1. Khái niệm về chi phí Lobby
Nói đúng hơn, thuật ngữ chi phí Lobby xuất hiện và hình thành trên cơ sở khái niệm Lobby. Lobby được định nghĩa là “vận động hành lang”. Đó là toàn bộ những hoạt động hướng đến sự đàm phán và thuyết phục để làm ảnh hưởng đến một quyết định, một mục đích hay một chính sách nào đó thuộc phạm vi của chính quyền có liên quan đến những sự vật, sự việc và vấn đề của xã hội.
Hiểu một cách nôm na, chi phí Lobby chính là những khoản tiền được sử dụng để “vận động hành lang”, hay chính xác hơn là vận động những chủ thể chính có chức năng, thẩm quyền đưa ra những chính sách hay quyền định liên quan đến một dự án. Chi phí Lobby tại Việt Nam đôi khi được hiểu là những khoản tiền “đút”, tiền “cửa sau” được các doanh nghiệp, cá nhân dùng trong việc tạo mối quan hệ thân quen với những cá nhân, đơn vị, cơ quan chính quyền nhằm giúp họ suôn sẻ trong một dự án nào đó.
Trên thực tế, Lobby xuất hiện từ khá sớm ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Thậm chí chúng còn được phát triển thành một nghề, một nghiệp vụ chuyên nghiệp. Đó cũng chính là lý do chi phí Lobby và Lobby được định nghĩa và hiểu một cách minh bạch ở các quốc gia đó, chẳng hạn như Canada hay Hoa Kỳ. Thế nhưng chi phí Lobby thường khá tiêu cực ở các quốc gia chưa có luật hay quy định rõ ràng về nó.
Xét riêng về khái niệm, chi phí Lobby chính là khoản ngân sách được sử dụng để chi trả cho dịch vụ Lobby. Dịch vụ Lobby được cung cấp bởi những người làm nghề này, họ chính là cá nhân đại diện cho một người, một tổ chức doanh nghiệp làm việc và thuyết phục các đơn vị, cơ quan Nhà nước đáp ứng một mong muốn nhất định nào đó. Dịch vụ Lobby hoạt động khá mạnh mẽ ở Mỹ, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Thông thường, chi phí Lobby tại Mỹ trung bình trong khoảng từ 15.000 – 50.000 USD.
2. Bản chất của chi phí Lobby là tiêu cực hay tích cực?
Ở rất nhiều quốc gia phát triển, Lobby đa phần được thể chế hóa, tuy nhiên với nước ta và một vài quốc gia khác, thì Lobby là một thuật ngữ khá nhạy cảm, đặc biệt là có phần tiêu cực. Nói một cách dễ hiểu hơn, Lobby tại Việt Nam đôi khi được hiểu là tiền để “đút phong bì”, “đút lót”, “tiền cửa sau”,… Bày tỏ mong muốn cá nhân trước các cơ quan hành chính, Chính phủ dường như là một nhiệm vụ khá khó với các doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý
Xuất phát từ khái niệm Lobby, nghĩa là sự vận động hành lang. Do đó, bản chất của chi phí Lobby không hề tiêu cực như chúng ta vẫn nghĩ. Chi phí Lobby không có tính manh nha, lén lút và đó là sự tạo sức ép, sự vận động, đưa ra những lợi ích thiết thực để đạt được một mong muốn nào đó. Đó là một công cụ, một luật chơi rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dự án. Điển hình nhất cho dịch vụ Lobby minh bạch chính là nước Mỹ. Có hai vũ khí cơ bản để người Mỹ đi Lobby, đó chính là vai trò của người đóng thuế và cử tri.
Washington D.C – trung tâm thủ đô của nước Mỹ – nơi được xem là mảnh đất thống trị của các công ty, văn phòng kinh doanh dịch vụ Lobby. Rất nhiều những người làm chính trị của Mỹ đã “lui về ở ẩn” để tham gia vào nghề này. Phải chăng đây là một trong những nghề “ăn khách” nhất hiện nay?
Lobby còn mang tính xã hội – chính trị sâu sắc ở một số quốc gia phát triển khác. Đặc biệt, Lobby có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nên các chính sách đối ngoại, đối nội, và đôi khi là ảnh hướng đến các dự án lớn về kinh tế, cộng đồng,… Với Việt Nam, chi phí Lobby là một khái niệm hoàn toàn mới, chưa được công nhận và quy định trong một văn bản hay tài liệu pháp luật nào. Đó chính là lý do dịch vụ Lobby hoạt động manh nha và có phần không minh bạch ở nước ta.
