Lưu ngay Top content editor là gì hàng đầu 2023

Content là nghề phổ biến hiện nay. Content Marketing chia làm nhiều vị trí: Content Writer, Content Creater,… Trong đó, Content Editor là một trong số vị trí được nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Miko Tech sẽ giơi thiệu Tất tần tật về Content Editor là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm, kỹ năng cần có, mức thu nhập, tiêu chí đánh giá và lý do tại sao Content Editor lại quan trọng.

Content Editor là gì?

Content Editor là người chịu trách nhiệm liên quan đến sản xuất, chỉnh sửa lỗi, tổng hợp,… và là người cho ra các Content cuối cùng. Hiểu đơn giản thì Content Editor là vị trí biên tập nội dung. Bên cạnh đó, thuật ngữ Editor thường dành cho người chịu trách nhiệm biên tập liên quan đến các loại Content như Video, hình ảnh,…

Kỹ năng cần có của Content Editor là gì?

  • Khả năng vận dụng ngôn ngữ: Các công việc liên quan đến content đều đòi hỏi khả năng vận dụng ngôn ngữ tốt. Trong đó, Content Editor là người phải có khả năng biến hóa, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Nội dung sau khi được chỉnh sửa bởi Content Editor phải đảm bảo tính phù hợp với khách hàng.
  • Có sự sáng tạo: Một Content Editor chắc chắn không thể thiếu sự sáng tạo. Tuy nhiên, sở hữu sự sáng tạo là chưa đủ, Content Editor phải biết cách rèn luyện, kích thích sự sáng tạo của mình để sự sáng tạo đó được trau dồi và phát huy hiệu quả nhất.
content editor
Content là gì
  • Có sự cảm nhận tinh tế: Cảm xúc và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Chính vì thế, một Content Editor phải sở hữu sự cảm nhận tinh tế, nhạy bén với những sự thay đổi mới của khách hàng, của sản phẩm, dịch vụ, thị trường. Với sự tinh tế đó, Content Editor dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng và tạo ra những sản phẩm content tốt.
  • Sử dụng các hình thức quảng cáo linh hoạt, hiệu quả: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức quảng cáo. Để thông điệp của doanh nghiệp tiếp cận tốt nhất với khách hàng, Content Editor là người nắm bắt nhanh chóng và sử dụng các hình thức quảng cao, marketing linh hoạt, hiệu quả.
  • Có tinh thần cầu tiến, chủ động trong công việc: Content Editor phải luôn có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng của mình. Đồng thời, Content Editor phải luôn chủ động trong công việc, có ý thức tạo ra sản phẩm tốt nhất.
  • Biết làm việc khoa học: Một người biết sắp xếp kế hoạch, thời gian làm việc sẽ mang lại cả hiệu quả lẫn hiệu suất trong công việc.
  • Có khả năng giao tiếp, cộng tác tốt với các đội nhóm, đồng nghiệp khác: Để tạo ra một sản phẩm content tốt thì không chỉ cần Content Editor mà cần có nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, Content Editor cần có cho mình khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Mức thu nhập của Content Editor

Mức thu nhập của Content Editor là bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, nơi làm, kỹ năng, quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy vậy, theo tổng hợp trên thị trường thì mức lương trung bình của Content Editor như sau:

  • Mức thu nhập trung bình: 13.300.000 đồng/tháng.
  • Dải thu nhập phổ biến: 11.600.000 – 14.500.000 đồng/tháng.
  • Mức thu nhập thấp nhất: 5.800.000 đồng/tháng.
  • Mức thu nhập cao nhất: 29.000.000 đồng/tháng.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của Content Editor là gì?

Content Editor sẽ thực hiện nhiệm vụ sáng tạo là chính. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng giai đoạn của chiến lược, dự án, Content Editor sẽ cần phải thực hiện những công việc khác nhau. Dưới đây là các công việc của Content Editor bạn có thể tham khảo.

