Với các loại cây có sức sống rất mạnh mẽ, khi mới bứng cây (bới cây lên) dù không có bầu thì nó vẫn có khả năng sống tốt. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý chăm sóc cây đúng cách để giúp cây bám đất tốt hơn, nhanh chóng tươi tốt để có dáng đẹp, mau chóng ra hoa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách bứng cũng như cách trồng cây mới bứng.
Ưu, Nhược điểm của kỹ thuật bứng cây
Ưu điểm:
- Là phương pháp giúp di chuyển các loại cây có gốc rễ lớn và cắm sâu xuống lòng đất dễ dàng và thuận lợi
- Có thể vận chuyển được số lượng cây nhiều hơn và gọn hơn, không cồng kềnh
- Ít mất nhiều thời gian hơn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác
- Ít tốn nhiều nhân công
Nhược điểm:
- Dễ gây chết cây nếu không biết chăm sóc cây cảnh đúng cách sau khi bứng cây đem đến khu vực khác để trồng
Các bước bứng cây đúng cách
Trước khi thực hiện các bước trong việc bứng cây, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi bứng cây phải đào hố, chuẩn bị sến đất để khi cây vừa được đưa về là có thể trồng được ngay. Bởi cây khi đã đào lên thì càng để lâu cây sẽ càng khó sống. Cũng như tuyệt đối không đào bới cây vào những ngày trời có mưa to hoặc thời tiết oi bức cũng như se lạnh.
- Không đánh cây ngay lập tức mà nên đào xung quanh gốc cây. Sau đó cắt khoảng ¾ số rễ cây rồi dừng lại, bón thêm phân hoại rồi lấp đất đầy vào gốc cây và giữ ẩm cho đất một thời gian, trong khoảng từ 1 cho đến vài tháng. Kế đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng di chuyển cây lên phương tiện vận chuyển.
Quy trình bứng cây khá phức tạp và đòi hỏi phải chú ý, quan sát nhiều khi thực hiện để tránh sai sót xảy ra
- Không bứng cây ngay đợt cây đang ra tược và đọt non.
- Đất cát đa phần rất khó bứng bầu nên khi thực hiện bước này phải cẩn thận.
- Nếu không may bầu đất bị bể thì khi trồng phải dùng đất đen, nhão hoặc đắp vào gốc cây, sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh là NAA thì cây mới có khả năng sống.
Sau khi đã đọc kĩ những lưu ý như trên, vậy thì bạn có thể thực hiện bứng cây theo những quy trình gồm các bước như sau:
Chọn thời điểm bứng cây phù hợp
Nếu như bạn muốn di dời một gốc cây nào đó, trước hết bạn cần phải quan sát khả năng sinh trưởng của cây trước khi quyết định bứng lúc nào là phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn bứng cây khi cây bước vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không tiến hành bứng các loại cây đang sung mãn, có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt là những loại cây đang ra nhiều lá lụa.
Cắt tỉa cây
Khi tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên hạn chế cắt tỉa phần lớn các cành lá. Tuy nhiên bạn vẫn nên chừa lại cho lá thở, đặc biệt là những loại cây lá kim như cây phi lao,… để giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời tạo sự cân bằng sinh khối cho cây. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cắt tỉa, tạo hình dáng cho cây vào giai đoạn này.
Cách bứng cây
Sau khi đã tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật bứng cây. Bầu đất của cây nên có đường kính gấp khoảng 2-3 lần so với đường kính gốc.
Sau khi vận chuyển cây về, bạn nên kiểm tra và gỡ những phần đất đã bị vỡ ở bầu đất trong quá trình vận chuyển, sau đó nên kiểm tra đầu rễ của cây và cắt tỉa phần rễ thêm một lần nữa.
Đối với những vết cắt lớn, bạn cần bôi thuốc và khi cắt, phải cắt thật ngọt, tránh để dập rễ vì nếu như thế sẽ khiến rễ cây dễ mắc các bệnh do vi sinh vật tấn công.
Cách trồng cây mới bứng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!