Công tơ điện là thiết bị dùng để đo
Công tơ điện là một cái tên quen thuộc được sử dụng rất nhiều và hầu như trong các hộ gia đình hiện nay cũng như trong các công ty và xí nghiệp. Vậy công tơ điện là gì? Cấu tạo như thế nào và có các loại công tơ điện nào bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu về thiết bị này nhé.
- Xem thêm: Dịch vụ điện dân dụng
Công tơ điện là gì?
Công tơ điện là dụng cụ đo hay mọi người thường hay gọi là đồng hồ điện, đây là một thiết bị dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của hệ thống điện hoặc của một thiết bị điện.
Cấu tạo của công tơ điện
Các thành phần chính có trong công tơ điện bao gồm:
- Đĩa quay: Được cấu tạo bằng nhôm
- Cuộn áp: số vòng quay lớn, tiết diện nhỏ
- Cuộn dòng: Số vòng quay nhỏ, tiết diện lớn
- Nam châm vĩnh cửu
Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện chạy trên phụ tải, tức là khi có điện năng được tiêu thụ thì các bộ phận của công tơ điện bắt đầu thực hiện việc của nó. Tại ngay cuộn vòng mà dòng đi điện qua, sẽ tạo ra một luồng từ thông bên dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí.
Cùng lúc đó dòng điện cũng tạo ra hai luồng từ thông trên cuộn áp. Trong đó có một luồng từ thông tác động trực tiếp lên trên đĩa nhôm. Dưới sự tác động của 2 luồng từ thông trên nó sẽ tạo ra momen làm cho đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu. Vì nó quay trong nam châm vĩnh của nên sẽ bị tạo ra một luồng momen cản làm cân bằng vòng quay. Từ đó cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vào các vòng quay của đĩa nhôm. Khi đĩa nhôm quay sẽ làm trục số nhảy từ đó hiển thị lên mặt chỉ số điện năng tiêu thụ của phụ tải.
Các loại công tơ điện hiện nay
Công tơ 1 pha
Đây là thiết bị công tơ điện dùng để đo đại lượng nào điện trong mạng lưới điện 1 pha với hiệu điện thế nguồn là 220v. Được chia làm 2 loại nhỏ hơn là: Công tơ điện 1 pha cơ và điện tử
Công tơ điện 1 pha cơ
Đây là loại đồng hồ điện được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình bao gồm 1 pha và 2 dây.
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản với giá thành rẻ và sử dụng được lâu bền
Nhược điểm: Đo lượng điện với độ chính xác chưa cao. Thiết bị có thể cho kết quả sai lệch nếu dùng các mẹo làm chậm công tơ điện.
Công tơ điện 1 pha điện tử
Công tơ điện là dụng cụ để đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện mà phụ tải điện là nơi sử dụng điện năng bao gồm hộ tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc tất cả các thiết bị chạy bằng điện.
Đây là thiết bị đo hiển thị bằng số trên màn hình LCD, LED được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài đo lượng điện tiêu thụ thì loại đồng hồ điện này còn cung cấp các thông số khác. Như: số điện sử dụng hiện tại, lượng điện tiêu thụ tối đa, mức điện áp, hệ số công suất,… Hoặc ghi lại lượng điện tiêu thụ trong 1 thời gian đã cài đặt sẵn.
Một số ưu nhược điểm của công tơ điện tử cần biết:
- Ưu điểm: có nhiều chức năng và đo lường được nhiều thông số. Độ chính xác cao và cảnh báo khi có rò rỉ điện, …
- Nhược điểm: Vì là thiết bị điện tử nên giá thành cao, khó khăn trong việc sửa chữa. Tuổi thọ phải phụ thuộc vào linh kiện điện tử được cài sẵn trong thiết bị đo điện này.
Công tơ 3 pha
Loại công tơ điện được sử dụng cho lưới điện 3 pha. Thường dùng để đo lượng điện cho các nhà máy, cơ sở xí nghiệp hoặc công ty lớn. Nơi sử dụng các thiết bị, hệ thống máy móc với công suất cao và tải nguồn điện có công suất lớn
Có 2 loại: Công tơ điện 3 pha trực tiếp và gián tiếp
Công tơ điện 3 pha trực tiếp
Đây là loại thông thường, với mặt đồng hồ hiển thị giống như các công tơ điện 1 pha cơ.
Công tơ điện 3 pha gián tiếp
Công tơ điện pha 3 gián tiếp có cách đấu dây khác biệt (có số lượng chân nối nhiều hơn và cần dùng đến CT dòng (biến dòng)) để sử dụng với các loại thiết bị có công suất lớn.
Công tơ điện xoay chiều
Đây là loại công tơ điện 2 chiều sử dụng trong các mạng lưới điện mặt trời. Loại công 2 chiều có thể đo được lượng điện ở cả 2 chiều.
Công tơ điện xoay chiều này dùng cho các đơn vị sử dụng điện lưới. Nhưng có thêm hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới.
Công tơ điện 2 chiều sẽ tính toán số điện từ hệ thống năng lượng mặt trời sử dụng dư cho phụ tải hoà vào lưới điện Quốc gia để bên điện lực trả tiền mua điện từ hệ thống điện mặt trời của các bạn.
Cách đọc các ký hiệu của công tơ điện
Phân loại đồng hồ đo điện phổ biến trên thị trường hiện nay · Đồng hồ vạn năng · Ampe kìm · Máy đo điện trở đất · Đồng hồ đo điện trở cách điện.
Sau đây là cách đọc số điện của loại công tơ điện phổ biến hiện nay:
- 220v: Điện áp định mức
- 5(20A): cường độ dòng điện định mức.
- 50hz: Tần số lưới điện tại Việt Nam
- 900 vòng/kWh: đĩa công tơ quay 900 vòng tạo ra 1 kWh
Chỉ số hiển thị trên đồng hồ điện: Có 6 ô, cách đọc từ trái qua phải.
Vd: chỉ số ghi: 000356 – đọc là 356 kWh (kí điện)
Tên một số đồng hồ đo điện là?
A. Ampe kế B. Vôn kế C. Ôm kế D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng D.
Tên một số đồng hồ đo điện là ampe kế, vôn kế, ôm kế, đồng hồ đo điện giúp phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
Giải thích lý do vì sao chọn D là đúng
Công dụng của đồng hồ đo điện
– Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện
– Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật
– Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện
Phân loại đồng hồ đo điện
Đồng hồ đo điệnĐại lượng đoAmpe kếCường độ dòng điệnOát kếCông suấtVôn kếĐiện ápCông tơĐiện năng tiêu thụ của mạch điệnÔm kếĐiện trở mạch điệnĐồng hồ vạn năngĐiện áp, dòng điện, điện trở
Dụng cụ cơ khí
Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.
Ghi nhớ
Đồng hồ đo điện
– Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.
– Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện.
Dụng cụ cơ khí
– Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, …
– Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu chi tiết nhất về công tơ điện là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như các loại công tơ điện được sử dụng trong mạng lưới điện dân dụng hiện nay. Hy vọng mọi người có thêm kiến thức về đồng hồ điện qua bài viết này nhé.
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!