Quốc kỳ (lá cờ) chính là biểu trưng cho cả một dân tộc, một quốc gia. Trong thế giới phẳng hiện tại chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cờ của các quốc gia trong các hội nghị lớn. Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi ý nghĩa cờ các nước Đông Nam Á là gì chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu về lá cờ các nước Đông Nam Á và của Châu Á trong bài viết này nhé!
Bài viết nổi bật:
Cờ các nước Đông Nam Á
Quốc kỳ là hình ảnh đại diện cho mỗi nước, do đó cờ của mỗi nước đều được đầu tư thiết kế rất riêng biệt, tuân thủ theo các quy cách chặt chẽ. Mỗi một lá cờ của các nước Đông Nam Á đều mang một ý nghĩa riêng gắn liền với nước đó. Có thể nói quốc kỳ là một biểu tượng thiêng liêng, là niềm tự hào của một dân tộc.
cờ của các nước Đông Nam Á
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu Quốc kỳ của các nước Đông Nam Á, chúng ta tìm hiểu một cách khái quát xem khu vực này gồm bao nhiêu quốc gia nhé! Theo khái niệm của các tổ chức thế giới và Liên Hợp Quốc thì khu vực Đông Nam Á tổng cộng có 11 quốc gia. Trong đó có 10 nước là thành viên chính thức của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một quốc gia còn lại (Đông Timor) là quan sát viên của tổ chức này.
Cờ của các nước ASEAN
Quốc kỳ của Brunei
Cờ của Brunei có hình chữ nhật với hình ảnh quốc huy màu đỏ được đặt ở trung tâm lá cờ, trên nền cờ vàng bị cắt ngang bởi hai sọc màu trắng và đen. Ban đầu quốc kỳ của đất nước này chỉ có một màu vàng biểu thị cho việc Hồi vương (Sultan – quốc vương của Hồi giáo) là tối cao. Ngoài ra thì màu vàng còn thể hiện sự hào phóng và trù phú. Về sau trên quốc kỳ của Brunei được Hồi vương thêm hai sọc đen, trắng nằm chéo trên lá cờ để tưởng nhớ hai vị thân vương có công.
Đến năm 1959, khi Brunei đã trở thành một quốc gia tự trị, trên quốc kỳ được thêm quốc huy ở chính giữa để khẳng định sự độc lập và tự chủ.
Quốc kỳ của Brunei
Quốc kỳ của Campuchia
Quốc kỳ của đất nước Campuchia có hình chữ nhật và có ba sọc ngang lần lượt là xanh lam – đỏ – xanh lam. Trên cờ hai sọc ngang màu xanh lam có kích thước bằng nhau biểu trưng cho hoàng gia, sự thống nhất và hợp tác. Còn màu đỏ nằm ở vị trí trung tâm của lá cờ thể hiện sự dũng cảm của nhân dân đất nước họ.
Ở trung tâm của lá cờ là hình ảnh ngôi đền ba tháp Angkor Wat là biểu tượng của công lý, sự thanh liêm của quốc gia này. Đồng thời ngôi đền còn là biểu tượng của tín ngưỡng tâm linh trong văn hóa Campuchia – Phật Giáo Nam truyền tôn giáo chính của đất nước và là một di sản văn hóa của Campuchia.
Quốc kỳ của Campuchia
Cờ của Indonesia
Cờ Indonesia
Cờ của Lào
Cờ của Lào được thiết kế có hình chữ nhật với tỉ lệ các cạnh là 2:3. Tổng thể lá cờ được chia làm 3 dải ngang. Với hai dải ngang màu đỏ bằng nhau ở phần trên và phần dưới của lá cờ. Dải màu xanh lam ở giữa có chiều rộng bằng 2 lần chiều rộng của dải màu đỏ. Ở giữa lá cờ là một hình tròn nằm gọn trong dải màu xanh lam (đường kính của hình trọn này bằng 4/5 chiều rộng của dải màu xanh lam).
Cờ của Lào
Cờ của Malaysia
Cờ của Malaysia có hình chữ nhật và chứa 14 sọc đỏ và sọc trắng đan xen nhau. Ở góc bên trái của lá cờ có một hình chữ nhật màu xanh lam chứa hình ngôi sao và lưỡi liềm. Ngôi sao trên lá cờ có 14 cánh được gọi là ngôi sao liên bang hay Bintang Perskutuan.
14 sọc kẻ ngang trắng đỏ đan xen thể hiện tư cách bình đẳng trong 13 bang thành viên và chính phủ liên bang. Ngôi sao 14 cánh là đại điện cho sự thống nhất giữa các bang trong quốc gia. Còn lưỡi liềm trên lá cờ là đại diện cho Hồi Giáo – quốc giáo của Malaysia. Nền xanh hình chữ nhật của ngôi sao và lưỡi liềm tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân ở Mã Lai. Màu vàng của ngôi sao và lưỡi liềm là màu của hoàng gia Malaysia.
