Thuật ngữ chi phí chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cụm từ chi phí được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng. Có nhiều cách phân loại chi phí trong thực tiễn. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến chi phí trực tiếp. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Tìm hiểu về chi phí:
Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định.
Chi phí được hiểu là cái mà chúng ta từ bỏ để nhận được một cái gì đó, có thể thông qua hành vi mua, trao đổi hay sản xuất.
Chi phí là các hao phí về nguồn lực để có thể đạt được một mục tiêu cụ thể, có thể hiểu chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế ( giao dịch, sản xuất…) hoặc kinh doanh, buôn bán nhất định.
Chi phí được xác định là điều kiện quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để xác định việc thực hiện hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, từ đó có thể quản lý doanh nghiệp sản xuất hay thương mai, chọn ra những phương án tốt nhất và có lợi, đạt năng suất, hiệu quả trong công việc.
Việc xác định chi phí là điều kiện quan trọng để nhằm thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả. Tính chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lí doanh nghiệp sản xuất hay thương mại cụ thể như trong hoạt động doanh nghiệp thực hiện phân tích và lựa chọn những phương án sản xuất và kinh doanh có lợi nhất, xác định khối lượng sản phẩm tối ưu cho một thời gian ngắn, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp, định ra chủ trương và phương hướng giảm chỉ phí, làm giảm cho việc tính toán và định giá thành và giá bán.
Trong kinh doanh, chi phí được phân chia làm nhiều dạng khác nhau căn cứ vào những yếu tố khác nhau. Căn cứ vào giai đoạn sử dụng chi phí, có chi phí sản xuất và chi phí lưu thông; căn cứ vào tính chất của chi phí, có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; căn cứ vào hình thức biểu hiện, có chi phí lao động và chi phí vật chất. Về mặt pháp lí, chi phí được phân chia làm hai loại chủ yếu cơ bản đó là là chi phí hợp lí, hợp lệ và chi phí không hợp lí, không hợp lệ.
Trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hợp lí, hợp lệ là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Để thực hiện việc quản lí thuế hiệu quả, pháp luật quy định tất cả các doanh nghiệp phải phản ánh trung thực các loại chi phí trên số sách kế toán. Theo yêu cầu của tái sản xuất sản phẩm xã hội phải chia ra các loại chi phí cụ thể như sau: chi phí bộ phận (cho một sản phẩm, một dịch vụ); chi phí toàn bộ của doanh nghiệp; chi phí sản xuất (loại chi phí tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm); chi phí sử dụng hay chi phí tiêu dùng (loại chi phí được sử dụng nhằm để biến giá trị sử dụng tiềm tàng thành giá trị sử dụng thực tế).
Sự gia tăng cạnh tranh trên toàn cầu như hiện nay khiến cho môi trường pháp lý ngày càng căng thẳng và áp lực chi phí ngày càng tăng đã cho thấy các doanh nghiệp cũng cần phải đối mặt với nhiều thách thức khốc liệt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp thành công sẽ là các doanh nghiệp có sự tập trung chiến lược mạnh mẽ để nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả hoạt động và điều chỉnh các nguồn lực trên toàn doanh nghiệp từ đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược của mình.
Xem thêm: Xác định các chi phí trong dự toán xây dựng công trình
2. Tìm hiểu về chi phí trực tiếp:
Khái niệm chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp được hiểu là một loại chi phí được gắn trực tiếp với việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
Chi phí trực tiếp chính là các đối tượng chi phí như chi phí của một dịch vụ, sản phẩm hoặc một bộ phận.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là hai loại chi phí chính mà mỗi công ty phải chịu.
Chi phí trực tiếp thường là chi phí biến đổi hay có nghĩa là chúng dao động với các mức sản xuất khác nhau như chi phí hàng tồn kho.
Các chi phí như chi phí gián tiếp khó phân bổ hơn cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể như chi phí khấu hao và chi phí quản lí.
Ta nhận thấy chi phí trực tiếp về bản chất được hiểu là tổng của chi phí nguyên liệu và chi phí lao động trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ. Chi phí trực tiếp thường biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng.
Chi phí trực tiếp cũng có thể trực tiếp quy cho đối tượng và khả thi về mặt tài chính thực hiện các công việc cụ thể. Ví dụ như trong xây dựng, chi phí vật liệu, lao động, thiết bị và tất cả các chi phí liên quan trực tiếp các đối tượng là chi phí trực tiếp. Trong sản xuất hoặc các ngành công nghiệp phi xây dựng khác, chi phí hoạt động được gán trực tiếp cho một sản phẩm hoặc quy trình cụ thể là chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí gắn liền với hoạt động hoặc dịch vụ có lợi cho các dự án cụ thể, ví dụ cụ thể như tiền lương cho nhân viên dự án và tài liệu cần thiết cho dự án đó. Bởi vì các hoạt động này cũng có dễ dàng xác định được liên quan đến dự án nào, chi phí của các hoạt động này thông thường được tính cho các dự án trên cơ sở từng mặt hàng.
