Cân nặng thai nhi là yếu tố giúp mẹ bầu xác định xem thai nhi có phát triển ổn định ở trong bụng mẹ hay không. Tuy nhiên, con số ước tính này sẽ khác biệt do các yếu tố sau:
1.Di truyền từ bố mẹ, chủng tộc
Trọng lượng và chiều cao di truyền từ bố mẹ có tác động đến trọng lượng của thai nhi, bố mẹ có vóc dáng cao to thì thai nhi sẽ có chỉ số lớn hơn và ngược lại. Ngoài ra, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt về chỉ số chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn.
2. Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Chiều cao, cân nặng của người mẹ: Mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại.
Bệnh lý từ mẹ: Mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mạn tính như viêm phổi, suy tim, suy gan, tăng huyết áp,… cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ: Trong thai kỳ nếu mẹ bị tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai to so với cân nặng chuẩn.
3.Thứ tự của con, số lượng con
Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy, con đầu lòng thường có cân nặng nhẹ hơn so với các bé sau
Những mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba) thì cân nặng thai nhi sẽ nhẹ hơn so với các mẹ mang thai một bé.
4.Thai nhi bị dị tật
Cân nặng của thai nhi được quyết định bởi một số điểm như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì thế, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất kỳ dị tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng.
5.Bánh nhau, dây rốn bất thường
Bánh nhau là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi, dây rốn vận chuyển chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Nếu có điều bất thường với bánh nhau hoặc dây rốn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng giảm và thai nhi thường nhẹ cân hơn chỉ số bình thường
6.Chế độ dinh dưỡng thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý của mẹ trong suốt thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi có chiều cao, cân nặng tốt và ngược lại.
Theo đó, trước khi mang thai mẹ bầu có cân nặng đạt tiêu chuẩn nên tăng 20% (tương đương 10 – 12kg) cân nặng ban đầu, mẹ bầu bị nhẹ cân nên tăng 25% (tương đương 12,7 – 13,8kg), mẹ bầu thừa cân nên tăng 15% (tương đương 7 – 11,3kg) so với cân nặng ban đầu đối với mẹ mang thai một.
Gợi ý cách đảm bảo cân nặng chuẩn cho thai nhi
Để đảm bảo cân nặng thai nhi trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề, cụ thể:
- Nghỉ ngơi nhiều và luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống lành mạnh: Không bỏ bữa sáng, chia phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước,…
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: Bổ sung thêm vitamin, sắt và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kết hợp luyện tập thể dục đều đặn: Đi bộ, bơi lội, yoga,… giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và giúp ích cho quá trình sinh nở.
Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tương ứng cân nặng thai nhi 28 tuần đến cân nặng thai nhi 40 tuần. Đây là giai đoạn tăng tốc, vì vậy mẹ cần chú trọng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, duy trì luyện tập thể dục hợp lý để đảm bảo cân nặng thai nhi chuẩn.
Ngoài ra, cân nặng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số chiều cao, cân nặng của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng bản thân, không tăng cân quá nhiều và không để tình trạng thiếu cân để đảm bảo cân nặng cho thai nhi.
Kết hợp khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!