Tụng trì kinh Lương Hoàng Bảo Sám lợi ích không thể nghĩ bàn

Trong chính văn có bài kệ tán thán công đức sám hối, có đoạn như thế này:

“Sám vừa cử lên

Tội lỗi tiêu liền;

Giải được oan trái,

Trừ được tai ương;

Thoát khỏi khổ nạn,

Phước đức vô biên.”

Bộ kinh “Lương Hoàng Bảo Sám” (còn gọi là kinh Đại Sám) bao gồm mười quyển, trong đó nội dung chủ yếu đề cập tới những tội báo mà chúng sinh gây tạo, từ đó hướng dẫn chúng ta sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng, mang lại lợi ích cho bản thân và chúng sinh. Để hiểu hơn về nguồn gốc cũng như lợi ích tụng kinh sám hối trong bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám, kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây.

Bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám nội dung chủ yếu đề cập tới những tội báo mà chúng sinh gây tạo, từ đó hướng dẫn chúng ta sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng, mang lại lợi ích cho bản thân và chúng sinh

Bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám nội dung chủ yếu đề cập tới những tội báo mà chúng sinh gây tạo, từ đó hướng dẫn chúng ta sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng, mang lại lợi ích cho bản thân và chúng sinh

Ý nghĩa của việc tụng Kinh Pháp Hoa

Duyên khởi bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám

Nguồn gốc của bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám xuất phát từ câu chuyện nguyên vua Lương Võ Đế trong lịch sử Trung Quốc hết mực yêu quý bà hoàng hậu Hy Thị. Chính vì vậy, bà thường đố kỵ, ganh ghét với cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng, khinh khi Tam Bảo. Trong triều ngoài quận ai cũng biết Hy Thị là một “Quái phi”.

Khi bà lâm bệnh nặng, các lương y dốc lòng cứu chữa nhưng đều bất lực, không lâu sau bà từ trần. Trong một đêm khuya tĩnh mịch, vua Lương Võ Đế nghe thấy tiếng kêu van thảm thiết, bèn hỏi:

– Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?

– Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãng xà.

Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa, nhức nhối không thể chịu được. Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp.Nghe xong, vua Lương Võ Đế như thoát khỏi cơn ác mộng, lòng đau như cắt, đem chuyện kể cho bá quan trong triều. Có vị quan đề nghị thỉnh mời Hòa thượng Chí Công – một cao Tăng đắc đạo đương thời ra tay cứu giúp. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà vua, Hòa thượng Chí Công liền triệu tập các danh Tăng, nương vào tất cả các việc làm độc ác của Hy Thị mà soạn ra Sám Pháp (hay còn gọi là Lương Hoàng Bảo Sám) và lập đàn tràng làm lễ sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.

Trong đàn tràng, nhà vua chí tâm, thân hành lễ bái. Khi lễ tụng đến quyển thứ năm, trên không trung, vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng người, tỏ lòng cảm ơn Hòa thượng và Hoàng đế. Nhờ công đức nhất tâm sám hối của vua Lương Võ Đế và mọi người mà bà nương vào tâm đó để cùng sám hối nên đã thoát kiếp quỷ và sanh lên Đao Lợi Thiên Cung.

Nguồn gốc của bộ kinh xuất phát từ câu chuyện nguyên vua Lương Võ Đế trong lịch sử Trung Quốc hết mực yêu quý bà hoàng hậu Hy Thị.

Nguồn gốc của bộ kinh xuất phát từ câu chuyện nguyên vua Lương Võ Đế trong lịch sử Trung Quốc hết mực yêu quý bà hoàng hậu Hy Thị.

Lợi ích trì tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám

Chữ “sám” nghĩa là ăn năn, day dứt những tội đã tạo trong quá khứ; chữ “hối” nghĩa là hối hận, hối cải, chừa đổi, không mắc lỗi như vậy giống như trong Tứ Chánh Cần: ngăn ác, diệt ác, sinh thiện và tăng trưởng thiện.

Trong vòng luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay, do vô minh mà chúng ta đã tạo vô số tội lỗi: phá diệt Tam Bảo, bất kính cha mẹ, tội sát sinh, hại vật, chửi bới nguyền rủa người,…Những tội nghiệp ấy đã khiến chúng sinh chịu vô lượng sự thống khổ trong địa ngục. Cho nên, việc sám hối tội chướng là vô cùng quan trọng bởi chỉ có Pháp sám hối mới dừng được tội lỗi và mới sạch được tội lỗi cho chúng ta.

Người đọc tụng cần phải chú trọng vào phần “cốt lõi nhất” của Kinh là nội dung và nghĩa lý của nó.

Người đọc tụng cần phải chú trọng vào phần “cốt lõi nhất” của Kinh là nội dung và nghĩa lý của nó.

Bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám là một bộ kinh điển hình của việc sám hối nghiệp chướng, bộ kinh này có công năng diệt tội, diệt trừ oan gia nhiều đời, nhiều kiếp. Mỗi chữ mỗi câu kinh đều nhằm mục đích đền trả bốn ơn, cứu thoát ba cõi, thay thế lục đạo mà sám hối, cầu nguyện cho tam đồ thoát khỏi trầm luân. Vậy nên việc tụng kinh Lương Hoàng Bảo Sám có 12 lợi ích như sau:

1. Nguyện hóa độ sáu đường chúng sinh không có hạn lượng

2. Nguyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng

3. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến chúng sinh thọ cấm giới của Phật không sinh tâm hủy phạm

4. Nguyện nhờ thần lực Pháp sám này khiến các chúng sinh đối với các bậc tôn trưởng không sinh tâm kiêu mạn

5. Nguyện nhờ thần lực Pháp sám này khiến cho chúng sinh sinh ra nơi nào cũng không khởi tâm giận hờn

6. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh đối với sắc thân người khác không khởi tâm ghen ghét sắc thân

7. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh đối với các Pháp trong thân, ngoài thân không sinh tâm keo rít, mến tiếc

8. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh hễ làm được phước thiện gì đều không phải vì mình mà làm, chỉ vì những người không có ai ủng hộ, không có ai giúp đỡ mà làm

9. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh không vì mình mà tu Pháp tứ nhiếp mà chỉ vì hết thảy chúng sinh

10. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh thấy người cô độc, tù tội, tật bệnh thì sinh tâm cứu giúp cho họ an vui

11. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến người tu hành thấy có chúng sinh nào đáng triết phục thì triết phục, đáng nhiếp thọ thì nhiếp thọ

12. Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến chúng sinh sinh ra nơi nào cũng tự nhớ nghĩ đến sự phát tâm Bồ Đề hôm nay, làm cho tâm Bồ Đề tương tục mãi mãi, không bị gián đoạn

Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh không vì mình mà tu Pháp tứ nhiếp mà chỉ vì hết thảy chúng sinh

Nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này khiến các chúng sinh không vì mình mà tu Pháp tứ nhiếp mà chỉ vì hết thảy chúng sinh

Cách tụng niệm bộ kinh Lương Hoàng Bảo Sám

Lập đàn bái sám hoặc ở chùa, tại Niệm Phật đường hay tại nhà Phật tử cũng được. Nhưng cần phải hết lòng thành kính và nghiêm trang thanh tịnh. Trường hợp thuận tiện, quý vị có thể cung thỉnh chư Tăng, một hay nhiều vị làm lễ khai kinh hay hoàn kinh. Nếu không, người tại gia cứ thành tâm đọc tụng, như tụng các kinh khác, không ngại gì.

Hoặc mỗi thời tụng hết một quyển. Hoặc một quyển chia làm nhiều thời, tùy theo thời giờ của mỗi người, nhàn rỗi hay bận việc.

Việc ăn chay trường hay chay kỳ để tụng Lương Hoàng Bảo Sám, cũng tùy theo gia cảnh của mỗi người, không nên câu chấp. Điều quan trọng là phải quyết chí sám hối, chừa bỏ lỗi lầm, chứ không phải ở nơi điều chay mặn. Nhưng ai trai giới tinh thành, phóng sinh làm phước, càng nhiều càng quý, càng cố gắng càng hay, công đức sám hối càng sâu dày hơn nữa.

Những người già yếu bệnh hoạn không thể lạy được thì ngồi mà vái, lắng tai nghe cho rõ lời lẽ và suy nghĩ cho kỹ ý nghĩa, của sám văn cách thành tâm là quý hơn hết.

Dù theo truyền thống nào, điểm quan trọng mà người thọ trì Kinh cần chú ý là tụng Kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, không nên quá chú trọng vào các nghệ thuật tán tụng, mặc dù nghệ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi niềm tin tôn giáo.

Người đọc tụng cần phải chú trọng vào phần “cốt lõi nhất” của Kinh là nội dung và nghĩa lý của nó. Không có sự chú tâm thật sâu thì khó có thể lãnh hội được ý nghĩa nhiệm mầu trong Kinh. Người đọc tụng phải giữ ba nghiệp thanh tịnh, chú tâm hoàn toàn vào nghĩa lý của Kinh, tư duy và liên tưởng về nghĩa lý đó, để hiểu rõ lời dạy của đức Phật, biết cách ứng dụng và hành trì.

Bậc cổ đức thường dạy “tụng Kinh giả minh Phật chi lý” là nhằm vào ý này vậy. Chính sự ứng dụng lời Kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát cho chúng ta. Do đó, ta không nên chỉ tụng niệm bằng miệng mà còn phải tụng niệm bằng tâm. Nói cách khác miệng tụng tâm hành mới chính là tụng Kinh đúng nghĩa.