Cách Sửa Máy Pha Cà Phê Tại Nhà Đối Với 10 Lỗi Thường Gặp

Quán cà phê có lượng khách hàng đông đảo sẽ dẫn đến việc chiếc máy pha cà phê phải hoạt động liên tục trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến chiếc máy dễ xảy ra trục trặc và ảnh hưởng đến chất lượng cà phê chiết xuất. Chính vì thế, phát hiện sự cố và kịp thời sửa chữa là điều cấp thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại quán được ổn định. Cùng HOT AIR Coffee bỏ túi ngay cách sửa máy pha cà phê thông dụng ngay sau đây nhé!

1. Cách sửa máy pha cà phê bị nghẹt, ra ít hoặc không ra nước

Nguyên nhân:

  • Nguồn nước dùng để pha cafe pha máy Espresso không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều cặn bẩn, rong rêu hoặc hạt kim loại nặng. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến tích tụ và gây bít tắc ống dẫn nước.
  • Không vệ sinh thường xuyên họng pha cà phê sau khi sử dụng, khiến tinh dầu nhờn chứa trong cà phê phủ kín và bít tắc lỗ thoát nước.
  • Hỏng van điện từ (cuộn Coil), khiến việc đóng mở van chia nước ở họng pha trở nên khó khăn.
  • Một vài nguyên nhân diễn ra trong quá trình bơm nước khiến bơm tăng áp bị hỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng máy pha cà phê bị nghẹt nước.

Cách sửa máy:

  • Lắp đặt hệ thống lọc nước DVA hoặc RO vào hệ thống cung cấp nước cho máy pha để loại bỏ các tạp chất gây tắc nghẽn. Hoặc đơn giản là chuyển nguồn cấp nước nếu đang sử dụng nguồn nước giếng, nước từ bể chứa không đảm bảo.
  • Thường xuyên vệ sinh máy pha cà phê, đặc biệt là họng pha của máy mỗi ngày bằng bột vệ sinh chuyên dụng. Tốt nhất, bạn nên tháo lưới chia nước ra để vệ sinh kỹ bên trong máy 5 ngày/lần.
  • Đối với việc hỏng van điện từ, bạn không nên tự sửa máy pha cà phê nếu bạn không có chuyên môn. Nhờ đến sự trợ giúp của chuyên viên kỹ thuật để khắc phục sự cố sẽ an toàn hơn.

2. Lỗi máy pha cà phê không đảm bảo nhiệt độ nước

Nguyên nhân:

  • Áp suất bên trong lò hơi của máy pha cà phê chưa đạt mức tiêu chuẩn 0,8 bar, khiến nhiệt độ nước dưới ngưỡng 90°C.
  • Van điện từ chia nước tại họng pha của máy bị tắc, khiến việc phân chia lượng nước sôi không đều.
  • Gặp sự cố khiến bộ điều khiển nhiệt độ bên trong máy bị hỏng.

Cách sửa máy:

  • Nên quan sát và lưu ý hệ thống đèn báo của máy sáng hoặc kim của áp suất nồi hơi chỉ vào 1 bar. Sau đó mới tiến hành chiết xuất cà phê.
  • Tráng tay cầm cà phê qua nước nóng trước khi pha chế. Đồng thời, luôn lắp tay cầm vào họng để đảm bảo tay cầm luôn nóng.
  • Liên hệ với bộ phận kỹ thuật để sửa chữa kịp thời nếu xuất hiện trường hợp hỏng các bộ phận bên trong máy.

Tham khảo thêm:

  • Top máy pha cà phê giá rẻ mini – lựa chọn tốt nhất cho gia đình
  • Danh sách các máy pha cà phê cho quán tại HOT AIR Coffee bạn nên tham khảo nếu có ý định mở quán

3. Cách sửa máy pha cà phê bị rỉ nước ở họng pha khi chiết xuất

Nguyên nhân:

  • Gioăng cao su tại họng pha do sử dụng lâu ngày nên bị giãn, mất khả năng đàn hồi nên không chèn chặt như trước.
  • Bã cà phê và cặn bẩn bám vào bề mặt gioăng cao su, khi lắp vào khiến kênh bề mặt, tạo khoảng hở giữa Handle và gioăng, từ đó khiến nước bị rò rỉ.

Cách sửa máy:

  • Thay thế gioăng cao su sau một thời gian sử dụng.
  • Cách tự sửa máy pha cà phê tốt nhất vẫn là thường xuyên vệ sinh Group Head, loại bỏ cặn bẩn bám trên bề mặt gioăng.

4. Khắc phục lỗi máy pha khởi động không lên nguồn

Nguyên nhân:

  • Máy pha hoạt động quá tải khiến công tắc bị cháy.
  • Có thể nguồn điện cung cấp cho máy đang gặp sự cố.
  • Đối với những máy đã sử dụng trong khoảng thời gian dài, có thể xảy ra tình trạng tiếp điểm bị hỏng hay tiếp xúc kém dẫn đến việc máy không hoạt động.

