Ngành Kinh tế Chính trị ra làm gì? Bỏ túi kinh nghiệm tìm việc làm

1. Những thông tin cơ bản về ngành Kinh tế Chính trị không thể bỏ qua

1.1. Khái quát ngành Kinh tế Chính trị

Kinh tế Chính trị là cái tên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt những bạn có niềm đam mê làm kinh tế và tìm hiểu sâu về chính trị. Đây là một bộ môn khoa học có vai trò nghiên cứu ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nền kinh tế xã hội và chính trị, những hiện tượng về kinh tế và xã hội để tìm ra những quy luật chung nhất mà có thể áp dụng vào từng thời kỳ, góp phần tạo nên sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

Ngành Kinh tế Chính trị có tên gọi trong tiếng Anh chính là Political Economy, ngành chuyên đào tạo ra các cử nhân có năng lực, có phẩm chất, có khả năng quản lý, có đầy đủ những tố chất để góp phần tạo nên sự phát triển của nền kinh tế cả nước.

1.2. Mục tiêu của ngành Kinh tế Chính trị

Ngành Kinh tế Chính trị nhằm tạo ra các Cử nhân Kinh tế, họ là những nhân tài đích thực để thực hiện xứ mệnh phát triển đất nước, đào tạo nên những người có lập trường rõ ràng và có khả năng giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến hội nhập nền kinh tế với nước ngoài.

1.3. Khối thi của ngành Kinh tế Chính trị

Các bạn cần nắm rõ thông tin về mã ngành, các khối thi giúp bạn thi vào ngành Kinh tế Chính trị. Theo đó, mã ngành của ngành Kinh tế Chinh Trị là 7310102 cùng với các môn thi đó là:

– Khối A, các bạn sẽ thi ba môn Toán – Lý – Hóa.

– Khối A1, các bạn sẽ thi ba môn Toán – Lý – Anh.

– Khối A16, các bạn sẽ thi ba môn Toán – Văn và môn Khoa học tự nhiên

– Khối C15, các bạn sẽ thi ba môn – Văn – Toán và môn Khoa học xã hội.

– Khối D1, các bạn sẽ thi ba môn Văn – Toán – Anh.

Nắm bắt các khối thi và môn thi vào ngành Kinh tế Chính trị thì sẽ giúp các bạn dễ dàng lựa chọn môn thi và khối thi phù hợp với mình nhất, từ đó có thể dễ dàng để lên kế hoạch trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết tương ứng với khối thi đó.

Việc làm tài chính

1.4. Danh sách các trường và cơ sở đào tạo ngành Kinh tế Chính trị

Ngành Kinh tế Chính trị tuy là một ngành hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm cũng như là có xu hướng theo đuổi, tuy nhiên hiện mới chỉ có một số trường mở đào tạo ngành này. Do đó, các bạn cần nắm được những trường đang đào tạo ngành này để lựa chọn cho mình một trường thích hợp đăng ký dự thi và theo học nhé.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội là một trong những trường có mở đào tạo ngành Kinh tế Chính trị, đây cũng chính là sự lựa chọn hàng đầu giúp các bạn yên tâm gửi gắm niềm tin và tương lai của mình vào ngôi trường. Tiếp theo, Đại học Kinh tế – Đại học Huế cũng chính là một trong những ngôi trường đào tạo tốt chuyên ngành Kinh tế Chính trị, góp phần tạo tạo ra những nhân tài kinh tế cho đất nước. Ngoài những trường được kể trên thì còn có trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng mở lớp đào tạo ngành này.

2. Cơ hội việc làm chuyên ngành Kinh tế Chính trị

Chuyên ngành Kinh tế Chính trị là chuyên ngành hấp dẫn, hot hit khiến nhiều bạn trẻ tìm kiếm mọi cơ hội để theo ngành. Cơ hội việc làm của chuyên ngành này cũng rất phổ biến giúp các bạn dễ dàng tìm việc ngay sau khi ra trường, thậm chí các bạn còn có thể đi làm thêm đúng ngành trong quá trình còn học.

Cử nhân sau khi hoàn thành khóa học và tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị thì có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Các bạn cũng có thể trở thành các nhà nghiên cứu về kinh tế tại các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính sách kinh tế trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nếu bạn đủ khả năng và năng lực chuyên môn cùng với khả năng giảng dạy thì bạn hoàn toàn có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại trường mà bạn theo học ngành Kinh tế Chính trị. Hoặc các bạn cũng có thể làm việc tại các tòa soạn báo chuyên đưa các tin tức kinh tế và chính trị.

