Hướng dẫn cách tính thuế GTGT phải nộp: Cách tính thuế GTGT phải nộp theo pp khấu trừ; Cách tính thuế GTGT phải nộp theo pp trực tiếp; Cách xác định giá tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ … theo Thông tư 219/2013/TT-BTC mới nhất hiện nay.
Trước tiên: Các bạn phải xác định xem DN mình kê khai thuế GTGT theo phương khấu trừ hay trực tiếp nhé.
Chi tiết xem tại đây: Cách xác định phương pháp kê khai thuế GTGT.
-> Sau khi đã xác định được DN m kê khai theo phương pháp nào thì cách tính thuế GTGT theo từng phương pháp như sau:
–
1. Cách tính thuế GTGT phải nộp theo pp khấu trừ: Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Công thức tính thuế GTGT phải nộp theo pp khấu trừ cụ thể như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó: a) Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì các bạn phải tách thuế GTGT, cụ thể như sau:
– Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán tem, vé…) 1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
Như vậy: => Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa thuế.
Ví dụ: Như vé cước đường bộ có giá trị: 100.000 (Đây là giá đã có thuế GTGT, và thuế suất là 10%) -> Giá chưa thuế GTGT = 100.000 / (1 + 10%) = 90.909 -> Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = 100.000 – 90.909 = 9.091
–
Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. – Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ. Ví dụ: Doanh nghiệp bán máy tính giá bán chưa có thuế GTGT đối với Máy tính A là: 11.000.000 đồng/chiếc; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/chiếc. -> Nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/chiếc thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/chiếc x 10% = 1.210.000 đồng/chiếc thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/chiếc.
– Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
–
b. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng sản xuất kinh doanh hàng CHỊU thuế 10% và KHÔNG chịu thuế có phát sinh hoá đơn đầu vào như sau: – Hoá đơn A: trị giá 10tr, thuế GTGT 1.000.000 -> Dùng cho SXKD chịu thuế. – Hoá đơn B: trị giá 5tr, thuế GTGT 500k -> Dùng cho SXKD Không chịu thuế – Hoá đơn C: trị giá 1tr, thuế GTGT 100.000 -> Dùng chung cho cả Chịu thuế và Không chịu thuế. => Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ được xác định như sau: – Hoá đơn A: Sẽ được khấu trừ toàn bộ 1.000.000 (vì dùng cho SXKD chịu thuế) – Hoá đơn B: Không được khấu trừ (vì dùng cho SXKD Không chịu thuế) – Hoá đơn C: Hoá đơn này phải phân bổ (vì dùng chung cho cả Chịu thuế và Không chịu thuế), cụ thể như sau: Thuế GTGT được khấu trừ sẽ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu Chịu thuế GTGT và doanh thu Không chịu thuế so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Ta có: Tổng Doanh thu trong kỳ = 20.000.000 (Trong đó: Doanh thu chịu thuế 10% là: 15.000.000 (Chiếm 75%), Thuế GTGT đầu ra = 1.500.000 Doanh thu Không chịu thuế: 5.000.000 (Chiếm 25%) => Số thuế GTGT được khấu trừ của Hoá đơn C = Tiền thuế GTGT 100.000 x 75% = 75.000 -> Tổng cộng số thuế GTGT được khấu trừ: 1.000.000 + 75.000 = 1.075.000 Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 1.500.000 – 1.075.000 = 425.000
–
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù (như: tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết…) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính như sau, để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ: Trong kỳ, Công ty kế toán Thiên Ưng thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là vé cước đường bộ:
Tổng giá thanh toán 100.000 (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:
100.000 x 10% = 9.091 1 + 10%
=> Giá chưa có thuế là 90,909, thuế GTGT là 9.091 đồng.
– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư 219.
Chi tiết xem thêm: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
–
Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế GTGT mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn. Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
c. Sau khi đã tính được số thuế GTGT phải nộp: -> Các bạn tiến hành kê khai thuế trên phần mềm HTKK, cụ thể: Hồ sơ kê khai thuế, cách lập tờ khai thuế GTGT, thời hạn nộp tờ khai …
Chi tiết -> Cách kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ.
–
2. Cách tính thuế GTGT phải nộp theo pp Trực tiếp trên doanh thu: Khoản 2 điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định Công thức tính thuế GTGT phải nộp theo pp trực tiếp trên doanh thu, cụ thể như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X Tỷ lệ % Trong đó: a) Doanh thu để tính thuế GTGT = Tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp DN có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này. Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính là 50.000.000 và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp là 20.000.000: => Thì Công ty không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính: 50.000.000 (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) => Chỉ phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% (=20.000.000 X 5%) trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp. Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định => Nếu không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu như sau: – Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; – Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; – Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
– Chi tiết tỷ lệ % đối với từng ngành nghề trên cụ thể như sau:
1) Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1% – Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng). 2) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5% – Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; – Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác; – Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện; – Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; – Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý; – Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan; – Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; – Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; – Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; – Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu; – Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình; – Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản; – Các dịch vụ khác; – Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). 3) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3% – Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa; – Khai thác, chế biến khoáng sản; – Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; – Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm; – Dịch vụ ăn uống; – Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; – Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). 4) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2% – Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; – Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; – Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên.
c) Sau khi đã tính được số thuế GTGT phải nộp: -> Các bạn tiến hàng kê khai trên phần mềm HKKT cụ thể như: Hồ sơ khai thuế, cách lập Tờ khai thuế, thời hạn nộp Tờ khai thuế …
Chi tiết xem tại đây: Cách kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp
–
Kế toán Thiên Ưug chúc các bạn làm tốt công việc kế toán thuế!
Các bạn muốn học cách tính thuế, kê khai thuế GTGT, TNCN tháng/quý, cách xác định chi phí được trừ – không được trừ, Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm … có thể tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyển sâu.
–
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!