Cách sửa máy:

  • Bạn nên tự khắc phục bằng cách kiểm tra hệ thống nguồn điện đang sử dụng. Xem máy có đang gặp sự cố hoặc đường dây điện của máy có bị đứt hoặc bị hở hay không. Ví dụ như bị chuột cắn chẳng hạn.
  • Đặt máy ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến nguồn điện của máy.

5. Khắc phục lỗi vòi đánh sữa hoạt động yếu

Nguyên nhân:

  • Do đầu vòi đánh sữa của máy bị tắc nghẽn.
  • Hỏng một trong số các bộ đảm nhận vai trò đun hơi.

Cách sửa máy:

  • Dùng dụng cụ vặn phần đầu vòi hơi theo chiều ngược với kim đồng hồ và tháo ra để kiểm tra. Sau đó vệ sinh kỹ phần đầu vòi và lắp lại vào vị trí cũ.
  • Sau khi tự sửa máy pha cafe bằng cách lắp lại vòi nhưng vẫn không hiệu quả, bạn nên gọi bộ phận sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra các bộ phận bên trong.

6. Nước trong máy không được đun nóng hoặc nóng chậm

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn điện mà bạn sử dụng không được ổn định hoặc yếu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thanh đốt, khiến nước đun lâu sôi.
  • Đôi khi 1 trong 3 cặp điện trở bị cháy hay rơ le áp suất bị hỏng cũng có thể khiến máy pha cà phê của bạn không thể đun sôi nước.

Cách sửa máy:

  • Kiểm tra rơ le áp suất của máy để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
  • Cải thiện độ ổn định của nguồn điện bằng cách sử dụng ổn áp Lioa.

7. Khắc phục lỗi bơm của máy phát ra tiếng ồn

Nguyên nhân:

  • Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn phát ra bên trong hệ thống, nguồn cung cấp nước cho máy có thể đã gặp trục trặc.
  • Máy pha đã bị hỏng hệ thống máy bơm.

Cách sửa máy: Cách duy nhất để khắc phục trường hợp tiếng ồn của hệ thống bơm chính là liên hệ với bộ phận sửa chữa máy pha cà phê để kiểm tra và hỗ trợ sửa chữa.

8. Khắc phục lỗi cà phê khi chiết xuất chảy quá nhanh

Nguyên nhân:

  • Lượng cà phê cho vào tay cầm ít
  • Người pha chế nén cà phê chưa được chặt, dẫn đến dòng chảy của cà phê chiết xuất nhanh hơn bình thường.

Cách sửa máy:

  • Nén cà phê chặt hơn lần chiết xuất trước.
  • Đong lượng cà phê theo đúng định lượng máy quy định.
  • Nếu 2 phương án trên đều không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc việc thay đổi loại hạt cà phê khác cho phù hợp.

9. Cách sửa máy pha cà phê bị tụt áp suất

Nguyên nhân:

  • Máy hoạt động quá công suất làm việc, khiến hơi nước bị hụt so với áp suất nước thải ra.
  • Chất lượng của cà phê chiết xuất ra bị giảm đến 40% hoặc dẫn đến tình trạng điều khí không ổn định.

Cách sửa máy:

  • Điều khiển chính xác nhiệt độ tự động ở máy.
  • Nên cân nhắc đổi sang dòng máy pha cà phê có công suất hoạt động và nồi hơi lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng.

10. Khắc phục lỗi máy pha không thể chiết xuất cà phê

Nguyên nhân:

  • Nếu sau khi khởi động máy và toàn bộ đèn ở phím bấm nhấp nháy, máy không thể hoạt động được nữa thì nguyên nhân chính là máy pha cà phê của bạn chưa được cung cấp nước.
  • Dây cấp nước của máy bị gấp lại nên không thể đưa nước đến máy được.

Cách sửa máy:

  • Tự sửa lỗi bằng cách kiểm tra nguồn nước cung cấp cho máy pha cà phê đã hoạt động hay chưa.
  • Kiểm tra dây cấp nước và nguồn cấp nước liệu có hoạt động bình thường

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh máy pha GEMILAI CRM 3200B – Chiếc máy pha chế thịnh hành nhất hiện nay!

Trên đây là một số cách sửa máy pha cà phê đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn đọc. Bên cạnh sửa chữa máy thì việc sở hữu cho quán mình một chiếc máy pha cà phê tốt cũng có thể giúp công việc kinh doanh được hiệu quả hơn. Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ phân phối máy pha cafe uy tín thì HOT AIR chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn!

HOT AIR Coffee mời bạn tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác:

✅ Cách sử dụng máy pha cà phê

✅ Cách pha chế cà phê máy