Trước khi thực hiện chiến dịch/dự án

Trước khi dự án/chiến dịch Marketing được bắt đầu, Content Editor sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, bao gồm như xác định đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ là gì, phân khúc khách hàng, khách hàng tiềm năng là ai, lợi thế cạnh tranh, thách thức của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc để có thể nắm bắt được khách hàng tiềm năng của sản phẩm là gì: Ví dụ như gặp gỡ khách hàng, các số liệu thông tin có sẵn và tổng hợp phân tích các thông tin đó.
  • Chuẩn bị các tài nguyên cần thiết cho quá trình sáng tạo nội dung khi thực hiện chiến dịch hoặc dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án/chiến dịch

Trong quá trình dự án hoặc chiến dịch marketing đang được thực hiện, Content Editor sẽ:

  • Tiếp nhận từ khóa và lên các dàn ý bài viết liên quan đến dự án mà mình sẽ thực hiện.
  • Editor phải kiểm tra chính tả và ngữ pháp trong nội dung để đảm bảo sự hoàn thiện và tính chính xác.
  • Thực hiện phát triển cũng như sáng tạo các nội dung cụ thể cho chiến dịch marketing. Editor có trách nhiệm xem xét, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung để đảm bảo chất lượng cao và tương tác
  • Quản lý và phát triển nội dung ở các kênh truyền thông như website, mạng xã hội,… được phân công.
Nghề Content Editor
Nghề Content Editor
  • Liên kết với các bộ phận hoặc vị trí khác để có thể thực hiện sáng tạo và đăng tải các nội dung một cách hiệu quả nhất.
  • Thực hiện đo lường và theo dõi kết quả phản hồi ở các nội dung đã được đăng tải. Từ đó đưa ra các chỉnh sửa hoặc tối ưu cần thiết giúp cho nội dung mang lại hiệu quả tốt hơn trong chiến dịch marketing.
  • Phân bổ tự hóa cho các cộng tác viên và thực hiện kiểm duyệt các nội dung do cộng tác viên sản xuất (Đối với Content Editor tại Công ty Agency).

Một số nhiệm vụ khác

Bên cạnh những công việc và nhiệm vụ chính như trên, đối với một số công ty, Content Editor cần phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác như:

  • Hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên mới hoặc cộng tác viên khi mới nhận việc. Việc đào tạo này sẽ bao gồm đào tạo về chuyên môn Content và quy trình làm việc.
  • Làm các giấy tờ hoặc thủ tục liên quan đến việc thanh toán nhuận bút cho cộng tác viên theo định kỳ.
  • Lập tức bản báo cáo liên quan đến công việc theo ngày, tuần, tháng,…

Tại sao Content Editor lại quan trọng?

Content Editor là vị trí quan trọng để tạo ra một sản phẩm marketing hiệu quả. Bởi Content Editor là người chịu trách nhiệm sáng tạo, xem xét, chỉnh sửa nôi dung để đảm bảo chất lượng và độ tương tác của nội dung.

Tại sao Content Editor lại quan trọng?
Tại sao Content Editor lại quan trọng?

Bên cạnh đó, Content Editor là người đảm nhiệm khâu cuối cùng, kiểm tra tính chính xác của content để cho ra sản phẩm. Ngoài ra, Content Editor còn là người tổ chức, quản lý nội dung, đảm bảo nội dung tập trung vào mục tiêu của doanh nghiệp. Việc đảm bảo, tăng tính trọng tâm của nội dung giúp thông điệp được truyền tải hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, bằng cách xuất bản nội dung chất lượng, tính chính xác cao, Content Editor là người tạo ra hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.

Thế nào là một Content Editor tốt?

Một Content Editor tốt phải sở hữu các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như vừa đề cập phía trên, bao gồm:

  • Kỹ năng vận dụng ngôn ngữ.
  • Khả năng sáng tạo.
  • Khả năng cảm nhận tinh tế.
  • Khả năng nắm bắt, sử dụng các hình thức quảng cáo linh hoạt.
  • Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm

Bên cạnh đó, Content Editor phải có kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, chú ý đến chi tiết để có thể soát các lỗi một cách tốt nhất. Ngoài ra, Content Editor phải luôn có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi, rèn luyện, biết áp dụng những cái mới để tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Trên đây là Content Editor là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm, kỹ năng cần có, mức thu nhập, tiêu chí đánh giá và câu trả lời cho câu hỏi tại sao Content Editor lại quan trọng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu phần nào về nghề Content Editor. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại comment bên dươi để được Miko Tech giải đáp sớm nhất nhé.