Bạn đang xem: Quốc kỳ các nước đông nam á
Cờ của Malaysia
Cờ của Myanmar
Cờ của Myanmar gồm có 3 sọc ngang lần lượt là vàng, xanh, đỏ. Chính giữa của cờ là ngôi sao 5 cánh lớn màu trắng. Trong đó:
Màu vàng: Tượng trưng cho sự đoàn kết, đặc biệt là sự đoàn kết của giai cấp công nhân ở MyanmarMàu xanh lá cây: Tượng trưng của sự bình yên và hòa bình của đất nước.Ngôi sao màu trắng 5 cánh: Tượng trưng cho sự hòa hợp giữa các chủng tộc, sự kết hợp của 5 nhóm dân tộc chính (Chin, Karen, Burman, shan, Kachin).
Cờ của Myanmar
Lá cờ của Philippines
Trên lá cờ của Philippines có một hình tam giác cân màu trắng và phần còn lại của lá cờ được chia làm 2 phần có màu xanh dương và màu đỏ tươi. Ở chính giữa của tam giác trắng là hình ảnh mặt trời với tám tia sáng, mỗi tia sáng lớn này được tạo thành bởi 3 tia sáng nhỏ (những tia nhỏ này đại diện cho các tỉnh trong nước). Ở đỉnh của tam giác là 3 ngôi sao vàng 5 cánh, mỗi ngôi sao là một chính đảo của Philippines (là Visayas, luzon và Mindanao).
Màu trắng trên lá cờ tượng trưng cho tình đoàn kết và bình đẳng. Màu xanh dương biểu trưng cho sự thật, công lý và hòa bình. Màu đỏ trên lá cờ biểu trưng cho sự dũng cảm và lòng yêu nước. Mặt trời màu vàng 8 cánh ở giữa của tam giác cân màu trắng tượng trưng cho tự do, dân chủ, thống nhất và chủ quyền của Philippines. Một điều đặc biệt là khi đất nước có chiến tranh lá cờ sẽ được treo ngược. Lúc này phần màu đỏ của lá cờ sẽ nằm ở bên trên phần màu xanh dương.
Lá cờ của Philippines
Cờ của Singapore
Cờ của Singapore được chia làm 2 dải màu đỏ và trắng. Ở góc trên phía bên trái của lá cờ có một hình trăng lưỡi liềm ôm 5 ngôi sao trắng có 5 cánh. Những yếu tố này của quốc kỳ Singapore biểu trưng cho một đất nước trẻ đang lên. Cùng với đó là tư tưởng thế giới đại đồng, bình đẳng và dân tộc.
Quốc kỳ Singapore
Cờ của Thái Lan
Cờ của Thái Lan bao gồm 5 sọc ngang lần lượt là Đỏ – trắng – xanh da trời – trắng – đỏ. Sọc màu xanh da trời ở chính giữa có chiều rộng gấp đôi các sọc còn lại. 3 màu sắc có trên các lá cờ tượng trưng cho dân tộc, tôn giáo và nhà vua.
Trong đó màu trắng là biểu trưng của sự thuần khiết đại diện cho tôn giáo; Màu xanh da trời có kích thước lớn nhất và nằm chính giữa của lá cờ đại điện cho nhà vua; màu đỏ nằm ở trên cùng và dưới cùng của lá cờ đại diện cho dân tộc.
Cờ của Thái Lan
Cờ của Việt Nam
Cờ của Việt Nam có hình chữ nhật với chiều rộng bằng 2/3 của chiều dài. Cờ có màu đỏ và một ngôi sao vàng 5 cánh lớn nằm ở chính giữa lá cờ.
Nền màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Đây cũng là màu máu của những người anh hùng dân tộc đã đấu tranh giành độc lập. Ngôi sao vàng ở chính giữa là biểu trưng cho linh hồn của dân tộc. 5 cánh của ngôi sao tương đương với 5 tầng lớp trong xã hội tham gia cách mạng (sĩ, công, nông, thương, binh) đoàn kết để kháng chiến.
Cờ của Việt Nam
||Tham khảo bài viết: Asean là gì? Asean có bao nhiêu thành viên (Nước) tham gia
Cờ của nước quan sát viên của ASEAN
Đông Timor là quốc gia đảm nhiệm vai trò quan sát viên của ASEAN. Cờ quốc gia này có nền màu đỏ. Cùng với đó là ngôi sao 5 cánh màu trắng nằm trên tam giác màu đen chồng lên tam giác vàng ở phần bên trái của lá cờ. Hiện nay chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về ý nghĩa của lá cờ này.
Xem thêm: Đồng Hồ Emporio Armani Của Nước Nào, Có Tốt Không, Mua Ở Đâu?
