏi?” cũng là một trong những thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm. Thông thường, lang ben có thể thuyên giảm sau 2 – 4 tuần tùy thuộc vào phạm vi da bị ảnh hưởng, mức độ tuân thủ điều trị và chế độ chăm sóc của từng trường hợp.
Ở những trường hợp chăm sóc tốt, lang ben có thể thuyên giảm nhanh và không xảy ra hiện tượng tái nhiễm. Ngược lại, tình trạng sử dụng thuốc không đều, ngưng thuốc quá sớm, vệ sinh cơ thể kém,… có thể làm giảm mức độ đáp ứng với thuốc điều trị khiến vi nấm phát triển mạnh, gây tổn thương da trên diện rộng và làm tăng nguy cơ tái nhiễm.
Vì vậy, thời gian điều trị lang ben không cố định mà phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng da, chế độ chăm sóc và mức độ tuân thủ điều trị của từng trường hợp.
Điều trị lang ben bằng cách nào?
Lang ben là bệnh da liễu do nấm có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh lý này có khả năng tái nhiễm cao nên cần phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.
1. Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống
Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với các bệnh da liễu nói chung và lang ben nói riêng. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hoặc dầu gội có khả năng kháng nấm và bạt sừng. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương lan rộng, điều trị tại chỗ thất bại hoặc lang ben tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị toàn thân.
– Điều trị tại chỗ:
- Thuốc bôi chống nấm: Thuốc bôi chống nấm được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu do nấm – trong đó có lang ben. Loại thuốc này thường chứa các hoạt chất như Ketoconazole, Terbinafine, Ciclopirox,… Thuốc bôi chống nấm thường được chỉ định trong 2 – 4 tuần tùy vào mức độ đáp ứng.
- Dầu gội kháng nấm: Nếu lang ben xảy ra ở đầu, có thể sử dụng dầu gội chứa Ketoconazole để ức chế nấm men. Nên ủ dầu gội trong vòng 5 phút trước khi xả nước và dùng đều đặn mỗi ngày liên tục trong 2 tuần.
- Selenium sulfide/ kẽm pyrithioine: Trong trường hợp dị ứng với các hoạt chất kháng nấm nhóm azol, có thể thay thế bằng Selenium và kẽm. Các hoạt chất này có khả năng ức chế nấm Malassezia furfur nhưng hầu như không gây ra hiện tượng kháng thuốc, lờn thuốc.
- Thuốc bôi chứa Axit salicylic: Axit salicylic có tác dụng giảm viêm, sát trùng và cải thiện ngứa ngáy nhẹ. Ngoài ra, hoạt chất này còn có đặc tính bong vảy tế bào sừng, từ đó “vô tình” loại bỏ vi nấm phát triển và sinh sống ở lớp thượng bì của da.
- Các loại thuốc bôi khác: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc trị lang ben như thuốc Asa, lưu huỳnh, Benzoyl peroxide,…
– Điều trị toàn thân:
Trong trường hợp điều trị tại chỗ thất bại, lang ben lan rộng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị toàn thân. Điều trị toàn thân đối với bệnh lang ben chủ yếu là sử dụng thuốc kháng nấm (Fluconazole, Itraconazole) nhằm ức chế sự phát triển và tiêu diệt nấm men.
Tuy nhiên, thuốc kháng nấm đường uống không được dùng cho trẻ nhỏ và người bị suy giảm chức năng gan.
– Điều trị dự phòng:
- Áp dụng cho người tái phát lang ben nhiều lần hoặc người sinh sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm
- Sử dụng Itraconazole đường uống (200mg/ ngày) 1 lần/ mỗi tháng vào những tháng thời tiết nóng ẩm.
- Hoặc dùng dầu gội Ketoconazol 2%/ Selenium sulfide 2.5% thoa lên toàn bộ cơ thể, ủ trong 10 phút và rửa lại với nước sạch. Thực hiện 1 lần/ mỗi tháng để phòng ngừa lang ben tái phát.
2. Chế độ chăm sóc
Lang ben có khả năng lây nhiễm và tái nhiễm cao. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, cần thực hiện song song với các biện pháp chăm sóc như:
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm 2 lần/ ngày với các loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi. Đồng thời chú ý vệ sinh các vùng da có hoạt động bài tiết mồ hồi mạnh như da đầu, kẽ chân, vùng bẹn và vùng da dưới cánh tay.
- Giặt toàn bộ quần áo, vỏ gối, mền, thảm,… sau khi điều trị và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt vi nấm và vi khuẩn tích tụ. Biện pháp này giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm và hạn chế lây nhiễm bệnh cho người thân trong gia đình.
- Mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu thoáng, thấm hút vào thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, nên hạn chế các hoạt động gây bài tiết nhiều mồ hôi vào thời điểm nhiệt độ và độ ẩm không khí cao.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thức ăn cay nóng và chứa nhiều đường. Các loại thực phẩm và đồ uống này có thể khiến da sản sinh nhiều bã nhờn, dầu thừa và kích thích nấm men phát triển mạnh.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh lang ben có tự hết không? Bao lâu khỏi?” và đề cập đến một số phương pháp điều trị, chăm sóc bệnh lý này. Để được tư vấn cụ thể về hướng điều trị, bạn đọc nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Tham khảo thêm:
- Bệnh lang ben có lây không? Làm sao phòng ngừa?
- Bị lang ben kiêng gì, nên ăn gì để nhanh hết?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!