Khi đưa ra điều khoản về thanh toán, được thể hiện trong hợp đồng ngoại thương, các bên luôn mong muốn thống nhất phương thức thanh toán quốc tế có lợi nhất cho bên mình.
Để thực hiện được điều này, các bên phải hiểu rõ về các điều kiện thanh toán quốc tế, và khi đàm phán, để áp dụng điều khoản đó, và thống nhất khi thể hiện được quan điểm cũng như lợi ích mà phương thức thanh toán đó mang lại.
Trong bài viết này Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giới thiệu đến bạn những phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng được áp dụng hiện nay để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học thanh toán quốc tế
Các hình thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng
Các hình thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng hiện tại bao gồm:
Phương thức 1: Phương thức chuyển tiền (Remittance).
1. Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ…) một địa điểm nhất định.
Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình Ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:
• Người trả tiền hoặc người chuyển tiền là người ủy nhiệm cho ngân hàng đại diện mình chuyển tiền.
• Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền là ngân hàng ở nước người trả tiền hoặc người chuyển tiền (còn gọi là ngân hàng chuyển tiền).
• Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
• Người hưởng lợi là người chủ nợ hoặc người bán, hoặc là người.
2. Hình thức chuyển tiền:
Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng các cách sau:
• Hình thức điện báo (gọi là điện hối – Telegraphic Transfers – | T/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
• Hình thức bằng thư (gọi là thư hối – Mail Transfers – MT): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền – Payment order, hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.
TT nhanh hơn MT nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều, nên khi vận dụng các nhà xuất nhập khẩu cần cân nhắc kỹ. Chú ý: Cần phân biệt rõ TT và TTR (xem kỹ phần các loại LC).
3. Quy trình nghiệp vụ:
Xét về thời hạn chuyển tiền, có:
❖ Chuyển tiền trả sau.
❖ Chuyển tiền trả ngay.
❖ Chuyển tiền trả trước.
Trong đó chuyển tiền trả sau được áp dụng nhiều nhất. Quy trình chuyển tiền trả sau diễn ra như sau:
a. Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kế, người xuất khẩu thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người nhập khẩu, chuyển giao chứng từ( hoá đơn, vận đơn và các chứng từ có liên quan) cho người nhập khẩu.
b. Đến thời hạn quy định, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Trong đó phải ghi rõ ràng, đầy đủ những nội dung chính như sau:
➢ Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền.
➢ Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản.
➢ Số tiền xin chuyển.
➢ Tên và địa chỉ người hưởng lợi. Số tài khoản. Ngân hàng phục vụ.
➢ Lý do chuyển tiền.
➢ Kèm theo các chứng từ có liên quan như: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương, tờ khai hải quan…
c. Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu.
d. Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý cho mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu.
e. Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua Ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.
Phương thức 2: Phương thức giao chứng từ trả tiền ( CASH AGAINST DOCUMENTS- CAD)
Trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, trước kia chủ yếu chỉ sử dụng 3 phương thức: documentary credits, collection vil Remittance, từ những năm 1990 trở lại đây ở một số ngân hàng tại nước ta bắt đầu áp dụng phương thức CAD. Phương thức thanh toán quốc tế này rất có lợi cho nhà xuất khẩu, đảm bảo cho họ có thể thanh toán được nhanh và chắc chắn.
1. Khái niệm:
CAD (cash against documents là như thế thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiện cho nhà xuất khẩu, khi thành xuất khẩu trình của đủ những chứng từ theo yêu cầu.
Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho gia hàng để nhận tiền thanh toán.
2. Quy trình nghiệp vụ:
a. Sau khi ký hợp đồng mua bán ngoại thương với nhà Xuất khẩu (trong đó phương thức thanh toán được quy định sử dụng là CAD), người nhập khẩu cần đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD.
Để làm được điều đó, người nhập khẩu và ngân hàng sẽ thỏa thuận và kỷ 1 bản ghi nhớ (Memorandum), gồm những nội dung sau:
▪ Phương thức thanh toán (Means of payment): CAD.
▪ Số tiền ký quỹ (Pledged Amount) trị giá 100% thương vụ.
▪ Những chứng từ yêu cầu (Required Documents).
▪ Phí dịch vụ (Commission).
