Tư liệu y học cổ truyền có ghi chép về cách dùng đậu đỏ hạt nhỏ trị chứng hai lưỡi (“trùng thiệt”) như sau:
“Dưới lưỡi mọc một cái lưỡi nữa, đây là chứng “trùng thiệt” (lưỡi kép). Dùng một vốc đậu đỏ, tán thành bột, hòa với giấm thường xuyên bôi lên sẽ hết”.
(Ngô Vương Chu Túc – Phổ Tế Phương)
Thật vậy, đậu đỏ hạt nhỏ là vị thuốc quý và có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như: thiếu sữa sau sinh, béo phì, tiểu ra máu, viêm gan, viêm thận…
Đậu đỏ trong văn hóa ẩm thực
Bạn có thể thấy đậu đỏ trong nhiều món ăn như chè, kem, xôi, cháo… Khi phiên âm sang tiếng Hoa, chữ “đậu đỏ” trùng âm với một loại hạt khác là “hồng đậu” (đậu tương tư). Vì vậy, nhiều người cho rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch) sẽ mang lại vận may và sớm gặp được ý trung nhân trong đời. Ở Nhật Bản, đậu đỏ còn là một trong ba nguyên liệu chính của món bánh Yōkan (rau câu đậu đỏ).
Vì sao nên dùng đậu đỏ hạt nhỏ?
Có nhiều loại đậu đỏ. Tuy nhiên, loại có nhiều công dụng chữa bệnh hơn cả là đậu nhỏ hạt nhỏ (hay còn gọi là “xích tiểu đậu”, “tiểu đậu”, “mễ xích”, hồng đậu…).
Bạn có thể dễ dàng tìm mua đậu đỏ hạt nhỏ trên thị trường. Tuy nhiên, khi mua, cần lưu ý loại hạt này thường chỉ dài khoảng 2 mm, vỏ hạt đậu có màu hồng đậm và rốn hạt lồi lên (1).
Đậu đỏ có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, đậu đỏ hạt nhỏ có vị chua ngọt, tính bình, thông vào các kinh Tâm, Tiểu trường và có công dụng:
- Bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Phòng và chữa bệnh beri beri (bệnh do thiếu hụt vitamin B1).
- Giúp thanh nhiệt, tiêu thũng, loại trừ mủ.
- Điều trị vàng da do viêm gan.
- Giúp lợi tiểu, điều trị phù thũng và chướng bụng.
- Điều trị viêm thận, nước tiểu có albumin.
- Giúp máu huyết lưu thông.
- Kích thích tuyến sữa ở phụ nữ mang thai.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Giúp tỉnh rượu và giải độc.
Cách dùng: sắc uống mỗi ngày từ 10 – 30 g.
Đậu đỏ hạt nhỏ và các bài thuốc chữa bệnh
1. Chữa bệnh béo phì và tay chân phù
Lấy 50 g đậu đỏ hạt nhỏ ngâm trong nước ấm từ 2 – 3 giờ rồi vớt ra, cho vào nồi và đổ nửa lít nước vào, nấu cho đến khi hạt đậu chín nhừ thì cho thêm 50 g gạo vào, tiếp tục nấu thành cháo và ăn (ăn khi cháo còn ấm và ăn vào buổi sáng, chiều, nếu cháo nguội thì hâm lại cho ấm).
- Đậu đỏ có tác dụng gì, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_%C4%91%E1%BB%8F
- Adzuki bean đậu đỏ có tác dụng gì, https://en.wikipedia.org/wiki/Adzuki_bean
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 263.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 757.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 91.
- Đức Minh, Những vị thuốc quanh ta, cây cỏ, rau củ và sức khỏe của bạn, NXB Hà Nội, trang 195.
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”, 1998, bản in trang 64.
- 冬瓜, https://baike.baidu.com/item/%E5%86%AC%E7%93%9C/422112
- 赤小豆, https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%A4%E5%B0%8F%E8%B1%86/984935
- 小豆, https://baike.baidu.com/item/%E5%B0%8F%E8%B1%86/62747
- 赤豆, https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%A4%E8%B1%8
- Bài thuốc cực tốt từ đậu đỏ chống ung thư, trị tiểu đường, https://tienphong.vn/bai-thuoc-cuc-tot-tu-dau-do-chong-ung-thu-tri-tieu-duong-post1093758.tpo
- Saponins and Flavonoids from Adzuki Bean (Vigna angularis L.) Ameliorate High-Fat Diet-Induced Obesity in ICR Mice, https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2017.00687/fullm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!