Tổng hợp hút mũi trẻ em có ảnh hưởng gì không [Đầy Đủ Nhất 2023]

Thời tiết thay đổi dễ dẫn tới các vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ, nhiều bậc cha mẹ thường tìm mua những loại dụng cụ hút mũi cho bé nhưng còn băn khoăn về cách dùng sao cho an toàn và hiệu quả. Vậy hút mũi cho bé có hại không và có nên hút mũi thường xuyên hay không? Cùng AVAKids tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1Khi nào cần hút mũi cho bé?

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì việc tự hỉ mũi hoặc nhổ đờm sẽ khá khó khăn với bé nếu không được ba mẹ hỗ trợ hoặc hướng dẫn từ trước. Do đó, ba mẹ vẫn nên sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để hút chất nhầy trong khoang mũi của bé ra ngoài khi cần.
  • Chất dịch, đờm tích tụ nhiều và quá lâu trong mũi sẽ khiến bé khó khăn khi hít thở cũng như gây ra tình trạng suy hô hấp ở bé. Vì vậy, việc hút đờm trong mũi thực sự cần thiết giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
  • Trong một số trường hợp, chỉ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ mới được tiến hành hút chất nhầy và đờm trong khoang mũi của bé.

Những bé dưới 2 tuổi chưa có khả năng tự hĩ mũi nên cần có sự hỗ trợ từ người lớn

2Hút mũi cho bé có hại không?

Không thể phủ nhận rằng hút mũi giúp cho hệ hô hấp của bé được thông thoáng hơn, song trong không ít trường hợp, việc hút mũi quá nhiều và sai cách có thể gây ra một số tác hại như:

  • Trong một ngày nếu mẹ hút mũi cho trẻ quá nhiều sẽ khiến cho niêm mạc mũi của trẻ dễ bị chà xát dẫn đến tổn thương.
  • Nếu hút mũi nhiều lần với lực hút mạnh sẽ làm cho khoang mũi khô từ đó dễ khiến bé bị chảy máu mũi, đồng thời làm mất đi phần lông mũi có tác dụng trong việc cản những bụi bẩn từ bên ngoài khi bé hít thở.
  • Không những thế, khi mẹ mua nhầm các loại dụng cụ hút mũi kém chất lượng, các loại sản phẩm có đầu hút quá to để hút mũi cho trẻ cũng sẽ khiến cho quá trình hút mũi diễn ra không được thuận lợi, vô tình làm tâm lý trẻ bị ảnh hưởng.
  • Thông thường, các vị phụ huynh không biết rõ về tác hại của việc hút mũi quá nhiều sẽ gây ra tổn thương và viêm nhiễm cho con nên vẫn duy trì việc này trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ con bị viêm xoang, rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sau này.

Máy hút mũi mang đến nhiều lợi ích song cũng không ít những tác hại

3Có nên hút mũi thường xuyên cho bé hay không?

Phần lớn các bác sĩ khuyên rằng tần suất hút mũi chỉ nên khoảng từ 2 – 3 lần/ngày cho trẻ, bởi nếu lạm dụng nhiều sẽ tạo ra nhiều tổn thương cho niêm mạc mũi. Hoặc trường hợp vệ sinh mũi sai cách cũng dẫn đến việc trẻ bị các vấn đề về họng hoặc viêm tai, ứ dịch nặng hoặc thậm chí là bị điếc.

Chỉ nên hút mũi cho bé khoảng từ 2 – 3 lần/ngày cho trẻ

4Cần chuẩn bị gì khi hút mũi cho con?

4.1. Dụng cụ hút mũi

Hiện nay có 2 loại dụng cụ hút mũi phổ biến trên thị trường là dụng cụ thủ công và dụng cụ chạy bằng điện.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, ba mẹ có thể cân nhắc tìm mua loại sản phẩm phù hợp, nhưng nhìn chung cần đáp ứng được vài yếu tố như: nên chọn loại có đầu hút làm từ chất liệu mềm như silicone và các bộ phận khác cũng phải được làm bằng nhựa cao cấp, tuyệt đối không chứa BPA. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, tối giản, dễ thao tác và dễ tháo lắp để vệ sinh.

Khi bé chưa quen dùng máy hút mũi thì ba mẹ cần tránh mua sản phẩm có đầu ống hút vát ngọn để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình thực hiện!

