Hoa cẩm chướng (hoa phăng) là loài hoa rất quen thuộc. Nhưng bạn đã biết hết đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc hoa cẩm chướng nở đẹp nhất?
Hoa cẩm chướng là loài hoa thường xuất hiện trong mỗi dịp Tết vì có vẻ đẹp và những đặc điểm phù hợp với không khí vui tươi, tràn ngập sắc xuân. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu mọi thứ về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc hoa cẩm chướng để hoa nở đẹp nhất nha.
1 Hoa cẩm chướng (hoa phăng) là gì?
Hoa cẩm chướng còn được biết với các tên khác như hoa phăng, hoa hương thạch trúc, hoa tiễn nhung, hoa xạ hương trúc thạch, đại hoa thạch trúc, sư đầu thạch trúc,… Đây là loài thực vật họ Cẩm Chướng, phân bố chủ yếu ở châu u, Phúc Kiến, Hồ Bắc hoặc một số nơi đại lục Trung Quốc.
Hoa cẩm chướng khoe sắc dưới nắng
Loài hoa này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, phổ biến nhất trên thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Hoa cẩm chướng có nhiều giống và giống lai nhưng thường chia 2 loại chính là cẩm chướng đơn và cẩm chướng kép với màu sắc phong phú, hoa nở gần như thường xuyên khi trồng ở nhà kính.
Cây hoa cẩm chướng hay hoa phăng là dạng thân thảo, cao tới 80cm. Lá cây màu xanh xám nhạt đến xanh lục, thon và độ dài khoảng 15cm. Cây hoa thường mọc riêng rẽ hoặc mọc thành cụm, mùi thơm ngọt ngào dễ chịu. Những bông hoa lưỡng tính có mùi thơm, cánh hoa đối xứng xuyên tâm, lá hình trứng, viền sắc nhọn và có gai.
2 Đặc điểm của các loại hoa cẩm chướng
Một sự thật là hoa cẩm chướng ban đầu chỉ có màu hồng sáng. Tuy nhiên sau này vì nhu cầu chơi hoa và khoa học kỹ thuật cũng phát triển mà người ta đã lai tạo các giống cẩm chướng khác nhau như hoa đỏ, vàng, trắng thậm chí là xanh dương hay xanh lục,… hoặc cả những biến thể sọc màu độc đáo.
Rất nhiều sắc màu của hoa cẩm chướng (hoa phăng)
Mùa hoa phăng từ tháng 5 tới tháng 10. Hoa cẩm chướng có tới 300 loài và 1000 loài biến chủng. Người ta thường dựa vào độ lớn hoa để phân loại. Cẩm chướng là loài hoa ưa ánh sáng, nên muốn cây sinh trưởng tốt thì nên để cây hoa ở môi trường nhiều ánh sáng. Cẩm chướng cũng ưa những nơi mát mẻ, không chịu được nhiệt, nhiệt độ phù hợp khoảng 12-20 độ C. Loài hoa có màu khác nhau thì đòi hỏi nhiệt độ cũng khác nhau nhé.
Ở Việt Nam hiện nay có một số loại cẩm chướng sau:
Loại cẩm chướng vườn: Đây là loài đa niên, sống lâu năm, có 2 loại là cẩm chướng ven bồn và cẩm chướng tiệm hoa.
Cẩm chướng ven bồn mọc thành bụi, cây cao khoảng 30-35cm, hoa rộng 3-5cm và mọc nhiều cỏ bụi.
Cẩm chướng tiệm hoa thường trồng ở nhà kính hoặc ngoài vườn, ưa khí hậu mát mẻ. Chúng mọc cao tầm 1m hoặc hơn, hoa thơm với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, cam, tím, vàng,…
Loài chén hồng – Rose bowl đa niên: Lá cây hẹp, màu xanh lục xám. Hoa rất thơm và có màu hồng phấn với độ rộng khoảng 2.5cm và chiều cao 15cm. Hoa nở quanh năm.
Các loại hoa cẩm chướng
Loài hồng đá – Rock pink, Dianthus pavonius (D.neglectus): Đây là loại cẩm chướng vườn đá nhỏ nhất. Có sức sống mãnh liệt và trường cửu, trồng trong vườn đẹp hơn. Lá hẹp và có màu xanh lục mọc thành cụm. Hoa màu đỏ thắm và rộng khoảng 2-3cm.
Loài Sweet William, D.barbatus: Thân cây cứng cáp, độ cao khoảng 2-25cm. Lá màu xanh lợt hoặc xanh đậm. Hoa mọc từng chùm, mùi thơm nhẹ và có màu đỏ, trắng, tím,… Đặc biệt, giống hoa này trồng vào đầu xuân và sẽ ra hoa vào mùa hè.
