Cách thay dây curoa ô tô và những điều cần biết về dây Curoa – Kovar

Dây Curoa trên ô tô là một trong những bộ phận cần kiểm tra, thay thế định kì và việc thay dây curoa cũng khá đơn giản nhưng một số tài xế không có kinh nghiệm sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thay thế. Do vậy, hôm nay Kovar sẽ chia sẻ cách thay dây curoa ô tô cực kỳ nhanh chóng và những điều cần biết về dây Curoa.

Dây curoa ô tô là gì?

Dây curoa ô tô là gì?
Dây curoa ô tô là gì?
  • Dây curoa là một bộ phận thuộc động cơ đồng bộ quá trình xoay của trục cam và trục khuỷu đảm bảo hai bộ phận này ăn khắp với nhau.
  • Dây curoa thường nằm dưới lớp bảo vệ trục cam và thường phía trước động cơ
  • Dây curoa thường được sản xuất từ cao su chất lượng cao, có một vài dòng xe sẽ sử dụng dây xích truyền động thay thế. .

Vai trò của dây curoa trên xe ô tô

  • Trên nhiều loại xe đời mới hiện nay, dây cu roa được sử dụng để dẫn động các bộ phận trên xe như: trục cam, hệ thống bơm trợ lực tay lái, lốc điều hòa, máy phát điện và bơm nước làm mát.
  • Đối với những xe đời cũ thì sẽ sử dụng dây cua-roa riêng cho từng hệ thống cần dẫn động. Dây cua-roa nào đứt sẽ làm hệ thống đó ngừng hoạt động. Dây cua-roa dẫn động cam bị đứt khi xe đang chạy sẽ gây nên hậu quả lớn..
  • Nếu xe không có dây curoa, thời gian van biến thiên đóng mở sẽ không chính xác, ảnh hưởng tới hoạt động của xe ô tô. Trường hợp xấu nhất là khiến xe không di chuyển được và trong những trường hợp bất chợp xe bị ngừng di chuyển thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi người ngồi trên xe

Chính vì những vai trò trên giúp chúng ta phần nào thấy được tầm quan trọng của dây curoa đối với sự an toàn của mọi người khi di chuyển, vì vậy chúng ta cần kiểm tra và thay thế dây curoa định kì.

Các loại dây curoa

Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại dây curoa đó là: Dây curoa động cơ và dây curoa cam

Trong hai loại này thì dây curoa cam khá được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay bởi vì nó vận hành êm ái hơn và thời gian sử dụng lâu hơn so với dây curoa động cơ như sau:

  • Thời gian sử dụng dây curoa động cơ: dưới 3 năm hoặc di chuyển trên 58.000km
  • Thời gian sử dụng dây curoa cam: khi di chuyển từ 96.500km – 145.000km

Khi nào cần thay dây curoa

Khi nào cần thay dây curoa
Khi nào cần thay dây curoa

Dưới đây là các trường hợp cần thay dây curoa:

  • Khi đạt thời gian sử dụng hoặc số quãng đường di chuyển như được đề cập ở bên trên
  • Khi dây curoa kêu rít thì cũng là lúc bạn cần thay dây curoa mới
  • Khi bề mặt dây curoa có tình trạng rạn nứt, trơ hoặc chai cứng

Vì thế bạn cần để ý để khi gặp hiện tượng này thì cần phải quan sát dây curoa ngay và tiến hành thay thế nhanh chóng nhất.

Nguyên nhân dây curoa kêu rít

  • Nguyên nhân dây curoa kêu rít có thể là do dây curoa được sử dụng lâu ngày sẽ bị rạn nứt và trơ. Khi gặp hiện tượng này, chủ xe cần kiểm tra dây curoa ngay và nên đưa xe đến gara để thay thế dây curoa mới tránh dẫn đến trường hợp bị đứt dây curoa.
  • Nếu như vẫn thấy dây curoa kêu rít mà kiểm tra thấy dây curoa không bị chai cứng thì nguyên nhân có thể là do dây curoa bị chùng. Lúc này bạn có thể xiết căng dây lại nhưng tùy từng loại xe sẽ có cách siết đơn giản hoặc phức tạp. Vì nếu siết quá chặt sẽ khiến vòng ổ bi nhanh mòn, chi phí sửa chữa cực kỳ tốn kém.