Ở ngân hàng BFCE tại Tp. Hồ Chí Minh Commission là 0,25% trị giá thương vụ và thông thường khoản phí này nhà XK phải chịu. Sau khi nhà NK chuyển đầy đủ số tiền ký quỹ, một tài khoản tín thác (Trust Account) sẽ được mở để ghi số tiền ký quỹ, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo cho người XK về việc tài khoản tín thác đã hoạt động.
b. Sau khi kiểm tra các điều kiện của tài khoản tín thác, nếu chấp nhận nhà XK giao hàng cho người vận tải để chuyển đến nơi nhà NK yêu cầu,
c. Nhà XK sau khi tiến hành giao hàng thì xuất trình những chứng từ mà Memorandum yêu cầu tại Ngân hàng.
d. Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của Memorandum, nếu thấy phù hợp thì tiến hành chỉ Có cho người XK và chỉ Nợ tài khoản ký quỹ của người NK, sau khi đã thu phí dịch vụ Ngân hàng theo chỉ thị trong Memorandum.
e. Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà NK.
Phương thức 3: Phương thức tín dụng chứng từ (DOCUMENTARY CREDITS)
1. Khái niệm:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để ra trong thư tín dụng.
Như vậy, các bên tham gia thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ trong ngoại thương gồm có:
• Người xin mở thư tín dụng (The applicant for the credit): là người nhập khẩu hàng hóa, người mua.
• Ngân hàng mở thư tín dụng (The issuing bank or opening bank): là Ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Là Ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của Ngân hàng này như sau:
a. Căn cứ vào đơn xin mở tín dụng thư của người nhập khẩu để mở thư tín dụng và tìm cách thông báo nội dung thư tín dụng đó cùng với việc gửi bản gốc thư tín dụng cho người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo và gửi thư tín dụng cho người xuất khẩu phải thông qua một Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu, không loại trừ Ngân hàng này gửi thẳng bản gốc LC cho người xuất khẩu.
b. Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở thư tín dụng, của người xuất khẩu đối với thư tín dụng đã được mở nếu có sự đồng ý của họ.
c. Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với những điều đã quy định trong thư tín dụng và không mâu thuẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiến 3 người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệmkiểm tra bề ngoài của chứng từ xem có phù hợp với thư tín dụng hay không chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ…
Mọi sự tranh chấp về tính chất bên trong của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự giải quyết.
d. Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp Ngân hàng rơi vào các bất khả kháng như: chiến tranh, đình công, nổi loạn, lụt lội, hỏa hoạn, động đất… Nếu thư tín dụng hết hạn giữa lúc đó, Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.
e. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, Ngân hàng mở thư tín | dụng phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư tín dụng từ 0,125% đến 0,5% trị giá của thư tín dụng (tùy từng ngân hàng).
Người hưởng lợi (The beneficiary): là người xuất khẩu hàng hóa, người bán hoặc bất cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định.Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu.
Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của Ngân hàng này là:
• Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của Ngân hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.
• Ngân hàng thông báo chi chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn và tiếng địa phương. Nếu Ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Chính vì vậy, trong cuối bức thư xác báo điện ma thu tín dụng bao giờ cũng có câu: “Please, note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable”. Tức là: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này”.
• Khỉ nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, Ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến Ngân hàng mở thư tín dụng.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến Ngân hàng mở thư tín dụng, miễn là họ chứng minh đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.
Ngoài ra còn có thể có các Ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này như:
+ Ngân hàng xác nhận (the confirming bank): là Ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.
Ngân hàng xác nhận có thể vừa là Ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một Ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
+ Ngân hàng thanh toán (the paying bank): có thể là Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. Trường hợp Ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu thì gọi là Ngân hàng chiết khấu (the negotiating bank). Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì Ngân hàng trả tiền thường là Ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của Ngân hàng thanh toán giống như Ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến.
2. Quy trình nghiệp vụ:
Qui trình của phương thức tín dụng chứng từ đơn giản nhất như sau:
Vì ngân hàng mở L/C thường ở nước người mua, nên việc trực tiếp thông báo và trả tiền cho người bán sẽ gặp những khó khăn nhất định, nên ngân hàng mở L/C uỷ quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thực hiện những công việc này.
Phương thức 4: Phương thức nhờ thu (COLLECTION)
1. Khái niệm:
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bạn sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.
Đặc điểm của hối phiếu:
• Tính trừu tượng.
• Tính bắt buộc trả tiền.
• Tính lưu thông.
Hình thức của Hối phiếu: (Theo ULB 1930 – Uniform Law for Bills of Exchange):
Hồi phiếu phải được lập thành văn bản. Có thể viết tay, đánh máy, in sán.
Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu: bằng một thứ tiếng.
Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ, mực dễ phai.
Hối phiếu có thể lập thành 2 hay nhiều bản (thường là 2 bản) có giá trị ngang nhau.
➢ Nội dung của Hối phiếu (theo ULB 1930):
Những nội dung bắt buộc:
• Phải ghi rõ tiêu đề (Bills of Exchange Exchange or Draft). Ghi rõ địa điểm, thời gian lập hối phiếu.
• Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện.
• Một số tiền nhất định (ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ).
