Đất lộ giới nhưng nằm trong sổ đất thì có được bồi thường? Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, an ninh, quốc phòng mà cần có thêm một phần đất từ đất của dân. Đối với người dân thì đất là tài sản lớn nhất, được làm từ mồ hôi nước mắt của cả một đời người. Phải có một sự đền bù thỏa đáng cho người dân khi lấy đi một phần tài sản của họ. Vậy liệu dân có đất lộ giới nằm trong sổ đất có được bồi thường không? Và nếu bồi thường thì với mức giá như thế nào?
Lộ giới là gì?
- Lộ giới hay còn gọi là chỉ giới đường đỏ, chính là phần không được xây dựng được tạo bằng hai ranh chỉ giới đường đỏ.
- Nhà nước đánh mốc lộ giới để nói rằng phần đất đó sau này có thể mở rộng hẻm, đường, người dân không được xây dựng các công trình kiên cố trên phần đất đó.
- Phần đất nằm trong mốc lộ giới có thể được xem xét để cấp GCNQSDĐ nếu đã sử dụng ổn định trước thời điểm cắm mốc lộ giới.
Đất lộ giới nhưng nằm trong sổ đất thì có được bồi thường không?
Điều 94 Luật Đất đai 2013 quy định khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.
Điều 10 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ:
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 Luật đất đai 2013 được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Làm thay đổi mục đích sử dụng đất
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G1 – G2) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m2;
G2: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất;
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G3 – G4) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G3: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở tính bình quân mỗi m2;
G4: Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.
Trường hợp 2: Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể.
Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại theo quy định.
Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
Như vậy, đất lộ giới nằm trong sổ đất sẽ được bồi thường khi nhà nước thu hồi để xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh. Mức bồi thường sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Những điều cần chú ý về phần đất lộ giới
Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước 01/07/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, đất nằm trong lộ giới mà muốn được cấp sổ đỏ thì phải xem xét đến thời gian mốc lộ giới được cắm lên. Nếu lộ giới có trước khi bạn sử dụng thì bạn không làm sổ đỏ được vì không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Nếu lộ giới có sau khi bạn sử dụng thì bạn vẫn có thể làm sổ được vì phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm bắt đầu sử dụng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất lộ giới. Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc điều chưa rõ về bài viết trên, hãy liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tư vấn luật đất đai và hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Trân trọng!
4.55 (21 bình chọn)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!