Gợi ý Top cách nhân giống phong lan phi điệp [Đầy Đủ Nhất 2023]

Trong muôn ngàn loài hoa khoe sắc, mỗi loài một vẻ và có hương thơm đặc trưng khác nhau, mang những ý nghĩa sâu sắc. Hoa Lan được người Châu Á liệt kê vào hàng Vương giả chi hoa. Ở Việt Nam có trên 140 loài hoa lan với hơn 1000 giống khác nhau. Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách nhân giống Hoa Lan nhanh chóng và đơn giản nhất qua bài viết dưới đây nhé!

1/ Cách nhân giống Lan Hồ Điệp

1.1 Chọn giống

Chọn cây có tuổi đời từ 3 năm trở lên, thân phải đủ cao, khỏe, không bị sâu bệnh bệnh để tiến hành các bước nhân giống.

1.2 Thời điểm

Nên nhân giống vào mùa xuân, thời điểm tiến hành nhân giống trong ngày là buổi sáng mát mẻ hoặc chiều tối. Trước và sau khi cắt ngồng hoa cần chăm sóc cho cây mẹ phát triển mạnh.

1.3 Chuẩn bị

– Chọn cây giống khỏe, không sâu bệnh

– Bình phun nước, dao sắc, chậu trồng, giá thể, đất trồng.

– Phân bón, kích thích cho cây…

– Keo, dây buộc, vải mềm, xốp

1.4 Phương pháp nhân giống

Các phương pháp gồm:

– Phương pháp kích thích tố để cây tạo mầm hoa

– Phương pháp tạo cây con trên mắt của ngồng hoa

2/ Nhân giống lan Phi Điệp

2.1 Chọn giống

Lan Phi Điệp có nhiều loại, cách phân loại cũng khác nhau. Một số loại lan Phi Điệp đang phổ biến như Phi Điệp tím, Phi Điệp vàng, Phi Điệp đột biến 5 cánh Phú Thọ,… Để thủ thuật nhân giống đạt hiệu quả cao cần chọn giống khỏe, không sâu bệnh.

2.2 Phương pháp nhân giống

  • Nhân giống Lan Phi Điệp từ thân mẹ đột biến

Khi những thân già không ra hoa và là giống hoa đột biến sẽ ưu tiên nhân giống Phi Điệp trên thân chứ không phải nhân giống bằng hạt.

Bước 1: Chọn nơi nhân kei thường ẩm, thấp, ít ánh sáng, cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m để tránh các loại ốc sâu bọ ghé thăm. Chuẩn bị lượng giá thể vừa đủ.

Bước 2: Đặt lưới mắt nhỏ lên giàn để nhân giống, rải giá thể đã qua xử lý lên một lớp dày khoảng 5cm.

Bước 3: Xếp đều các đoạn Phi Điệp đã được cắt khúc lên giàn lưới. Nếu để tỷ lệ nhân giống lên tốt thì bạn hãy dùng kích kei trước khi đưa lên giàn ươm nhé!

Bước 4: Mỗi ngày tưới nước đều để đảm bảo độ ẩm nhé.

  • Nhân giống lan Phi Điệp từ gốc

Nhân giống lan Phi Điệp bằng mầm gốc nên được thực hiện sau mùa đông – mùa nghỉ của Lan Phi Điệp, lúc này mầm gốc bắt đầu bật mạnh. Để nhân giống thành công thì thân mẹ phải khỏe thì mầm gốc càng lớn nhanh và đủ khả năng để bật cả 2 mầm gốc.

Để tối ưu phát triển của mầm gốc cần chú ý thời điểm cắt thân mẹ để nhân kei sẽ vào khi mầm gốc đã lớn bằng thân mẹ, tiến hành cắt thân mẹ và kích mầm gốc thứ 2 sẽ rơi vào khoảng tháng 7, 8 là phù hợp nhất. Lúc này sự phát triển của mầm gốc thứ nhất sẽ chững lại để nuôi mầm gốc thứ hai và chúng cũng rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển hơn vì vậy mà các bạn hãy bón phân đầy đủ cho cây phát triển nhé!

  • Nhân giống từ quả

Đây là phương pháp nhân giống tự nhiên nhất. Tuy nhiên, việc nhân giống này sẽ không giữ được các đặc tính gốc của cây mẹ. Để nhân giống từ quả cần làm qua các bước sau:

Bước 1: Hãy để những thân mẹ ra hoa cho đến khi có quả, quả già chín.

Bước 2: Chuẩn bị giá thể để nhân giống. Chọn nơi ít ánh sáng ẩm thấp, làm một giá đỡ cách mặt đất khoảng 1m. Dùng rêu qua xử lý phủ lên với độ dày khoảng 5cm, rải đều và nén chặt.

