Các câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Những đối tượng được đăng ký kết hôn

Theo luật hôn nhân gia đình thì những cặp nam nữ đủ những điều kiện sau thì được đăng ký kết hôn:

– Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;

– Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác…

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng ký kết hôn:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.

Đối với trường hợp đã từng kết hôn thì phải nộp thêm Quyết định ly hôn của Tòa án.

Nơi đăng ký kết hôn

Sau khi chuẩn bị đủ mọi giấy tờ cần thiết thì bạn và vợ/ chồng tương lai của bạn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.

Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Bạn và vợ/chồng tương lai ký tên vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đồng thời bạn và vợ/chồng tương lai của bạn cùng ký vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định.

Đối với trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí đăng ký kết hôn

Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn

Theo điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch “Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.

Như vậy: Bạn có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh (tại quê nhà của chồng/vợ bạn) nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ quân đội như thế nào?

Để được tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội, bạn cần đáp ứng các điều kiện nhất định sau:

Đối với cán bộ, chiến sĩ hiện đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó sẽ xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có thể xác nhận trực tiếp vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Đăng ký kết hôn với bộ đội cũng không quá phức tạp nhưng điều kiện để cả hai tiến đến hôn nhân cũng khá trắc trở.

Đầu tiên, bạn và gia đình phải thực hiện việc thẩm tra lý lịch trong phạm vi 3 đời. Cụ thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn với bộ đội:

– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, ngụy quân, ngụy quyền

– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù

– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa

– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…

Vậy các chiến sĩ, sĩ quan bộ đội cần làm gì?

Để thực hiện việc này chiến sĩ, sĩ quan cần chủ động nộp đơn xin tìm hiểu gửi đến phòng tổ chức cán bộ của đơn vị. Sau đó phòng này sẽ thực hiện việc thẩm tra lý lịch của bạn cũng như những người thân trong gia đình.

Trường hợp đáp ứng được các điều kiện trên hai bạn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn theo thường lệ với mẫu đơn xin lấy vợ của bộ đội gồm: khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình CMND, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị (Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận).

Đăng ký kết hôn với chiến sĩ quân đội, công an ở đâu?

Sau khi hoàn thành thủ tục giấy tờ ở trên thì đến các quan đăng ký kết hôn như người dân bình thường

Th tục kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định tại nước ngoài

Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam.

Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam) ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.

Khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, là người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, bạn phải hoàn tất 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn
  2. Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
  3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  4. Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)

Đối với người nước ngoài đang trú cần chuẩn bị

Cần chuẩn bị những giấy tờ sau: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú. Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.

Khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ, một trong hai bên vợ hoặc chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường xã (theo quy định mới), nơi công dân đó đang thường trú. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn là 25 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Việc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp để làm rõ nhân thân và sự tự nguyện kết hôn, mức độ hiểu nhau của hai bên. Thủ tục sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Sau khi phỏng vấn, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, ý kiến của cơ quan công an, Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn cho UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận kết hôn và trả lại cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Khi nào nhận được giấy chứng nhận kết hôn

Trong vòng 05 ngày tiếp theo khi nhận được giấy chứng nhận, buổi lễ đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Tư pháp. Hai bên cần có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ được trao 01 bản chính của giấy chứng nhận kết hôn.

Th tục đăng kết hôn lần 2

Pháp luật chỉ quy định thủ tục đăng ký kết hôn chứ không có quy định cụ thể về thủ tục đăng ký kết hôn lần đầu và đăng ký kết hôn lần thứ hai. Nếu bạn không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn như trên thì chỉ cần nộp hồ sơ và thực hiện tương tự lần đầu.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Nếu đăng ký kết hôn lần thứ hai thì các loại giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân: Quyết định của tòa án cho bạn ly hôn hoặc giấy chứng tử của người vợ/chồng đã mất.

Th tục đăng kết hôn online

thu tuc dang ky ket hon online

Hiện nay, nhằm giảm tải cho chính quyền và giúp người dân tiết kiệm thời gian nhiều địa phương đã tiến hành cho phép đăng ký kết hôn online hoặc theo dõi tình hình hồ sơ qua ứng dụng Zalo. Kết quả thử nghiệm tại một số tỉnh, thành phố đã cho phản hồi rất tích cực.

Tra cứu thông tin đăng kết hôn

Các tỉnh Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Đồng Nai cũng đã ký kết hợp tác chính thức với Zalo nhằm xây dựng chính quyền điện tử. Theo đó, khi đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại trung tâm, công dân sẽ nhận được biên nhận điện tử ngay trên Zalo, hoặc quét mã QR được in trực tiếp trên biên nhận bằng giấy để tra cứu tiến độ xử lý, kết quả hồ sơ ngay tại nhà.

Làm giấy đăng kết hôn online

Đối với cặp đôi tại Hà Nội (chỉ riêng một số quận tại Hà Nội), thì bạn chỉ cần truy cập website: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn.

Lưu ý: tránh điền sai thông tin, các loại giấy tờ nên scan hoặc chụp thẳng rõ ràng để tránh tình trạng hồ sơ cần xác minh lại, tốn nhiều thời gian.

Mô hình làm giấy đăng ký kết hôn online tại Hà Nội đang được người trẻ hưởng ứng mạnh và hứa hẹn sẽ được mở rộng sớm.

Đăng kết hôn trễ bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”.

Như vậy: Đăng ký kết hôn trước hay sau khi cưới sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, nếu đăng ký kết hôn sau khi cưới thì quyền lợi giữa vợ và chồng sẽ không được pháp luật bảo đảm.