Cấp công trình quy định ở đâu? Phân loại cấp công trình?

Công trình xây dựng là sản phẩm của ngành xây dựng do những người hoạt động trong lĩnh vực này tạo và được xây dựng theo thiết kế. Tùy thuộc vào công năng sử dụng và việc phân cấp mà công trình xây dựng được phân chia thành các loại khác nhau. Vậy cấp công trình quy định ở đâu? Theo phân loại thì có bao nhiêu công trình xây dựng? Cách phân loại, phân cấp công trình ra sao? Bài viết sau, Trần Đức Phú BDS sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý về phân loại, phân cấp công trình xây dựng

– Thông tư số 03/2016/TT-BXD Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

– Thông tư 07/2019/TT-BXD về Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP, nghị định quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Phân loại cấp công trình

Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng của công trình đó. Vì vậy theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý bảo trì chất lượng công trình xây dựng thì công trình xây dựng sẽ gồm những công trình như sau:

– Công trình dân dụng: đây là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở và các loại công trình công cộng.

– Công trình công nghiệp bao gồm: Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, công trình khai thác than, quặng, công trình khai thác và chế biến dầu khí, công trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình sản xuất công nghiệp nhẹ, công trình chế biến thuỷ sản và các công trình công nghiệp khác.

– Công trình giao thông là các công trình đường bộ, đường sắt, đường hàng không…

– Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là công trình đê điều, thủy lợi, công trình chăn nuôi…

– Công trình hạ tầng kỹ thuật thông thường là các cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ công cộng như điện nước, thông tin liên lạc…

– Công trình quốc phòng, an ninh: đây là các công trình phục vụ quốc phòng do bộ quốc phòng, bộ công an quản lý và thông thường các công trình này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước.

Lưu ý: Một dự án đầu tư xây dựng nếu có nhiều hạng mục xây dựng khác nhau về công năng sử dụng thì có thể sẽ có nhiều loại công trình khác nhau.

PHÂN LOẠI CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Phân cấp công trình nhằm mục đích?

Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 03/2016/TT-BXD, cấp công trình là nội dung cần được xác định, với mục đích:

– Xác định thẩm quyền cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ thẩm định thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công.

– Phân hạng năng lực hoạt động của Tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực và chứng chỉ hành nghề tương ứng.

– Công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng.

– Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc.

– Xác định mức ảnh hưởng đến an toàn công động

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

– Việc đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng

– Xác định sự cố công trình và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

– Thời hạn và mức tiền bảo hành công trình

– Quy trình bảo trì.

Phân cấp công trình theo tiêu chí gì?

Việc phân cấp công trình được xác định theo các đặc điểm sau:

– Theo quy mô công suất hoặc tầm quan trọng của công trình xây dựng

– Theo quy mô kết cấu của công trình xây dựng

Về nguyên lý, công trình sẽ được ưu tiên phân cấp theo quy mô công suất, tầm quan trọng của công trình (được liệt kê tại Phụ lục 01, Thông tư 03/2016/TT-BXD).

Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 01 (về quy mô công suất, tầm quan trọng) thì mới áp dụng cho yếu tố quy mô kết cấu của công trình (được kê tại Phụ lục 02, Thông tư 03/2016/TT-BXD).

Phân theo yếu tố quy mô công suất hoặc tầm quan trọng

– Các công trình dân dụng, gồm: Công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể thao, công trình chợ, công trình nhà ga, trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế.

– Các công trình công nghiệp gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng (mỏ cát, đá, sét, sản xuất xi măng..), luyện kim và cơ khí chế tạo, khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, dầu khí, năng lượng, hóa chất, công nghệ nhẹ.

– Các công trình hạ tầng kỹ thuật: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, nhà để xe ô tô – sân bãi để xe – máy móc – thiết bị.

– Công trình giao thông gồm: đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.

– Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: công trình thủy lợi, công trình đê điều.

Phân theo quy mô kết cấu của công trình

Chỉ áp dụng khi không có tiêu chí tại Phụ lục 01.

– Công trình nhà hoặc có kết cấu dạng nhà

– Kết cấu dạng cột, trụ, tháp

– Tuyến cáp treo vận chuyển người

– Kết cấu dạng bể chứa, silo

– Cầu

– Hầm

– Tường chắn

– Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác

– Tuyến ống/cống

– Cảng biển

– Cảng đường thủy nội địa

– Âu tàu

– Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác

có thể bạn quan tâm: Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết nhất

Có mấy cấp công trình?

Thông thường có 5 cấp công trình theo tính chất, quy mô của công trình. Việc phân cấp công trình để nhằm mục đích xác định mức độ bền vững nhằm xác định thời gian sử dụng công trình bao gồm những cấp sau đây::

– Phân cấp công trình đặc biệt thông thường cấp công trình này thì niên hạn sử dụng trên 100 năm.

– Phân cấp công trình xây dựng cấp I thì niên hạn sử dụng công trình là trên 100 năm.

– Phân cấp công trình xây dựng cấp II niên hạn sử dụng trên 50 – 100 năm.

– Phân cấp công trình xây dựng cấp III niên hạn sử dụng từ 20 dưới 50 năm.

– Phân cấp công trình xây dựng cấp IV niên hạn sử dụng dưới năm.

PHÂN LOẠI CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
PHÂN LOẠI CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Quy định cấp công trình nhà ở dân dụng

Công trình cấp đặc biệt là gì?

Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).

Công trình cấp 1 là gì?

Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.

Công trình cấp 2 là gì?

Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.

Công trình cấp 3 là gì?

Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.

Công trình cấp 4 là gì?

Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).

cấp công trình quy định ở đâu
cấp công trình quy định ở đâu mời bạn đọc xem bảng trên

Kết Luận

Chúng ta vừa tìm hiểu về cấp công trình quy định ở đâu và các quy định liên quan. Việc này là rất cần thiết nhằm đánh giá, phân loại các công trình xây dựng phù hợp với tính chất, quy mô, từ đó đưa ra các định hướng giải pháp để sửa chữa, cải tạo nâng cấp, góp phần làm cho nền xây dựng nước nhà ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tân: Diện tích xây dựng và diện tích sử dụng là gì? Cùng phân biệt