Mẹo hay Top đô thị là gì [Hot Nhất 2023]

Trong cuộc sống hiện nay, chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã quá quen thuộc với các đô thị. Ngày nay, các khu đô thị xuất hiện ngày càng nhiều và có những vai trò, chức năng nhất định. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc và có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đem đến cho đất nước nhiều nguồn lợi và các giá trị to lớn. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về bản chất của đô thị. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đô thị là gì? Đặc điểm, chức năng và cách phân loại đô thị?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

Luật quy hoạch đô thị năm 2009.

1. Đô thị là gì?

Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009 có đưa ra định nghĩa về đô thị với nội dung cụ thể như sau:

“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”

Như vậy, thông qua định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, ta hiểu cơ bản, đô thị chính là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, đô thị cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm các thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương). Các khu đô thị có những ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Xem thêm: Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị

2. Đô thị trong tiếng Anh là gì?

Khu đô thị trong tiếng Anh là: Urban Area.

Xem thêm: Cảnh quan đô thị là gì? Tìm hiểu về quản lý cảnh quan đô thị?

3. Đặc điểm cơ bản của đô thị:

Đô thị có các đặc điểm cơ bản như sau:

– Đặc điểm đầu tiên đó là đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và các vấn đề này đều có tính toàn cầu:

+ Vấn đề môi trường của đô thị: Tốc độ gia tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hóa ở đô thị xảy ra cũng đã dẫn đến phá huỷ một phần hệ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm tới môi trường sống của con người. Trong khi đó thì các biện pháp khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ bởi vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế.

+ Vấn đề dân số của đô thị: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số của đất nước và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư diễn ra cùng nhau.

+ Vấn đề tổ chức không gian và môi trường của đô thị: Quy mô dân số đô thị đang tập trung quá lớn không điều hoà nổi và từ đó cũng đã gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.

– Quan hệ thành thị và nông thôn vẫn luôn tồn tại và đang ngày càng trở nên quan trọng:

Khi chúng ta muốn tìm hiểu hoạt động của đô thị thì chúng at sẽ cần phải nghiên cứu về vùng nông thôn. Chúng ta sẽ không thể hiểu được đô thị hoạt động như thế nào nếu như chúng ta lại không biết đến những ảnh hưởng qua lại giữa đô thị và vùng nông thôn khi hệ thống địa giới hành chính bắt đầu được hình thành.

– Đô thị chính là một thị trường lao động:

Các chủ thể là những người lao động muốn làm việc vì người lao động muốn khoản tiền kiếm được từ công việc, vì vậy người lao động cung cấp sức lao động của bản thân mình. Các ngành kinh tế muốn vận hành quá trình sản xuất có hiệu quả thì sẽ chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của những chủ thể là người lao động. Nhưng sau đó các chủ thể là những người lao động cũng sẽ mua những hàng hoá được sản xuất bởi các ngành kinh tế. Vì vậy các ngành đều sẽ cần đến lao động cũng như các đối tượng là người lao động cần cung cấp sức lao động của mình. Lao động trong đô thị được chuyên môn hoá cao và cũng bởi vì nguyên nhân đó mà giá cả sức lao động ở đô thị cũng cao hơn ở nông thôn.

– Đô thị cũng chính là một thị trường tiêu thụ:

Đô thị như chúng ta đã biết chính là nơi tập trung đông dân với hoạt động sản xuất chuyên môn hoá cao, nên vì thế mà ở đây có nhu cầu cung cấp, trao đổi hàng hoá, hay tiêu dùng cũng rất cao. Sự bố trí sắp xếp hệ thống dịch vụ, thương mại trong dự thầu cũng là vấn đề quan trọng để nhằm mục đích có thể phục vụ người dân đô thị.

– Đô thị cũng giống như là một nền kinh tế quốc dân:

Đô thị hiện nay cũng được coi như là một nền kinh tế quốc dân bởi vì thực chất đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của đô thị cũng có tính độc lập tương đối.

Xem thêm: Cảnh quan đô thị là gì? Các quy định quản lý cảnh quan đô thị

4. Chức năng cơ bản của đô thị:

Hiện nay, các đô thị và kinh tế đô thị nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như là của vùng và của các địa phương trên phạm vi cả nước. Vai trò đó của đô thị đã và đang được xác định rõ trong các chính sách phát triển của Nhà nước ta.

Thông qua quá trình đô thị hóa của nước ta trong năm qua cho thấy, đã có hàng triệu công nhân lao động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên cả nước.

Đô thị cũng đã góp phần quan trọng giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, mang sự thịnh vượng cho xã hội. Bên cạnh đó thì đô thị cũng thực hiện những trọng trách lớn, đó là đô thị đã cung cấp môi trường đáng sống cho cư dân, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, mang lại lợi ích cho mọi công dân và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững về môi trường, công bằng xã hội, kiên cường trước các thế lực gây rối, bền bỉ chống chịu với thiên tai, dịch bệnh.

Quá trình đô thị hóa là những chuyển đổi trong nền kinh tế quốc gia, ngày càng có nhiều người rời xa làm việc trực tiếp với tài nguyên thiên nhiên với nguồn thu nhập thấp, hướng tới công nghiệp và dịch vụ đạt được năng suất và thu nhập cao hơn. Cho đến nay, có tới 70-80% hoạt động kinh tế trên phạm vi đất nước cũng như thế giới được tạo ra ở các thành phố. Như vậy, nguồn thu tài chính của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu đến từ các đô thị góp phần cho sự phát triển bền vững.

Xem thêm: Đô thị học cảnh quan là gì? Các nguyên tắc chủ đạo

5. Phân loại đô thị:

Về cơ bản, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành các loại cụ thể như sau:

– Đô thị loại đặc biệt: Đô thị loại đặc biệt cũng sẽ cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể: thủ đô hoặc đô thị với chức năng đó chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, đô thị loại đặc biệt phải có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy mô dân số của các đô thị này sẽ phải từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; đô thị loại đặc biệt có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên.

– Đô thị loại I: Đô thị loại I cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đô thị loại I phải là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế các đô thị này sẽ cần có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; quy mô dân số của các đô thị loại I cần phải từ 50 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; các đô thị này đều phải có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

– Đô thị loại II: Đô thị loại II cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đô thị loại II phải là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, các đô thị này sẽ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; quy mô dân số của các đô thị này từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; đô thị loại II sẽ có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân của đô thị loại II là 10.000 người/km2 trở lên.

– Đô thị loại III: Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đô thị loại III là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, các đô thị này sẽ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; quy mô dân số của các đô thị này sẽ từ 10 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; Đô thị loại III có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên.

– Đô thị loại IV: Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đô thị loại IV là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, đô thị loại IV có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; quy mô dân số của đô thị loại IV từ 5 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; các đô thị này cần có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 trở lên.

– Đô thị loại V: Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Đô thị loại V là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, đ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; đô thị loại V có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; Đô thị loại V có mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Như vậy, ta nhận thấy, dựa vào các tiêu chí được nêu cụ thể bên trên thì hiện nay, đô thị ở nước ta được xác định và phân loại cụ thể thành các loại như sau: các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các thành phố thuộc tỉnh sẽ là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương sẽ là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V tuỳ vào việc đáp ứng các tiêu chí cụ thể.