Xem thêm: Chi phí thuê văn phòng được tính vào chi phí hợp lý khi nào?
Chi phí trực tiếp trong tiếng Anh là gì?
Chi phí trực tiếp trong tiếng Anh là Direct Cost.
Đặc điểm chi phí trực tiếp:
Mặc dù chi phí trực tiếp thông thường là chi phí biến đổi, nhưng chi phí trực tiếp trên thực tế cũng có thể là chi phí cố định. Ví dụ như tiền thuê một nhà máy có thể được gắn trực tiếp lên cơ sở sản xuất một hàng hóa nhất định.
Thông thường, tiền thuê sẽ được coi là chi phí chung, tuy nhiên, các công ty có thể gắn tiền thuê là chi phí cố định cho các đơn vị sản xuất cho một cơ sở vật chất cụ thể.
Ví dụ về chi phí trực tiếp:
Tất cả loại chi phí nào liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, ngay cả khi đó chỉ là một phần chi phí được phân bổ cho cơ sở sản xuất, được gọi là chi phí trực tiếp. Một số ví dụ về chi phí trực tiếp là:
– Chi phí lao động trực tiếp.
Xem thêm: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là gì? Nội dung và vai trò
– Chi phí nguyên liệu trực tiếp.
– Chi phí sản xuất vật tư.
– Chi phí tiền lương cho nhân viên sản xuất.
– Chi phí cho việc tiêu thụ nhiên liệu hoặc năng lượng.
Bởi vì chi phí trực tiếp có thể được xác định cho một sản phẩm cụ thể, chi phí trực tiếp không cần phải được phân bổ cho một sản phẩm, bộ phận hoặc các đối tượng chi phí khác.
Chi phí trực tiếp thông thường phù hợp hơn với việc liệt kê từng chi phí riêng còn các mục không phải là chi phí trực tiếp thường được gộp lại và phân bổ dựa trên cho các sản phẩm, bộ phận hay mục chi phí.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được đánh giá là hai loại chi phí chính liên quan đến sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí trực tiếp bắt nguồn trực tiếp từ việc sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ, còn chi phí gián tiếp thì không.
Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Xem thêm: Tiền điện nước có được đưa vào chi phí được trừ?
Chi phí trực tiếp trên thực tế không phải lúc nào cũng là chi phí cố định, vì chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào số lượng được sản xuất.
Ví dụ cụ thể về chi phí trực tiếp là chi phí cố định là tiền lương cho giám sát viên làm việc trong một dự án cụ thể. Chi phí này có thể được quy trực tiếp cho dự án và là một số tiền cố định.
Các vật liệu được sử dụng nhằm mục đích để tạo ra sản phẩm, như gỗ hay xăng là chi phí trực tiếp nhưng không không phải là một khoản chi phí cố định.
Sự khác biệt này là do số tiền lương của người giám sát được biết trước, trong khi lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất thay đổi phụ thuộc vào doanh số.
Các biện pháp định giá hàng tồn kho:
Sử dụng chi phí trực tiếp sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quản lí chặt chẽ việc định giá hàng tồn kho khi hàng tồn kho được mua với số tiền khác nhau.
Ví dụ cụ thể như chi phí của một thành phần thiết yếu để sản xuất một mặt hàng có thể thay đổi theo thời gian. Giá của thành phần thiết yếu phải được quy là chi phí trực tiếp để sản xuất mặt hàng ngay khi mặt hàng đang được sản xuất.
Giả sử một công ty đang xây dựng một căn nhà đã mua bộ cửa sổ phòng khách với giá 500$ và bộ cửa sổ phòng ngủ với giá 600$.
Xem thêm: Quản lý chi phí dự án là gì? Nội dung và các loại chi phí dự án
Nếu công ty đó chỉ lắp bộ cửa sổ vào phòng khách căn nhà do phần này đã hoàn thành và cất bộ cửa sổ còn lại vào kho, nó sẽ được xem là hàng tồn kho. Trong trường hợp này cần áp dụng một hệ thống định giá kế toán nhất quán.
Các công ty theo dõi chi phí hàng tồn kho bằng hai phương pháp chính là: nhập trước xuất trước (FIFO) hoặc nhập sau xuất trước (LIFO). Cụ thể:
– FIFO ấn định chi phí mua hàng tồn kho dựa trên những mặt hàng nào được mua hay được nhập trước tiên.
– Ngược lại, LIFO xác định giá trị chi phí hàng tồn kho dựa trên hàng hóa cuối cùng được mua hay được thêm vào kho.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!