Trong thời đại ngày nay, tin học đã trở thành một phần quan trọng. Hầu hết những thứ chúng ta làm đều có sự góp mặt của tin học. Một trong số đó, cách gõ tiếng việt có dấu chính là điều quan trọng nhất. Chúng ta muốn soạn thảo văn bản, làm powerpoint. Hay đơn giản là nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội. Thì việc gõ tiếng việt có dấu là điều vô cùng cần thiết. Gõ tiếng việt theo kiểu gõ Telex được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Lịch sử về kiểu gõ Telex
Đôi chút về lịch sử ra đời của kiểu gõ Telex. Telex (hay TELEX) là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu của tín hiệu điện tín tiếng Việt. Khi nhập văn bản vào máy tính từ bàn phím quốc tế. Cách gõ Telex còn gọi là “Quốc ngữ điện toán”. Có nguồn gốc từ quy ước thể hiện tiếng Việt trên văn bản gửi qua máy telex. Hay nói cách khác nó còn được gọi là máy điện tín. Nó được ra đời vào những năm 1920 đến 1930. Dịch vụ điện tín lúc đó hoạt động trên các máy móc và cơ sở hạ tầng chế tạo tại những nước không dùng tiếng Việt. Nó chỉ hoạt động với bảng chữ cái Latin cơ bản.
Giải pháp để đọc tiếng Việt trên bức điện tín chỉ chứa chữ Latin thông thường. Đó là dùng quy ước Telex. Nguyễn Văn Vĩnh là người đã nghĩ ra cách gõ này. Kiểu gõ Telex lần đầu được sử dụng trên laptop thông qua phần mềm có tên VietStar. Dần dần kiểu gõ Telex phát triển, và có mặt trên nhiều phần mềm như BKED, Vietkey, Unikey,…
Làm thế nào để sử dụng kiểu gõ Telex
Để có thể gõ được Tiếng Việt với kiểu gõ Telex thì máy tính của các bạn phải có 1 trong những phần mềm trên. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows từ 10 trở đi thì bàn phím tiếng Việt Telex và Number Key-based (VNI). Cũng đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Tuy nhiên để sử dụng được thì chúng ta cần thêm bàn phím tiếng Việt Telex và Number Key-based. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn Start (phím Windows) > Settings > Time & Language > Language từ menu điều hướng
Bước 2: Trên cửa sổ menu điều hướng, bạn chọn biểu tượng (+) với nhãn [Add a preferred language]
Nếu bạn không muốn thực hiện những bước này. Bạn có thể đến thẳng bước 4 nếu tiếng Việt đã được thêm vào từ trước
Bước 3: Gõ “Vietnamese” trên hộp tìm kiếm và chọn Tiếng Việt.
Bước 4: Nhấn phím Next và cài đặt tiếng Việt trên thiết bị của bạn.
Bước 5: Quay trở lại trang Language.
Bước 6: Nhấn vào Tiếng Việt, rồi chọn Options.
Bước 7: Lúc này bạn sẽ được đưa đến trang Language options: Vietnamese.
Còn với những thiết bị thông minh khác, hệ điều hành đã tích hợp kiểu gõ Telex và VNI trên thiết bị. Chính vì vậy các bạn không cần quá lo lắng về việc cài đặt nữa nhé.
>> Xem thêm: C++ là gì? Các kiểu dữ liệu C++ gồm 5 kiểu gì bạn có biết?
Quy tắc gõ tiếng việt có dấu kiểu gõ Telex
Telex là kiểu gõ lặp (gõ hai lần cùng một phím aa, oo, …) và sử dụng các chữ cái không có trong bảng chữ cái tiếng Việt (như W, Z).
- Cách đặt dấu trong kiểu gõ Telex như sau: chữ “s”= dấu sắc, chữ “f”= dấu huyền, chữ “r”= dấu hỏi, chữ “x”= dấu ngã, chữ “j”= dấu nặng, chữ “W” khi thêm vào các chữ như “a, o, u” sẽ cho ra Dấu trăng trong chữ “ă”, dấu móc trong các chữ “ư, ơ”. Chữ “w” đơn lẻ tự động chuyển thành chữ ư. Khi ta đánh đúp chữ “aa, ee, oo…”sẽ cho dấu mũ như “â, ê, ô”, đánh đúp chữ “dd” ta sẽ được chữ “đ”. Ngoài ra, với kiểu gõ Telex, chúng ta cũng có thể sử dụng các phím “]” hoặc “[“ để gõ nhanh chữ “ơ” hoặc “ư”.