Cờ Đông Timor
Cờ Đông Á
Cờ Mông Cổ: Cờ Mông Cổ có 3 dải màu theo chiều dọc lần lượt là đỏ – xanh dương – đỏ. Trên sọc đỏ ở góc bên trái của lá cờ có vẽ Soyombo – biểu tượng của độc lập tự do. Cờ Nhật Bản: Cờ của Nhật Bản có hình chữ nhật. Nền của cờ có màu trắng. Chính giữa cờ có một hình tròn đỏ lớn biểu tượng cho mặt trời. Cờ Triều Tiên: Cờ có hình chữ nhật với nền đỏ và có viền trên và viền dưới màu xanh lam rộng. Giữa gạch màu xanh lam và nền cờ đỏ có 1 dải kẻ ngang trắng hẹp. Ở trên nền đỏ lệch về phía bên trái có một ngôi sao đỏ 5 cánh nằm trong vòng tròn trắng.
Cờ Đông Á
Cờ Hàn Quốc: Cờ hình chữ nhật và có nền trắng. Trung tâm của cờ có vòng tròn âm dương với màu đỏ ở trên và màu xanh dương ở dưới. Trong đó màu đỏ là màu của yếu tố dương, mang ý nghĩa về sự tôn quý. Màu xanh là màu của yếu tố âm, mang ý nghĩa của hy vọng. Xung quanh vòng tròn hướng về 4 góc của lá cờ có vẽ 4 quẻ Bát Quái. Cờ Trung Quốc: Cờ của Trung Quốc có nền màu đỏ. Tại góc trên phía bên trái có một ngôi sao vàng 5 cánh lớn. Xung quanh ngôi sao lớn này có 4 ngôi sao 5 cánh nhỏ. Màu đỏ là màu của cách mạng, màu máu các chiến sĩ hy sinh vì độc lập của đất nước. 5 ngôi sao 5 cánh trên cờ là tượng trưng cho sự đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc. Cờ Đài Loan: Cờ có nền màu đỏ. Góc trên, bên trái lá cờ có hình mặt trời màu trắng trên nền hình chữ nhật nhỏ máu xanh dương.
||Tham khảo bài viết: Các nước Trung Á? Khu vực trung Á có bao nhiêu quốc gia
Cờ Trung Á
Cờ Kazakhstan: Cờ có màu xanh da trời, ở giữ có vẽ một hình mặt trời với 23 tia sáng xung quanh. Phía dưới mặt trời có một con đại bàng đang tung cánh bay. Viền bên trái của lá cờ có vẽ các mẫu Koshkar-muiz màu vàng. Quốc kỳ Kyrgyzstan: Nó có nền màu đỏ. Chính giữ lá cờ có một mặt trời màu vàng xung quang có 40 tia sáng. Các tia sáng của mặt trời này chạy ngược chiều kim đồng hồ. Giữa mặt trời có 6 đường chéo cắt nhau – đây là biểu tượng của quốc gia này và được dùng nhiều trong các kiến trúc của người Kyrgyz.
Cờ Trung Á
Quốc kỳ Tajikistan: Cờ có hình chữ nhật và được chia làm 3 dải màu lần lượt là đỏ – trắng – lục. Trong đó màu trắng chiếm 50% màu của lá cờ. Màu đỏ và màu xanh mỗi màu chiến 25% lá cờ. Trung tâm của lá cờ có một vương miện màu vàng. Phía trên của vương miện có 7 ngôi sao 5 cánh màu vàng. Quốc kỳ của Turkmenistan: Quốc kỳ của nước này có hình chữ nhật với màu xanh lục sậm. Lệch về phía bên trái có một dải dọc đỏ với 5 họa tiết khác nhau. Bên cạnh đó là 5 ngôi sao 5 cánh và hình trăng lưỡi liềm màu trắng. Trăng non và 5 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 5 giác quan của con người. Thảm đỏ dọc là biểu trưng của xã hội, chính trị, tín ngưỡng. Màu lục sậm chủ đạo là màu của hạnh phúc và là màu biểu trưng của Turkmenistan. Quốc kỳ của Uzbekistan: Trên cờ có 3 dải màu theo chiều ngan lần lượt là màu xanh da trời – trắng – xanh lá cây. Giữa những dải màu này có đường kẻ đỏ ngăn cách. Trên góc trái phía trên của cờ có in hình trăng non và 12 ngôi sao 5 cánh màu trắng.
Cờ của Nam Á
Cờ của Ấn Độ: Cờ của Ấn Độ có 3 dải màu sắc theo chiều ngang đó là vàng nghệ thẫm – trắng – lục. Ở trung tâm của lá cờ là một bánh xe với 24 nan hoa được gọi là Ashoka Chakra có màu lam.
Cờ của Afghanistan: Lá cờ có hình chữ nhật với 3 dọc màu lần lượt là đen – đỏ – xanh lục. Trên cờ có in biểu tượng của quốc gia màu trắng đè lên cả 3 sọc màu.
Như vậy chúng ta có thể thấy cờ của mỗi đất nước sẽ có thiết kế mang đặc trưng riêng và nổi bật của đất nước đó. Mỗi một quốc kỳ đều mang những ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Trong phần 1 chủ đề “cờ của các nước Châu Á và ý nghĩa” này chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về cờ các nước Đông Nam Á, Đông Á, Trung Á và cờ của một số nước Nam Á. Trong phần 2 chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về cờ của các nước trong khu vực Châu Á còn lại.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!