Hoắc hương và tác dụng chữa bệnh

Hoắc hương là cây vị thuốc được biết đến trong những bài thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu , đau mình sổ mũi, đau bụng, ăn uống không tiêu, và tinh dầu Hoắc hương là hương liệu quý.

Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth., Họ Hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây hoắc hương là Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương, là cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím. Thân lá có lông, lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên. Hoắc hương được trồng chủ yếu lấy lá và cành làm thuốc.

Hoắc hương
Hoắc hương , tên khoa học là Pogostemon cablin Benth – Lá có chứa alcaloid sát trùng, trị cảm, mệt mỏi, nhức đầu, lợi tiểu, giúp tiêu hóa

1.Tác dụng của Hoắc hương

– Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh : Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược Học).

– Trong y học nhân dân, Hoắc hương là một loại thuốc làm mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, dùng trong những trường hợp ăn không ngon, sôi bụng, đau bụng đi ngoài, hôi miệng ( Theo GS,TS Đỗ Tất Lợi).

– Tinh dầu Hoắc hương rất tốt chữa vết côn trùng cắn. Có tác dụng giảm bớt căng thẳng và trấn tĩnh tinh thần, giảm stress, giảm độ viêm hay sưng tấy.

– Trong kỹ nghệ nước hoa, hoắc hương là một nguyên liệu quí, là tunh dầu thơm và định hương cao cấp.Có thể sử dụng tinh dầu hoắc hương trong bồn tắm khi xông hơi hoặc ngâm mình, có thể sử dụng với dầu massage khi bạn muốn. Tinh dầu hoắc hương giúp khử trùng và nó là 1 chất khử mùi rất tốt.

2. Các bài thuốc từ Hoắc hương

– Chữa cảm mạo, nhức đầu, đau mình mẩy : Dùng 6 – 12g Hoắc hương dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các loại thuốc khác ( Đỗ Tất Lợi).

– Chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng : Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12 g, hoa cây đại 12g, vỏ bưởi đào đốt cháy 6g. Tất cả tán nhỏ. Trước bữa ăn 20 phút uống với nước nóng, mỗi lần 2g. Ngày uống 3 lần ( Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi).

3.Trồng , thu hái và bảo quản Hoắc hương

– Hoắc hương thường được trồng bằng giâm cành, ưa đất ẩm thoát nước, nơi có bóng mát. Kém chịu hạn, úng, rét và sương muối.

– Thường thu hái vào tháng 4-6, lựa lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi khô

– Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đựng trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.

Những lưu ý khi dùng Hoắc hương – Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. – Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.

– Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra. – Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.

Trongraulamvuon tổng hợp