Câu hỏi:
Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử?
A. CaCl2
B. NH4Cl
C. AlCl3
D. HCl
Đáp án đúng B.
Chất chứa ion đa nguyên tử là NH4Cl, một ion đa nguyên tử, còn gọi là ion phân tử, là một nhóm hai nguyên tử hoặc phức chất (không nhất thiết khác nhau) trở lên liên kết cộng hóa trị với nhau, có thể được coi là một đơn vị duy nhất và có điện tích khác không, tức nó không trung hòa về điện.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
Ion đa nguyên tử là NH4+
– Sự tạo thành ion: Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
– Một ion đa nguyên tử, còn gọi là ion phân tử, là một nhóm hai nguyên tử hoặc phức chất (không nhất thiết khác nhau) trở lên liên kết cộng hóa trị với nhau, có thể được coi là một đơn vị duy nhất và có điện tích khác không, tức nó không trung hòa về điện.
– Trong quá khứ, một số người gọi một ion đa nguyên tử là gốc tự do, trong thuật ngữ hiện đại, từ gốc dùng để chỉ các gốc tự do khác nhau, là những nguyên tử, phân tử hoặc ion có electron độc thân mà không nhất thiết mang điện.
– Một ví dụ đơn giản của ion đa nguyên tử là ion hydroxide, chứa một nguyên tử oxi và một nguyên tử hydro, với điện tích là −1, với công thức hóa học là OH− – Một ví dụ về ion dương là ion amoni gồm một nguyên tử nitơ và bốn nguyên tử hydro, với điện tích là +1 và công thức hóa học là NH4+
– Ion đa nguyên tử thường được xét trong hóa học axit-base và sự hình thành muối. Thông thường, một ion đa nguyên tử có thể được coi là một axit hay base liên hợp của một phân tử. Ví dụ, base liên hợp của axit sulfuric (H2SO4) là anion đa nguyên tử hydro sunfat, loại bỏ đi một ion hydro cho ta anion sunfat.
– Có hai quy tắc có thể dùng để nhớ tên gọi của các anion đa nguyên tử. Đầu tiên, khi tiền tố bi- được đặt trước tên, một nguyên tử hydro được thêm vào công thức ion và điện tích của nó tăng lên 1. Một cách khác là sử dụng từ hydro trong tên gọi: anion HCO−3, tạo từ H+ và CO2− 3, có thể được gọi là bicacbonat hoặc hydrocacbonat.
– Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là ion dương hay cation.
– Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm ee của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là ion âm hay anion.
– Tính chất chung của hợp chất ion:
+ Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn.
+ Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
+ Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.
+ Khi nóng chảy, khi hòa tan trong nước, chúng tạo thành dung dịch dẫn điện, ở trạng thái rắn, tinh thể ion không dẫn điện.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!