Một lưu ý nhỏ là khi động cơ xe của bạn phát ra tiếng kêu rít bất thường nhưng bạn lại hiểu nhầm đây là tiếng kêu phát ra từ curoa thì nguyên nhân ở đây có thể là do một vòng bi của hệ thống nào đó có puli dẫn động bởi dây cua-roa bị “chết” hoặc bị bó. Trường hợp nặng là puli bị kẹt cứng không quay được. Trong khi dây cua-roa vẫn trượt trên, gây phát sinh nhiệt và có thể làm đứt dây. Theo kinh nghiệm của các bác tài là tắt máy. Sau đó dùng dung dịch dưỡng dây cua-roa hoặc nước xịt vào dây rồi khởi động lại. Nếu nguyên nhân do dây cua-roa bị chai thì tiếng kêu sẽ hết ngay. Còn nếu tiếng kêu không hết thì cần nhanh chóng mang xe đến xưởng để xử lý.

Cách thay dây curoa ô tô

Cách thay dây curoa ô tô
Cách thay dây curoa ô tô

Để thay thế dây curoa bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn phải tháo dây ở máy nén lạnh, tháo lỏng đai ốc và tháo dây ra khỏi pu ly.
  • Tiếp theo luồn qua phần trống của quạt và gắn vào trong khi cân chỉnh các rãnh của nó với pu ly máy phát và puly cốt máy.
  • Sau đó, điều chỉnh dây curoa nằm trong phạm vi tiêu chuẩn rồi gắn vào máy nén lạnh là xong.

Thời gian trung bình để bạn có thể thay dây curoa là dưới dưới 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ. Còn đối với dây curoa cam 96.500 – 145.000 km. Tuy nhiên, lời khuyên chúng tôi dành cho bạn chính là hãy chọn mua dây curoa chính hãng đảm bảo chất lượng tốt nhất cho xe của bạn, yếu tố an toàn luôn được đánh giá và ưu tiên cao nhất.

Một vài lưu ý khi thay dây curoa

  • Theo các chuyên gia về xe ô tô, thời gian thay dây curoa xe ôtô mới thường là khi xe chạy quãng đường khoảng 80.000 km đến 120.000 km. Bởi vì đây là quãng đường xe chạy gần như đến tận cùng và trên dây đã xuất hiện các vết nứt. Qua đó, để đảm bảo sự an toàn của mọi người trong suốt hành trình, bạn nên thay dây curoa lúc này.
  • Nếu khi dây curoa có vấn đề bạn có thể tự thay nếu có kinh nghiệm trong việc thay hoặc phải lựa chọn garage uy tín để được tiến hành thay dây curoa chuẩn nhất.
  • Và quan trọng hãy chọn mua dây curoa chính hãng đảm bảo chất lượng tốt nhất cho xe của bạn, yếu tố an toàn luôn được đánh giá và ưu tiên cao nhất
  • Khi thay dây curoa xe ôtô, các bạn nên yêu cầu thợ xem các bộ phận khác có hoạt động tốt hay không? Điều này sẽ đảm bảo toàn bộ phụ tùng trên xe được hoạt động êm ái, trơn tru. Nếu bạn bỏ qua vấn đề này sẽ khiến sau này bạn sẽ tốn thêm chi phí khác vì dây curoa hoạt động nhờ sự hỗ trợ của nhiều bộ phận khác như bánh răng…

Qua những thông tin hữu ích mà Kovar đã chia sẻ đến các bạn ngày hôm nay thì ắt hẳn sẽ hỗ trợ phần nào cho các tài xế khi lăn tăn về việc thay dây curoa đúng không nào? Mọi người hãy vui lòng làm theo những hướng dẫn bên trên để có thể thay dây curoa một cách dễ dàng nhất.