Việc làm giáo dục – đào tạo

3. Mức lương ngành Kinh tế Chính trị

Ngành Kinh tế Chính trị là ngành liên quan trực tiếp đến kinh tế và chính trị, là những vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia, chính vì thế mà cơ hội việc làm rất đa dạng. Hơn nữa, ngành này đòi hỏi ở bạn rất nhiều về kiến thức, kỹ năng… do đó sau khi tốt nghiệp các bạn có nhiều cơ hội vào làm việc tại các vị trí quản lý, các cấp lãnh đạo và có mức lương hấp dẫn cùng với chế độ đãi ngộ đáng mơ ước.

Ngành Kinh tế Nông nghiệp ra làm gì?

4. Những tố chất cần có khi học ngành Kinh tế Chính trị

Những người theo học ngành Kinh tế nhìn chung có nét tính cách thẳng thắn, năng động và nhiệt tình, thích mạo hiểm, thích tìm tòi khám phá và nghiên cứu các vấn đề kinh tế – xã hội. Họ luôn cần nêu cao tinh thần của người làm kinh tế, có tố chất đặc trưng của ngành để gắn bó và theo đuổi ngành lâu bền và luôn giữ vững được sự phát triển của bản thân cùng với cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Họ cần là người có ý thức và trách nhiệm rõ ràng đối với công việc của họ, nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với kinh tế. Làm kinh tế cần nêu cao tinh thần cộng đồng, có ý thực phục vụ con người trên nền tảng kinh tế. Kinh tế là ngành liên quan nhiều đến tiền, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân và những mối liên hệ quan trọng, do đó người theo ngành Kinh tế Chính trị cần phải khẳng định được đức tính cần – kiệm – liêm – chính để luôn giữ được đạo đức nghề nghiệp, không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Bên cạnh đó, người làm kinh tế tuy thẳng thắn nhưng cũng cần tiết chế cảm xúc, có sự tinh tế cũng như là hết sức nhạy bén đối với nền chính trị của đất nước, có sự độc lập và không ngừng sáng tạo trong công việc. Đồng thời, cần phải vững vàng đối với nền chính trị, có khả năng đàm phán, thuyết trình, giao tiếp tốt, luôn tự tin vào khả năng của bản thân, không tự mãn với những gì bản thân có được, có sự kiên trì và nhẫn nại, có thể chịu được áp lực công việc tốt. Một yếu tố quan trọng khác đó là bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian, có khả năng quản lý thời gian, công việc một cách hợp lý.

Việc làm ngân hàng

5. Kinh nghiệm tìm việc làm ngành Kinh tế Chính trị

Ngành Kinh tế là một ngành năng động, có sự chủ động về cách thức làm việc, được nhiều người lựa chọn với mức lương hấp dẫn. Ngành học này được đào tạo chuyên sâu và đã cung cấp cho xã hội những nhân tố đầy tài năng. Tuy nhiên, dù là một ngành có nhiều vai trò xã hội, nhiều cơ hội việc làm nhưng không phải ai cũng dễ dàng xin được việc.

Bởi ngành này ngoài kiến thức thì còn có những yêu cầu rất cao về các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để đương đầu với nhiều thử thách, áp lực trong công việc. Kinh nghiệm làm việc cũng là một trong những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước đặt ra để làm tiêu chí tuyển lọc nhân tài. Nhiều nơi chỉ ưu tiên tuyển dụng các nhân lực đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành kinh tế chính trị.

Để có thể trở thành một nhà kinh tế chính trị tài ba lỗi lạc, các bạn cần nâng cao khả năng tư duy sáng tạo ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động hoặc thực tập tại các cơ quan doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị.

Để dễ dàng ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào, cách thức tìm việc cũng rất quan trọng. Trong khi những thí sinh khác cùng học ngành kinh tế chính trị giống như bạn, nhưng họ lại được tuyển vào các vị trí quan trọng, cứ hễ có doanh nghiệp nào có nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan thì đều nhanh chóng tuyển được ứng viên, đó là vì các ứng viên khác biết được phương cách tìm việc hiệu quả. Nếu bạn không nhanh chóng tìm ra cách thì bạn sẽ luôn làm mất cơ hội việc làm cho chính bản thân mình.

Cách tìm việc hiệu quả nhất hiện nay chính là tìm việc làm trực tuyến tại các website tuyển dụng việc làm với tính năng cập nhật liên tục các tin tuyển dụng của các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển nhân viên. Hoặc các bạn có thể nhờ vào mối quan hệ của mình để tìm việc làm.

Việc làm

Như thế, ngành Kinh tế Chính trị là một trong những ngành hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm. Các bạn muốn tìm cho mình một công việc phù hợp thì có thể áp dụng nhiều cách tìm việc làm khác nhau, đồng thời hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và phát huy nhiều khả năng của bản thân.