- Hệ thống website tin tức xã hội, chỉ số thị trường, phát minh công nghệ,… trên khắp thế giới được cập nhật và lan truyền, chỉ trong tích tắc có thể hiển thị ngay trên thiết bị trong lòng bàn tay ta.
- Ứng dụng tin nhắn chúc mừng sinh nhật được tự động gửi đến sớm mai, lúc ta chưa kịp nhớ ra hôm nay là ngày quan trọng thế nào.
- Ứng dụng trên những dây chuyền sản phẩm tự động lắp ráp, đóng gói chính xác đến từng milimet chỉ với những phím nhấn từ anh kỹ sư điều khiển quy trình.
- Những ứng dụng quản lý mà chỉ cần vài cú click chuột, phím nhấn là chị bán hàng siêu thị, cô giao dịch viên ngân hàng, cô thủ kho,… có thể xong một tác vụ mà trước đây cần cả buổi để thực hiện.
- Những xử lý báo cáo tổng hợp số liệu mà ban giám đốc dù đang ở đâu cũng có thể biết được tình hình kinh doanh trên toàn hệ thống chỉ “trong vòng 3 nốt nhạc”.
- Những chương trình học trực tuyến ghi nhớ lộ trình học, nhắc nhở chúng ta làm bài tập, khen tặng khi chúng ta nỗ lực để việc học tập được liên tục cho đến khi chúng ta đến đích.
- Những ứng dụng trò chơi đấu trí, đánh cờ, đố vui, nấu ăn, tập thể thao, theo dõi sức khỏe, đánh trận giả hay gần đây nhất là trò chơi Pokemon – thực tế ảo làm cho người chơi phát hiện ra rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống.
Và còn nhiều nhiều nữa…
Học lập trình để làm gì ?
- Lập trình di động: Nếu bạn muốn gia nhập vào “nền kinh tế trên di động” với khoảng 2 tỷ người dùng điện thoại thông minh và gần 6 triệu đủ loại ứng dụng di động từ game giải trí đến tiện ích, tin tức, kinh doanh, sức khỏe, học hành…
- Lập trình web: Internet gắn liền với website và bạn muốn tham gia phát triển các hệ thống website kinh doanh online, bán hàng trực tuyến, giới thiệu doanh nghiệp, mạng xã hội,…. Hay bạn muốn làm chủ website thương hiệu cá nhân của mình, mang dấu ấn của riêng mình để có nhiều cơ hội phát triển và thành công hơn.
- Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin: Gắn liền với các hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp là các phần mềm quản lý như: kế toán, nhân sự, bán hàng, quản lý kho… hay là hệ thống giải pháp phần mềm quản lý tổng thể như phần mềm ERP, CRM, quản lý bệnh viện, quản lý trường học,…Đó chính là “sân chơi” của các các chuyên viên hệ thống thông tin với nhiều vai trò khác nhau như: quản lý dự án, phân tích, lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu,… Đây cũng là cơ hội dành cho các bạn đã có kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực khác khi có thêm kiến thức về cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm,…
- Kiểm thử phần mềm: Phần mềm cũng như con người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác có liên quan như các lớp thư viện hệ thống,hệ điều hành, phần cứng máy tính, tốc độ đường truyền, …Và một phần mềm chất lượng là phần mềm chạy chính xác và ổn định trên nhiều kịch bản thực tế khác nhau nên rất cần những chuyên viên kiểm thử phần mềm để thực hiện công việc đó.
- Chuyên gia Big Data: Công việc của bạn là thực hiện các xử lý trên tập dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống không thể đáp ứng được. Đây là lĩnh vực cũng đang rất “hút” nhân sự khi dữ liệu lưu trữ ngày càng lớn.
- Machine Learning: Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning là một phần trong đó. Giờ đây bạn có thể lập trình để máy có thể học rồi “hô biến” ảnh đen trắng thành ảnh màu, đọc hiểu ảnh, dịch tự động, viết truyện, viết quảng cáo… (xem thêm các tiện ích của Machine Learning tại đây)
- Lập trình IOT: Lúc này bạn sẽ lập trình trên các thiết bị, các vi mạch,… và điều khiển, kết nối chúng lại với nhau. Đây là xu hướng dự báo trong tương lai với sự xuất hiện của ngôi nhà “thông minh”, trang trại “thông minh”, bệnh viện “thông minh”,…
- Hay đơn giản hơn, bạn có thể muốn học lập trình để tự xây dựng các tiện ích hỗ trợ cho công việc, cuộc sống của mình, hay bạn muốn có kiến thức để dễ dàng cập nhật công nghệ cũng như sử dụng hiệu quả hơn các phần mềm đang dần “bước” vào cuộc sống của bạn.
Tham khảo lịch khai giảng các lớp Data Science Certificate (1 năm), Data Science for Marketing Certificate (4 tháng), Machine Learning Certificate (8 tháng) khai giảng 09/2020
Học lập trình – Bạn sẽ bắt đầu với ngôn ngữ nào ?
Bạn có thể thấy Python là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Phải chăng là do xu hướng của Python trong tương lai với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo giới chuyên môn thì Python được đánh giá nổi trội hơn hẳn so với các ngôn ngữ lập trình khác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, máy học, phân tích dữ liệu,… do được hỗ trợ rất nhiều thư viện trong cách lĩnh vực này.
Java nằm trong Top 3 ngôn ngữ lập trình phổ biến. Java có thể làm được ứng dụng Web, ứng dụng Mobile và các ứng dụng quản lý doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng của Java hiện nay khá cao, đặc biệt khi Java là ngôn ngữ chính để phát triển các ứng dụng Android. Tuy nhiên, Java là ngôn ngữ có thể xem là khá khó, bạn nên cân nhắc nếu mình chọn bắt đầu với Java thì phải chấp nhận vượt qua thử thách.
C và C++ là ngôn ngữ lập trình hiện đang được chọn giảng dạy trong các chương trình cho sinh viên CNTT từ những năm đầu tiên với các môn như Nhập môn Lập trình, Kỹ thuật Lập trình, Thuật giải và Cấu trúc dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng,… Đây là những ngôn ngữ khá cơ bản, giúp bạn dễ nắm bắt được những nguyên lý của lập trình và hiểu được cách hoạt động của máy tính như thế nào. Khá nhiều ngôn ngữ lập trình khác có nhiều khái niệm tương tự như C và C++, nên khi đã hiểu rõ C và C++ bạn có thể dễ dàng chuyển sang ngôn ngữ khác.
>>> Tham khảo khóa học Lập trình C căn bản khai giảng 09/2020 tại Trung Tâm Tin Học
Học Lập trình, bạn cần kiên nhẫn – từng bước, từng bước một…
Học lập trình – Rất cần thực hành
Học lập trình – Bạn phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!