Cán cân xuất nhập khẩu(Import- export balance) là gì? Cán cân xuất nhập khẩu tên tiếng Anh là gì? Công thức tính và nhận xét cán cân xuất nhập khẩu? Tình hình cán cân xuất nhập nhập khẩu ở Việt Nam?
Nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cán cân xuất nhập khẩu là một trong các yếu tố đó để nhận biết được tình hình kinh tế của quốc gia đó. Như vậy, có thể nói cán cân xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nhìn vào đó để có thể đánh giá được tình hình xuất- nhập khẩu và có các phương hướng nhất định để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thời điểm hiện tại của đất nước đó. Vậy cán cân xuất nhập khẩu là gì? Công thức tính và nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu?
1. Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
Cán cân xuất nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu của một nước ở một giai đoạn nhất định. Cán cân xuất nhập khẩu còn gọi là cán cân ngoại thương. Có thể hiểu một cách đơn giản đây sẽ là mức chênh lệch của giá trị xuất và nhập khẩu.
Nếu tổng giá trị xuất khẩu vượt tổng giá trị nhập khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là xuất siêu, còn nhập khẩu vượt xuất khẩu thì được gọi là nhập siêu. Đặc biệt, khi lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ cho ra một kết quả về nền kinh tế của vùng hay quốc gia. Nếu mức chênh lệch đó lớn hơn 0 thì cán cân sẽ thặng dư, còn nếu thấp hơn 0 sẽ là thâm hụt. Cán cân xuất nhập khẩu chỉ khi ở mức bằng 0 thì mới cân bằng và đạt trạng thái hiệu quả nhất cho nền kinh tế.
2. Cán cân xuất nhập khẩu tên tiếng Anh là gì?
Cán cân xuất nhập khẩu tên tiếng Anh là: ” Import- export balance“.
3. Công thức tính và nhận xét cán cân xuất nhập khẩu.
3.1. Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu
Công thức để tính cán cân xuất nhập khẩu như sau:
Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị hàng xuất khẩu – giá trị hàng nhập khẩu.
Trong đó: Giá trị hàng xuất khẩu được hiểu đơn giản là những giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán ra nước ngoài. Còn giá trị nhập khẩu là những giá trị hàng hóa, dịch vụ được nhập về từ nước ngoài để kinh doanh, buôn bán và đem lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
3.2. Nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu.
a. Đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu
– Cơ cấu xuất nhập khẩu là tổng thể những bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quốc gia cùng những mối quan hệ ổn định, phát triển mạnh mẽ giữa các bộ phận đó dựa theo điều kiện về kinh tế – xã hội nhất định trong thời kỳ nào đó. Cơ cấu xuất nhập khẩu phản ánh kết quả của quá trình lao động, sáng tạo ra các giá trị vật chất và dịch vụ của nền kinh tế một cách chân thực nhất cũng như phản ánh về trình độ lao động, các đối tượng tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ thay đổi theo sự phát triển của quốc gia đó.
– Đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu:
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn mang tính khách quan.
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu thể hiện qua số lượng và chất lượng.
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn có mục tiêu định trước, có tính hướng dịch.
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn phải đảm bảo được tính hiệu quả cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu có tính lịch sử, bắt đầu từ một cơ sở cơ cấu nào đó, kế thừa và phát triển.
+ Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn ở trạng thái phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu:
Cán cân xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố khác nhau, điển hình sẽ có 3 yếu tố chính như sau:
– Thứ nhất, bị ảnh hưởng bởi yếu tố xuất khẩu: Đây được cho là chất xúc tác then chốt có thể làm thay đổi toàn bộ cán cân xuất nhập khẩu từ chính nhu cầu nhập khẩu những loại hàng cũng như những đối tượng có nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa đó ngày càng có sự biến đổi.
– Thứ hai, bị ảnh hưởng bởi tình hình nhập khẩu: Giống như xuất khẩu, đây được xem là yêu tố có xu hướng biến chuyển mạnh, đây chính là một trong những yếu tố làm cho xu hướng tăng mạnh hơn khi GDP tăng, thậm chí, đôi khi tốc độ tăng trưởng của các hàng hóa nhập khẩu cũng có lúc tăng mạnh hơn GDP. Tình hình nhập khẩu của nước ta cũng sẽ tăng lên theo chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hóa xuất khẩu. Trong trường hợp nếu như giá cả của loại hàng hóa trong nước tăng lên nhưng thế giới không có sự thay đổi, hoặc có thể là biến động nhẹ thì kinh ngạch về xuất khẩu cũng vì thế mà tăng lên không ngừng.
– Thứ ba, bị ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái: Đây được xem là nhân tố có khả năng tác động tương đối mạnh mẽ đến sự cân bằng của cán cân xuất nhập khẩu. Có thể nói đây chính là một nhân tố khiến cho cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia biến động lớn. Bởi vì nếu như biến động của tỷ giá của đồng nội tệ thì nó cũng sẽ làm cho các hoạt động của xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo.