Bước 3: Lấy hạt của lan Phi Điệp từ quả rồi rải đều lên giàn đã phủ đầy rêu. Giữ độ ẩm đủ để cây nảy mầm

Cách nhân giống hoa lan nhanh chống nhất

Cách nhân giống hoa lan nhanh chóng nhất

3/ Cách nhân giống lan dendro.

3.1 Chọn giống.

Chọn cành mẹ có sức sinh trưởng mạnh, cành sau khi cho hoa có độ dài từ 70 – 100 cm. Khi giả hành của cây con trưởng thành thì có thể tiến hành nhân giống. Lưu ý không tách cây con khi giả hành còn non thì khả năng sống sẽ thấp.

3.2 Chuẩn bị

Để chuẩn bị cho việc nhân giống bạn cần đầy đủ các công cụ như dao cắt, khay rễ, bầu giâm, chất để sát khuẩn giống như vôi, dịch trùn quế,..

3.3 Phương pháp nhân giống

Bước 1: Tách cây con từ thân cây mẹ

Sau khi chọn được cây con đủ điều kiện tách thì dùng dao sắc cắt cây con khỏi thân cây mẹ. Không cần cắt thêm đoạn thân cây vì tỉ lệ sống của cây con không cao hơn mà còn ảnh hưởng đến sức sống và khả năng cho cây con về sau của cây mẹ.

Bước 2: Chuẩn bị khay

Thêm một lớp đá hoặc rêu than bùn vào khay tạo rễ. Nếu bạn sử dụng rêu, hãy đảm bảo rêu đủ ẩm bằng cách ngâm trong nước, sau đó để ráo nước và rải đều trên khay ra rễ. Xịt nước vào cành giâm lan và đặt chúng lên trên lớp rêu.

Bước 3: Chăm sóc cành giâm

Nhiệt độ trong khu vực giâm cành nên từ 23 – 26 độ C. Phun nước lên cành để giữ ẩm nhưng không để ướt đẫm. Phun dịch trùn quế hòa tan trong nước hai tuần một lần trong hai tháng đầu.

Bước 4: Đặt vào bầu

Sử dụng đá mòn, vỏ cây hoặc rêu than bùn để làm giá thể cho bầu. Khi đặt cây con vào bầu phải đảm bảo thân cây thẳng và chồi hướng ra ngoài hoặc sang một bên. Tưới nước 2 lần/ngày để giữ ẩm thường xuyên,

4/ Cách nhân giống lan Giả Hạc.

4.1 Chọn giống.

Nhân giống lan Giả Hạc bằng cách giâm cành là phổ biến nhất. Chọn cây mẹ là những cành già có sức sinh tốt. Chọn các đoạn cành có các đốt không mang hoa để giâm vì cây con sẽ không mọc lên từ các đốt mang hoa.

4.2 Chuẩn bị

Chuẩn bị các dụng cụ gồm cây con, dao sắc, khay ươm, giá thể, nước vôi tôi.

4.3 Phương pháp nhân giống.

Cắt thân cây mẹ thành đoạn dài từ 15-20 cm, dùng nước vôi tôi để bôi vào vết cắt tránh nhiễm nấm bệnh, đặt lên khay có rêu hoặc mùn dừa, và tưới thường xuyên để duy trì độ ẩm. Sau 1 – 2 tháng thì cây con sẽ mọc ra từ các đốt. Khi cây non cao 4-5 cm, có rễ mọc dài khoảng 3-4 cm thì có thể đem trồng.

5/ Cách nhân giống Lan Ngọc Điểm rừng.

5.1 Chọn giống.

Cây lan Ngọc Điểm làm giống là cây trưởng thành, sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh hại. Thời điểm thích hợp để tiến hành nhân giống là các tháng mùa xuân thời tiết mát mẻ.

5.2 Chuẩn bị.

Chuẩn bị các dụng cụ để nhân giống gồm: dao sắc, giá thể, phân bón, dây buộc, que nẹp, dây điện cỡ nhỏ, keo liền sẹo, thuốc kích ra rễ.

5.3 Phương pháp nhân giống.

Cách 1: Nhân giống tự nhiên

Nhân giống tự nhiên hay chính xác là phương pháp giâm cành. Chọn đoạn cành dài, khỏe rồi cắt thành khúc từ 30 – 50 cm, bôi keo liền sẹo vào 2 đầu vết cắt.

Dùng que nẹp đoạn cành thẳng cố định, hướng các mắt mầm lên trên. Phun thuốc kích thích định kỳ 1 lần/ tuần. Tưới nước 2 lần/ngày để giữ ẩm. Sau khoảng một tháng sẽ mọc chồi con.

