Gợi ý học chính trị học ra làm gì [Hot Nhất 2023]

Ngành chính trị học ra làm gì?

1. Ngành chính trị học là gì?

Chính trị (Politics) chỉ một hoạt động quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, giai cấp về vấn đề giành, giữ và tổ chức quyền lực Nhà nước. Chính trị còn là hoạt động của quần chúng nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước, xã hội mang tính chính trị thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị thực hiện các chính sách, đường lối, mục tiêu nhằm thỏa mãn lợi ích.

Ngành chính trị học (khoa học chính trị) là khoa học xã hội nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính trị như phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, các chính sách ngoại giao, luật và các chính sách xã hội…

Ngành chính trị học đào tạo ra các cử nhân ngành Chính trị học nắm vững các kiến thức về đường lối cách mạng của ĐCSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin từ đó vận dụng các kiến thức lý luận, phương pháp, kỹ năng của ngành Chính trị học đến đời sống xã hội có đạo đức lối sống lành mạnh, tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Chương trình giảng dạy ngành Chính trị học

Mỗi trường đại học có những chương trình giảng dạy khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể. Bạn có thể tham khảo chương trình học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn dưới đây:

Khối kiến thức chung

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1,2 và tư tưởng HCM

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Tin học cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Nga cơ sở 1

Tiếng Pháp cơ sở 1

Tiếng Trung cơ sở 1

Ngoại ngữ cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 2

Tiếng Nga cơ sở 2

Tiếng Pháp cơ sở 2

Tiếng Trung cơ sở 2

Ngoại ngữ cơ sở 3

Tiếng Anh cơ sở 3

Tiếng Nga cơ sở 3

Tiếng Pháp cơ sở 3

Tiếng Trung cơ sở 3

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Kỹ năng bổ trợ

Khối kiến thức theo lĩnh vực

Các môn bắt buộc:

Các phương pháp nghiên cứu KH

Nhà nước và pháp luật đại cương

Lịch sử văn minh thế giới

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Xã hội học đại cương

Tâm lý học đại cương

Logic học đại cương

Các môn tự chọn:

Kinh tế học đại cương

Môi trường và phát triển

Thống kê cho khoa học xã hội

Thực hành văn bản tiếng việt

Nhập môn năng lực thông tin

Khối kiến thức theo chuyên ngành

Các môn bắt buộc:

Chính trị học đại cương

Tôn giáo học đại cương

Thể chế chính trị thế giới

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

Các môn tự chọn:

Lịch sử Việt Nam đại cương

Lịch sử triết học đại cương

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCNVN

Phương pháp sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam

Nhân học đại cương

Báo chí truyền thông đại cương

Khối kiến thức theo nhóm ngành

Các môn bắt buộc:

Chính trị và chính sách

Chính sách công của Việt Nam

Chính trị học phát triển

Các môn tự chọn:

Hành chính học đại cương

Khoa học tổ chức

Dư luận xã hội

Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin

Khối kiến thức ngành

Các môn bắt buộc:

Lịch sử học thuyết chính trị

Phương pháp nghiên cứu chính trị học

Quyền lực chính trị

Đảng chính trị

Hệ thống chính trị Việt Nam

Văn hóa chính trị Việt Nam

Nhập môn chính trị quốc tế

Nhập môn Hồ Chí Minh học

Chính trị học so sánh

Chính trị và truyền thông

Phương pháp viết bài luận và thuyết minh chính trị

Thực hành văn bản chính trị

Các môn tự chọn chuyên ngành lý thuyết chính trị

Thực tập chuyên môn

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và HCM về chính trị

Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

Các môn tự chọn chuyên ngành chính trị Việt Nam

Thực tập chuyên môn

Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên CNXH

Nhà nước pháp quyền XHCNVN

Chính sách đối ngoại của VN

Các môn tự chọn chuyên ngành chính trị quốc tế

Thực tập chuyên môn

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

Quan hệ chính trị quốc tế

Kinh tế chính trị quốc tế

Các môn tự chọn chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Thực tập chuyên môn

Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam

Thực tập khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Chính trị học – những vấn đề cơ bản

Chính trị Việt Nam – những vấn đề cơ bản

Chương trình giảng dạy ngành Chính trị học

3. Các trường đào tạo ngành Chính trị học

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Nội vụ
  • Đại học KHXH và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Sư Phạm Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Vinh

Khu vực miền Nam:

  • Học viện cán bộ TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Thủ Dầu Một

4. Các nhóm tổ hợp môn xét tuyển ngành Chính trị học

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng NgaCác nhóm tổ hợp môn xét tuyển ngành Chính trị học

5. Ngành chính trị học ra làm gì?

Trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Chính trị học.

Công tác tại các cơ quan về lý luận chính trị, thực hiện nghiên cứu, tham mưu, tư vấn về các chính sách hoạch định đường lối, quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Làm phóng viên, biên tập viên cho các toàn soạn, đài truyền hình về thời sự, tin tức từ địa phương đến trung ương.

Nhân viên hành chính thực hiện công tác chính trị tại các cơ quan, đơn vị nhà nước từ cấp phường, xã đến tỉnh, thành phố.

6. Những tố chất cần có để học ngành Chính trị

Ngành chính trị cũng như các ngành học khác đều đòi hỏi người học có những phẩm chất và kỹ năng như:

  • Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, tôn trọng tuân thủ các nguyên tắc một cách nghiêm túc.
  • Luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng vì cộng đồng, luôn biết giúp đỡ, sẻ chia.
  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với con đường Đảng đã lựa chọn. Am hiểu, nhạy bén với các vấn đề chính trị.
  • Có tư duy độc lập, tự chủ, tự giác và phát huy tính sáng tạo.
  • Khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông tự tin, có sức thuyết phục, lưu loát.
  • Luôn biết tạo cơ hội để học tập, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề.
  • Có trách nhiệm cao trong các nhiệm vụ, công việc được giao phó. Ý thức kỷ luật tốt, tôn trọng ý kiến cá nhân và sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chung của tổ chức, nhà nước.

Chính trị học là ngành học đòi hỏi người học có tính đào sâu suy nghĩ, nghiêm túc nghiên cứu các vấn đề. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có những cơ hội việc làm tốt để phát huy bản thân. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về ngành Chính trị học.