Đây là 3 yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu, nếu như một trong 3 yếu tố này thay đổi thì sẽ làm cho cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia thay đổi theo chứ không nhất thiết là phải cả 3 yếu tố cùng tác động thì mới thay đổi.
c. Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu phản ánh đến mức độ xuất khẩu- nhập khẩu của một quốc gia, vì vậy nó có vai trò trực tiếp đến nhập- xuất khẩu:
– Đối với xuất khẩu:
+ Là một yếu tố dùng để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, nó rất tích cực trong việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, làm tăng hàng hóa tiêu dùng nội địa trong nước.
+ Tình hình xuất khẩu còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giúp phát triển và làm bàn đạp cho các ngành kinh tế có liên quan, giúp đẩy
+ Xuất khẩu sẽ giúp thu được về nguồn vốn chủ yếu, vốn này sẽ đầu tư và là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu đối với những hàng hóa cần thiết khác.
– Đối với nhập khẩu:
+ Nhập khẩu cũng sẽ là nhân tố giúp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nhanh hơn, giúp bổ sung thêm nguyên nhiên liệu, sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
+ Nhập khẩu còn có vai trò làm thông suốt nền kinh tế của một quốc gia, phát huy được các thế mạnh của quốc gia đó.
+ Ngoài ra nhập khẩu hàng hóa còn giúp phá bỏ sự độc quyền của sản phẩm hàng hóa, giúp loại bỏ nền kinh tế đóng.
4. Tình hình cán cân xuất nhập nhập khẩu ở Việt Nam.
Hiện nay cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta được phân chia thành hai loại chủ yếu như sau:
– Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu: Đối với cơ cấu của các hàng hóa xuất nhập khẩu lại là một phần của cơ cấu thương mại và cũng là tổng thể của tất cả các mối quan hệ trong kinh tế. Đây chính là sự tương quan của những mặt hàng, của các ngành có tỷ lệ tương quan với thị trường xuất nhập khẩu. Hiện nay thì nước ta cũng đang có sự đa dạng hóa về cơ cấu xuất nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau như:
+ Mặt hàng xuất khẩu chuyên môn hóa sản xuất theo ngành. Cụ thể như sẽ phân chia sản phẩm thành các loại sản phẩm của công nghiệp nặng, khoáng sản, công nghiệp nhẹ, ngành nông nghiệp, công nghiệp,..
+ Mặt hàng xuất khẩu thuộc diện theo công dụng, chức năng riêng của mặt hàng đó. Cụ thể là các sản phẩm dùng để xuất khẩu sẽ thuộc nhóm nguyên liệu dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng.
+ Mặt hàng xuất khẩu dựa vào trình độ kỹ thuật của sản phẩm đó, ví dụ như: thô sơ, chế biến, sơ chế,..
+ Ngoài ra hàng hóa xuất khẩu còn tùy thuộc vào các yếu tố để sản xuất
– Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu: đây chính là một sự phân chia khá rõ ràng và cụ thể các giá trị theo nền kinh tế của một quốc gia, thị trường tiêu thụ của hàng hóa đó. Đối với cơ cấu này thì nó thể hiện vô cùng rõ nét mở rộng các mối quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới về mối quan hệ trong thương mại. Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,…
Như chúng ta cũng đã biết thì sự thay đổi của nền kinh tế xã hội là vô cùng nhanh chóng, đối với mỗi quốc gia mà nói thì cán cân xuất nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu có tác động khá lớn đến mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên để có thể đánh giá được một cách khách quan, chính xác thực trạng cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn qua.
Để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường thì cần phải thay đổi cán cân xuất nhập khẩu, đương nhiên trong số đó có Việt Nam. Việc thay đổi về cơ cấu xuất nhập khẩu nó sẽ tác động khá mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của một quốc gia, sự hội nhập về kinh tế của một quốc gia. Thế nhưng phần lớn chính nó cũng có thể đánh giá một cách khách quan về cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta trong những giai đoạn vừa rồi. Việc thay đổi cơ cấu sẽ giúp cho nước ta có thể tạo ra và nắm bắt được nhiều xu thế mới, bởi trên thực tế thì cơ cấu nước ta đang đối mặt với các văn đề như: tốc độ tăng trưởng của sản phẩm vô hình nhanh hơn sản phẩm hữu hình; hàng hóa về lương thực phẩm, nguyên nhiên liệu đang giảm mạnh mà tỷ trọng ngành công nghiệp khoáng sản và công nghiệp chế biến lại tăng lên. Chính vì thế mà cần phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu để có những bước tiến mới trong tương lai.
Điều này cũng đưa ra được những giải pháp, định hướng cho thời gian tới thì còn cần phải dựa vào quan điểm cụ thể của phương án công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Và các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo này được thể hiện rõ nét thông qua sự chuyển dịch về cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!