Lưu ngay Top hay ngáp là bệnh gì hot nhất hiện nay 2023

Làm mát não

Ngáp có thể làm mát não bằng cơ chế tăng lưu lượng máu ở vùng mặt và cổ. Khi ngáp, các cơ ở mặt co giãn giúp làm tăng lưu lượng máu ở mặt, sau đó hỗ trợ tản nhiệt qua hệ thống tĩnh mạch. Việc hít một lượng lớn không khí khi ngáp cũng giúp làm thay đổi nhiệt độ của máu từ phổi lên não. Toàn bộ quá trình này có thể là cách để hạ nhiệt độ khi bộ não đang quá nóng.

Bị “lây” từ người khác

Trong não có các tế bào thần kinh gương, hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu, có thể gây ra các cơn ngáp khi bạn nhìn thấy những hình ảnh này. Tức là, khi bạn thấy một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và tạo hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.

Ngáp nhiều là bệnh gì?

ngáp nhiều do cơ thể mệt mỏi

Ngáp nhiều là triệu chứng gì? Ngáp là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, ngáp nhiều lần liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi hoặc đuối sức
  • Chảy máu trong hoặc xung quanh tim
  • Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ
  • Tác dụng phụ của thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm hoặc lo âu, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs).

Ngáp nhiều cũng có thể chỉ ra một số tình trạng hiếm gặp khác như:

  • Suy gan
  • Động kinh
  • Khối u não
  • Đa xơ cứng
  • Cơn đau tim
  • Cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ.

Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy mình ngáp nhiều hơn bình thường và không rõ nguyên nhân. Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định rằng, việc ngáp nhiều có phải là hậu quả của một tình trạng bất thường trong cơ thể chưa được phát hiện hay không.

Chẩn đoán nguyên nhân ngáp nhiều

Để xác định nguyên nhân ngáp nhiều, trước tiên bác sĩ có thể hỏi về thói quen ngủ của bạn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc hay chưa. Điều này đồng thời có thể giúp xác định xem ngáp nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân ngáp nhiều có đến từ mệt mỏi hay rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, ở một số người trầm cảm, lo âu, cũng có thể xuất hiện tình trạng ngáp nhiều.

Nếu các bác sĩ nhận thấy một số dấu hiệu gợi ý hoặc nghi ngờ các bệnh lý khác gây ngáp nhiều, sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân tùy theo từng bệnh lý. Có thể bao gồm:

Điện não đồ (EEG)

Đây là một trong những xét nghiệm có thể được sử dụng để đo hoạt động điện trong não. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh động kinh và các tình trạng khác ảnh hưởng đến não.

Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ)

Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể, có thể giúp bác sĩ hình dung và đánh giá các cấu trúc cơ thể. Những hình ảnh này thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tủy sống và não, chẳng hạn như khối u và bệnh đa xơ cứng. Chụp MRI cũng mang lại lợi ích cho việc đánh giá chức năng của tim và phát hiện các vấn đề về tim.

Cách điều trị ngáp nhiều

Tập thể dục giúp giảm ngáp nhiều liên tục

Để điều trị ngáp nhiều, bạn cần xử lý nguyên nhân gây ra nó.

Xử lý nguyên nhân gây ngáp nhiều liên tục

Nếu nguyên nhân gây ngáp nhiều là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng liều thấp hơn hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn cần phải thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi liên quan đến phác đồ dùng thuốc. Bạn không được tự ý ngừng dùng thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Nếu ngáp nhiều xảy ra do rối loạn giấc ngủ, hoặc trầm cẩm, lo âu,… bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ đơn thuần, thuốc điều trị trầm cảm, lo âu,… hoặc các kỹ thuật để có được giấc ngủ ngon hơn sau đây:

  • Sử dụng thiết bị thở
  • Tập thể dục giảm căng thẳng
  • Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn
  • Hướng dẫn thực hiện vệ sinh giấc ngủ.

Nếu ngáp quá mức là triệu chứng của một tình trạng y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như động kinh hoặc suy gan, thì cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị nguyên nhân.

Biện pháp chống buồn ngủ

Nếu bạn thắc mắc hay ngáp và buồn ngủ là bệnh gì thì hầu hết trường hợp ngáp nhiều xuất phát từ cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn tỉnh táo hơn:

  • Tắm nước lạnh
  • Nhai kẹo cao su
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục điều độ
  • Nghe nhạc yêu thích
  • Hạn chế thức ăn ngọt
  • Ăn khẩu phần vừa phải
  • Tắm nắng thường xuyên

Ngáp là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp nhiều liên tục khi cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo, bạn sẽ cần lưu ý vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.