Cách 2: Nhân giống theo phương thẳng đứng.

Phương pháp này vô cùng đơn giản. Bạn sẽ treo ngược cả giò lan ngọc điểm lên cao. Chăm sóc cây như bình thường, sau một thời gian từ cây mẹ sẽ mọc nhiều cây con. Khi cây con đủ lớn thì tách ra để trồng.

Cách 3: Phương pháp ép cây mẹ đẻ con.

Bạn dùng lõi đồng của dây điện buộc vào thân cây mẹ ở đoạn gần rễ, buộc lún vào thân khoảng 1 mm. Chăm sóc cây mẹ đầy đủ dinh dưỡng. Sau một thời gian từ gốc cây mẹ sẽ mọc cây con, để cây mẹ đẻ từ 1 – 2 con là phù hợp, sẽ không bị mất sức.

6/ Cách nhân giống lan thòng

6.1 Chọn giống.

Chọn cây lan thân thòng làm giống là cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Chuẩn bị: giá thể, dây điện cỡ nhỏ, keo liền sẹo, vitamin B1, phân trùn quế,..

6.2 Phương pháp nhân giống.

Thời điểm thuận lợi nhất để ươm chồi non là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc đủ dài, rễ bám vào giá thể.

Chọn phần thân đã ra hoa để ươm chồi. Cắt thân thành từng đoạn 20 – 30 cm, bôi keo liền sẹo vào 2 đầu vết cắt. Sau một ngày vết cắt khô thì đem ngâm cả đoạn cành vào dung dịch B1 trong 1 tiếng, vớt ra để khô khoảng 5 tiếng và tiếp tục ngâm dung dịch B1 thêm lần nữa.

Sau khi xử lý, bạn đặt đoạn cành vào khay đựng giá thể. Nhiệt độ khu vực ươm cành thích hợp từ 25 – 28 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Tưới nước 2 lần/ngày để giữ ẩm. Sau 3 tháng từ đoạn cành sẽ mọc chồi. Chăm sóc đoạn cành bằng cách tưới nước và phun phân trùn quế định kỳ 2 tuần/lần. Khi chồi có từ 2 – 3 cm thì đem khay ra chỗ nhiều ánh sáng hơn. Sau khi cây con sinh trưởng ổn định, ra rễ mạnh thì có thể đem trồng.

7/ Cách nhân giống lan trầm

7.1 Chọn giống

Chọn những cây to, mập và khỏe mạnh để làm giống. Cây khỏe thì sẽ cho cây con cũng sinh trưởng khỏe mạnh.

7.2 Thời điểm

Thời điểm phù hợp để nhân giống lan trầm là mùa khô, vì cây ưa nắng gió, nhưng đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển và duy trì độ ẩm thường xuyên.

7.3 Chuẩn bị:

Cây mẹ làm giống, giá thể trồng, phân trùn quế, dao sắc, vitamin B1.

7.4 Phương pháp nhân giống

Bước 1: Dùng dao sắc để tách giả hành, tách cẩn thận tránh làm tổn thương mắt ngủ ở dưới gốc. Tỉa bớt phần rễ già.

Bước 2: Ngâm phần gốc giả hành vào dung dịch vitamin B1 trong 1 tiếng, vớt ra để khô trong 5 tiếng

Bước 3: Treo giả hành lên cao cách mặt đất khoảng 1 m, tưới nước giữ ẩm và phun phân trùn quế định kỳ 1 – 2 tuần/lần. Khi chồi mọc, ra rễ khỏe và sinh trưởng ổn định là có thể đem trồng.

8/ Cách nhân giống hoa lan vanda

8.1 Chọn giống

Chọn cây lan Vanda làm giống là cây có thân mọc thẳng lên, nhiều hoa to. Trên thân có nhiều rễ con hút dinh dưỡng khỏe.

8.2 Phương pháp nhân giống

Cách nhân giống lan vanda tương tự như lan hồ điệp. Cây lan vanda trưởng thành mọc nhiều chồi con, dưỡng cây mẹ nuôi cây con đến khi cây con mọc tối thiểu 2 rễ, thân lá phát triển khỏe thì có thể tách chồi đem trồng.

Qua bài viết này, Đặng Gia Trang đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách nhân giống các loài lan phổ biến. Chúc bạn thực hiện thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Cách trồng và chăm sóc lan giáng hương chuẩn chuyên gia
  • Cách trồng lan đuôi chồn tại nhà đơn giản nhất
  • Hoa Lan Thiên Nga & cách trồng và chăm sóc chuẩn nhất
  • Cách trồng & chăm sóc lan giả hạc Pháp