Thế nhưng, bản chất của Lobby không tiêu cực đến thế nếu chúng được thừa nhận một cách công khai. Bởi xét riêng trên thế giới, loại hình này đã hoạt động mạnh mẽ, có ý nghĩa thiết thực và mang lại những hiệu quả đáng được trân trọng trong lĩnh vực kinh tế nói chung.
3. Tìm hiểu nghiệp vụ liên quan đến chi phí Lobby
Mẫu cv xin việc
3.1. Vai trò của Lobbyist
Lobby là một hoạt động sử dụng các giải pháp để vận động tranh thủ những cá nhân có thế lực, có quyền hạn để giúp đỡ những cơ quan, cá nhân, doanh nghiệp đạt được các mong muốn nhất định trong xã hội, chính trị và đặc biệt là kinh tế. Chính vì thế, có thể hiểu nôm na Lobby là hoạt động cung ứng thông tin đến đối tượng cần thông tin để thực hiện hóa một việc nào đó, đó là Lobbyist.
Thông tin cần được cung cấp từ những cá nhân có địa vị xã hội và thực sự uy tín, tên tuổi của họ có ảnh hưởng và tác động nhất định đến một vấn đề nào đó. Lobbyist thường là những cựu chính trị gia ở một số quốc gia phát triển. Đó có thể là cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng, cựu quan chức, các trợ lý thân cận của Tổng thống,… những cá nhân đã từng giữ những ghế quan trọng trong Chính phủ và Quốc hội. Họ thường có xu hướng gia nhập cộng đồng Lobbyist, hay làm việc trong các công ty, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Lobby dưới tư cách là một chuyên gia cố vấn.
Lobbyist có vai trò lớn trong nhiều lĩnh vực của một số quốc gia, thậm chí họ quan trọng trong các hoạt động mang tính chính trị, hoặc tác động nhất định về việc ban hành các chính sách đối ngoại, đối nội,… Lobbyist hoạt động chính trên cơ sở các mối quan hệ với các chính khách nhằm xây dựng nên thế lực chính trị. Thế lực đó có thể giúp họ đạt được mong muốn, đó chính xác là nghiệp vụ Lobby.
Bởi vậy, có một nguyên tắc cần được tuân thủ trong chính sách của Lobby chính là chiến lược Lobby đa lĩnh vực, có tầm cỡ thì mới sở hữu được thế lực cần thiết. Nói cách khác, sẽ rất tốn kém nếu đầu tư vào chi phí Lobby. Thế nhưng, trong kinh doanh, chi phí Lobby là một giải pháp mang lại hiệu quả nhất. Các khoản tiền để phục vụ cho Lobby có thể đổi được những hợp đồng, thông tin quan trọng. Điều đó giúp các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp có thể dự báo được kết quả và lên kế hoạch dự bị, phòng ngừa hoặc đi trước để gia tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ.
3.2. Nguyên tắc hoạt động của Lobby trong kinh doanh
Tìm hiểu thêm: Việc làm quản lý điều hành
Tìm hiểu về chi phí Lobby, cũng nên hiểu về nguyên tắc hoạt động của nó. Hiểu được điều này, Lobby sẽ dần được hợp thức hóa ở nước ta. Nguyên tắc hoạt động của Lobby là gì?
– Thứ nhất, Lobby có thể tiếp cận với cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, Chính phủ một cách tự do và cởi mở.
– Thứ hai, Lobby hoạt động bởi những cá nhân có thế lực, chỗ đứng, địa vị và quyền hạn là hợp pháp.
– Thứ ba, làm nghề Lobby là được công khai cho toàn xã hội.
Đối với nước ta, hoạt động kinh doanh vận dụng nguyên tắc Lobby dường như đang bị hạn chế. Điều đó xuất phát từ quan niệm chi phí Lobby là một loại chi phí tiêu cực và không lành mạnh. Thế nhưng, Việt Nam ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO, kinh tế được hội nhập vào thị trường toàn cầu. Thế nên dù muốn hay không, vận nên tuân thủ hệ thống bao gồm những nguyên tắc của cơ chế thị trường, dĩ nhiên Lobby là một điển hình trong các nguyên tắc đó.
Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về chi phí Lobby!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!