• Thời hạn trả tiền: trả ngay, trả sau.
• Địa điểm trả tiền.
• Người hưởng lợi.
• Người trả tiền hối phiếu.
• Người ký phát hối phiếu và ký tên.
• Ngoài ra còn những nội dung mang tính tùy nghi.
Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu:
Hối phiếu dùng trong phương thức chứng từ:
Có 2 loại nhờ thu:
a. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Nhờ thu phiếu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, nhưng không kèm theo điều kiện gì cả.
b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trào toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
2 Quy trình nghiệp vụ:
a, Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection.
Sơ đồ:
1. Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ gửi thằng người mua.
2. Người bán ký hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu đó.
3. Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua.
4. Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả tiền.
5. Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của họ, có thể chia thành 3 trường hợp:
• Người mua chiếm dụng hàng của người bán và không trả tiền.
• Người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, người bán phải xử lý:
o Thương lượng để bán giảm giá cho người mua.
o Bán cho người khác.
o Vận chuyển về hoặc bỏ đi.
• Người mua đồng ý trả tiền, thông thường sau khi nhận hàng thì người mua mới trả tiền.
6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người bán.
Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, Tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò người trung gian đơn thuần mà thôi.
Trường hợp áp dụng phương pháp này:
• Hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau hoặc hai bên cùng trong nội bộ công ty với nhau.
• Dùng để thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức…
b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection).
Người bán giao hàng.
1. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán trong đó bao gồm bộ chứng từ gửi hàng và hối phiếu chuyển cho ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ tiền ghi trên tờ hối phiếu đó ở người mua.
2. Ngân hàng bên bán chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua.
3. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ, nếu người mua trả tiền mới trao chứng từ gửi hàng cho họ để nhận hàng, nếu không thì cầm giữ chứng từ lại và báo cho ngân hàng bên bán biết.
4. Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, có thể chia thành 2 trường hợp:
• Người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng. Người bán phải xử lý tương tự như trên (phần Clean collection).
• Người mua đồng ý trả tiền:
– Nếu là DP thì người mua phải trả tiền để được nhận chứng từ đi lấy hàng.
– Nếu là D/A thì người mua phải chấp nhận hối phiếu, đến thời hạn quy định sẽ trả tiền, để được nhận chứng từ đi lấy hàng.
– Nếu là D/OT thì người mua xuất trình các Giấy hứa trả tiền, Thư cam kết trả tiền, Biên lai tín thác do chính người mua lập, để được nhận chứng từ đi lấy hàng.
5. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán.
6. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người bán.
So với phương thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn, vì ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế chứng từ. Tuy vậy, phương thức này vẫn còn những bất lợi cho người bạn như:
+ Người mua có thể từ chối không nhận chứng từ vì lý do nào đó như giá hàng đã hạ xuống chẳng hạn. Tuy quyền sở hữu về hàng hóa vẫn thuộc về người bán, song hàng đã gửi đi rồi, giải quyết tiêu thụ ra sao?…
+ Thời gian thu tiền về còn quá chậm, nên vốn của người bạn vẫn bị ứ đọng.
Phương thức 5: Phương thức thanh toán chứng từ (Letter of Credit – L/C)
1. Khái niệm:
Phương thức thư tín dụng hay còn được biết đến là phương thức L/C.
Đây là một văn bản do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.
Trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán thông qua dạng thư tín dụng được sử dụng khá phổ biến. Ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
– L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
– Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”. Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.
2. Nội dung của LC:
Trong thư tín dụng có những nội dung sau đây:
* Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C.
* Loại LC.
* Số tiền của LC.
* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng.
* Những quy định về hàng hóa.
* Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.
* Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
* Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở LC.
* Những điều kiện đặc biệt khác.
* Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C, nếu mở L/C bằng thư.
3. Các loại LC:
Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng.
Trong số đó có 2 loại thư tín dụng chính:
* Thư tín dụng có thể hủy bỏ.
* Thư tín dụng không thể hủy bỏ.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh mong rằng với những chia sẻ trên đây về Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế Qua Ngân Hàng sẽ hữu ích tới bạn.
Tất nhiên, Trong quá trình làm nghề xuất nhập khẩu, có rất nhiều người gặp khó khăn. Vì vậy, nhiều bạn chọn giải pháp học xuất nhập khẩu thực tế để trang bị kiến thức thực tế nhất về nghề xuất nhập khẩu và rèn luyện kĩ năng làm việc. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn tại XNK Lê Ánh để học toàn bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu và logistics.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878
Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm:
- Phương Thức Thanh Toán D/A
- Các Trường Hợp Lừa Đảo Trong Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Thanh toán T/T là gì? Quy trình làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T
- UCP 600 trong Thanh toán quốc tế
- Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!