Dụng cụ hút mũi Moaz BéBé MB-010

4.2. Khăn sữa, khăn sơ sinh

Khăn sữa hay khăn sơ sinh là vật dụng rất cần thiết để vệ sinh mũi cho bé sau khi hút dịch nhầy. Mẹ nên chọn các loại khăn mềm được làm từ sợi cotton, sợi bông để khi lau không làm da bé bị xước, mũi không bị tổn thương.

5 khăn sữa cotton Dobby Lullaby NH637P 4 lớp 30×30 cm – Màu trắng hà mã

4.3. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch có tính khử khuẩn, có thể dùng nhỏ mũi để làm mềm các chất dịch, đờm nhầy đã bị đóng mảng trong khoang mũi của trẻ, hỗ trợ quá trình hút mũi thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Xịt mũi vệ sinh mũi Fysoline isotonic spray 100 ml (hộp chứa một bình xịt 100 ml)

5Cách hút mũi an toàn, hiệu quả

5.1 Làm ẩm mũi của bé nếu cần thiết

Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm xuống, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé đồng thời nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào mũi. Tiếp đến hãy đợi từ 30 đến 60 giây cho dịch nhầy ướt và lỏng, để khi hút được dễ dàng hơn. Đừng để quá lâu vì dịch mũi sẽ bị khô, sẽ bám vào khoang mũi khiến bé đau.

Đợi từ 30 đến 60 giây cho dịch nhầy ướt và lỏng, để khi hút được dễ dàng hơn

5.2 Dùng các dụng cụ hỗ trợ để hút mũi

Mẹ đặt bé lên gối rồi dùng dụng cụ để hút mũi cho bé, tuy nhiên nên đảm bảo những dụng cụ này phải được khử trùng và làm sạch trước khi sử dụng. Cần thực hiện quá trình này thật cẩn thận, vì mũi của em bé rất dễ bị đau bởi những tác động mạnh. Khi đã hút hết một bên, mẹ phải bóp mạnh để vắt hết chất lỏng trong ống, sau đó làm sạch đầu ống bằng khăn giấy hoặc nước sạch.

Một vài bé sẽ có thể có biểu hiện nôn ói do chất nhầy và nước muối sinh lý chảy xuống cổ họng trong những lần đầu. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ biến mất khi bé quen dần. Mẹ có thể thực hiện lại thao tác trên sau khoảng 5 – 10 phút nếu thấy bé vẫn bị nghẹt mũi.

Dụng cụ hút mũi KuKu KU5373A dạng bóp

5.3 Vệ sinh mũi của bé và dụng cụ sau khi hút

Khi hút mũi xong mẹ cần rửa dụng cụ bằng xà phòng, thụt rửa kỹ bằng nước ấm nhiều lần. Có thể ngâm sản phẩm trong nước muối để sát khuẩn kỹ càng hơn. Cuối cùng là hãy tiệt trùng phần vòi hút và ống đựng dịch nhầy qua nước sôi để diệt khuẩn, sau đó bảo quản nơi thoáng mát sạch sẽ và khô ráo.

Khi hút mũi xong mẹ cần rửa dụng cụ bằng xà phòng, chà kỹ bằng nước ấm nhiều lần

6Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ tại nhà

  • Tuyệt đối không nên tự ý mua hoặc sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ nếu không được bác sĩ kê đơn.
  • Ba mẹ đừng nên hút dịch nhầy hoặc hút đờm của trẻ bằng miệng, bởi vì điều đó sẽ vô tình lây vi khuẩn cho bé.
  • Trước và sau khi hút các chất nhầy, mẹ cần phải dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh và đảm bảo tất cả dụng cụ hút lấy đờm được sạch sẽ.
  • Đặc biệt chú ý những thao tác hút chất nhầy hay đờm cần phải nhẹ nhàng. Tránh làm xây xát hay tổn thương bên trong vùng niêm mạc cánh mũi vì sẽ dẫn đến trầy hoặc thậm chí là chảy máu mũi.
  • Khi nhận thấy dịch nhầy quá nhiều, ba mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị. Vì có thể bé mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… và cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị.
  • Nếu được hãy bổ sung thêm những vitamin và khoáng chất hỗ trợ cải thiện hô hấp cho bé nhé!

Một vài lưu ý khi hút mũi cho bé

Qua bài viết trên, hy vọng các ba mẹ đã lưu thêm một cách chăm sóc cho bé yêu của mình. Hút mũi không có hại, tuy nhiên cha mẹ cần biết cách lựa chọn và sử dụng hợp lý các dụng cụ hút mũi, tránh lạm dụng khiến mũi bé bị tổn thương. Nếu còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900.866.874 hoặc website avakids.com để được tư vấn nhé!