- Trong kiểu gõ Telex, nếu gõ sai dấu và chưa di chuyển chuột sang vị trí mới, có thể sửa nhanh bằng cách gõ đè dấu mới lên ví dụ: chữ “Đức”. Nhưng gõ nhầm “Đừc”, có thể gõ thêm từ “s” thành “Dduwcs” để trả về từ đúng là “Đức”. Khi muốn xoá dấu của từ, chẳng hạn như muốn gõ từ “đi” nhưng lại gõ nhầm “đị”, chúng ta có thể ấn phím “z” để xoá dấu đã đặt
- Với kiểu gõ Telex, các bạn nên đặt dấu của từ ở cuối cùng để bộ gõ này tự động thêm nó vào vị trí đúng trong ngôn ngữ tiếng Việt .Ví dụ: từ “đỏ”, nên gõ là “ddor”, “nhiều” = “nhieeuf”.
>> Khám phá thêm: Hàm xóa ký tự trong excel thường dùng là những loại nào?
Kiểu gõ này có thông dụng trong cuộc sống hay không?
Dù có rất nhiều cách gõ Tiếng Việt, nhưng kiểu gõ Telex lại là kiểu gõ thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Kiểu gõ Telex rất đơn giản và dễ nhớ, giúp chúng ta thuận tiện trong việc gõ văn bản trên các thiết bị thông minh. Ta cũng có thể thấy sự vượt trội của kiểu gõ này, khi mà các bộ gõ Tiếng Việt đều sử dụng Telex là kiểu gõ mặc định. Kiểu gõ này giúp người dùng thao tác tiếng Việt nhanh hơn bằng 10 ngón. Tận dụng tối đa việc kiểm soát bàn phím. Dân văn phòng hay phải soạn thảo văn bản tiếng Việt thì nên dùng Telex.
Trong 4 kiểu gõ Unikey thì kiểu gõ Telex là có thể áp dụng gõ văn bản nhanh nhất, nhanh hơn cả VNI. Thêm nữa, Telex lại phù hợp hơn với các thiết bị như smartphone, tablet dùng phím ảo. Tuy nhiều ưu điểm, nhưng học gõ Telex lại lâu. Những người thường xuyên gõ văn bản song ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp với tiếng Việt thì dễ bỏ dấu sai, khá phiền phức. Ví dụ:
– Soạn thảo cùng lúc văn bản song ngữ vì nhiều ký tự gần nhau sẽ tạo dấu, như “of” thành “ò”, hay “os” thành “ó”.
– Cách nhớ quy tắc bỏ dấu khá khó, nếu không quen sẽ hơi vất vả.
Với sự phát triển về những phần mềm hỗ trợ, trong việc gõ văn bản trong máy tính. Một số quy ước được thêm hỗ trợ việc nhập liệu thuận tiện hơn.
Lời kết
Có thể nói, quy tắc gõ Telex đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết trên đây. Đây là điều mà ai trong số chúng ta nên biết và sử dụng trong cuộc sống. Gõ tiếng việt đã trở thành điều thông dụng hằng ngày. Sau khi đọc bài viết trên, chúng tôi mong rằng các bạn hiểu rõ hơn về kiểu gõ Telex, và lịch sử ra đời của cách gõ này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi. Có rất nhiều bài viết được đăng tải trên trang chủ, các bạn hãy đón đọc nhé!
Tham khảo thêm: Cách fake IP trên máy tính có kho làm hay không
Tìm Hiểu Teky Học Viện Công Nghệ Trẻ Hàng Đầu Việt Nam
TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.
Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).
Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:
- Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
- Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
- Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
- Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.
Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.
Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:
- Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
- Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
- Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
- Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
- Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
Website https://teky.edu.vn | Email: [email protected] |
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!