3 Sự tích hoa cẩm chướng
Hoa cẩm chướng có hẳn 1 câu chuyện về sự ra đời của mình.
Chuyện kể rằng có người thiếu nữ Margherita đã tặng một bông hoa màu trắng cho người yêu của mình là hiệp sĩ Orlando trước khi lên đường ra chiến trận. Orlando đã luôn đem nó bên mình, bất kể lúc chiến đấu. Nhưng sau đó chàng bị thương nặng và máu của chàng sau đó chảy ra, thấm vào giữa bông hoa này.
Cánh hoa màu đỏ ở giữa như màu máu Orlando
Bông hoa sau đó đã được cầm về và trao lại cho Margherita đang đau khổ vì sự ra đi của người yêu. Nàng đã trồng nó thành một vườn hoa đẹp tuyệt trần. Nhưng điều đặc biệt là những bông hoa từ đây nở lên có một khoảng màu đỏ ở giữa, như màu máu của Orlando đã hi sinh. Margherita sau đó không lấy chồng mà ở vậy tới cuối đời để giữ trọn tình yêu thủy chung đã trao cho Orlando.
Từ đó để nhớ về mối tình đẹp đẽ và cao cả này, người ta gọi những bông hoa đó là cẩm chướng, để nhắc nhớ về nàng công chúa xinh đẹp chung thủy chờ người yêu và mối tình của nàng.
4 Ý nghĩa hoa cẩm chướng theo từng màu
Cẩm chướng có nhiều màu, và mỗi màu lại đại diện cho một ý nghĩa riêng biệt, độc đáo riêng.
Hoa cẩm chướng có sọc vằn: Là sự từ chối, không đón nhận tình cảm của đối phương
Hoa cẩm chướng sọc vằn
Hoa cẩm chướng hồng: Ý nghĩa của tình yêu thủy chung, vĩnh cửu, là biểu tượng của lòng vị tha, sự bao dung của người mẹ dành cho các con
Hoa cẩm chướng hồng xinh xắn
Hoa cẩm chướng đỏ: Thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng thành kính
Hoa cẩm chướng đỏ
Hoa cẩm chướng đỏ thẫm: Lại mang ý nghĩa sự đau khổ, dằn vặt trong tình yêu
Hoa cẩm chướng đỏ thẫm
Hoa cẩm chướng vàng: Thể hiện sự thất vọng, hối hận hoặc sự khinh thường
Hoa cẩm chướng vàng
Hoa cẩm chướng tím: Đây là những điều khó chiều, như một người con gái “sáng nắng chiều mưa”
Hoa cẩm chướng tím mộng mơ
Hoa cẩm chướng trắng: Biểu tượng của sự ngây thơ, trong sáng, ngọt ngào, đáng yêu. Loài hoa này cũng mang tới may mắn và tình yêu thuần khiết cho người phụ nữ
Hoa cẩm chướng trắng tinh khôi
5 Cách chăm sóc hoa cẩm chướng nở đẹp
Để hoa cẩm chướng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cho hoa thơm và đẹp, bạn cần lưu ý một số điều khi chăm sóc hoa như sau:
Hoa cẩm chướng sẽ mọc chồi ở nhiệt độ khoảng 18 độ C. Khi thời tiết quá lạnh bạn nên để cây dưới mái hiên để cây vẫn tiếp xúc ánh sáng vì cẩm chướng là loài ưa ánh sáng.
Cẩm chướng không chịu được ngập úng nên khi tưới cây, bạn hãy để bề mặt đất trồng khô ráo tự nhiên rồi mới được tưới thêm nước. Cây mới trồng chỉ cần tưới 3 lần/ngày để mau nảy mầm. Những ngày tiếp theo bạn tưới 2 lần/ngày và cố gắng giữ đất ẩm ướt là được.
Chăm sóc hoa cẩm chướng trong nhà kính
Khi cây ra nụ thì bạn bón phân NPK theo tỷ lệ N:P:K = 1:2:3. Dạng phân là ure, tecmo photphat và K2SO4.
Cẩm chướng hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn do đó phải xử lý đất bằng Falizan, phun Bactoudes khi cây có triệu chứng bệnh.
Cây cẩm chướng đơn cần tỉa bớt những nụ hoa phụ để nụ chính có thể phát triển được. Còn đối với cẩm chướng chùm thì cần tỉa bỏ những nụ chính và giữ nụ phụ. Cây nên được tỉa chồi thường xuyên.
Trên đây là tất tần tật những gì bạn nên biết về hoa cẩm chướng, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc cho hoa nở đẹp. Hy vọng là bạn đã hiểu thêm về cẩm chướng hay hoa phăng để có thể tự tin cắm trong nhà một bình hoa đẹp làm tươi mới thêm không gian sống của gia đình.
Bách hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!