[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc chẩn đoán mang thai trên bò cái rất quan trọng, vì khi bò mang thai cần thiết phải có chế độ ăn uống, chăm sóc tốt để vừa có đủ năng lượng và dinh dưỡng nuôi cơ thể mẹ cũng như đảm bảo sự phát triển của bào thai.
1. Chẩn đoán lâm sàng
1.1 Phương pháp chẩn đoán bên ngoài
Quan sát biểu hiện bên ngoài là một phương pháp khá đơn giản dễ làm tuy nhiên lại cần kinh nghiệm, quan sát thấy khi bào thai đã lớn và mức độ chính sác không cao. Khi quan sát cần chú ý vào thành bụng để phát hiện sự máy động của bào thai. Xác định hiện tượng phù thủng ở tứ chi và ở phía dưới thành bụng. Trường hợp bò có thai ở thời kỳ thứ hai thì quan sát vào chỗ lõm bên dưới thành bụng phía phải sẽ phát hiện tính chất mất đối xứng của chúng. Nếu quan sát phía sau bò thì thấy vòng cung rõ được nổi lên thành bụng.
Dùng nắm tay ấn vào phía bụng bên phải, ở chỗ lõm phía dưới thành bụng. Trường hợp thành bụng không quá dày thì có thể phát hiện được đầu và cổ của bào thai. Phương pháp sờ nắn thường được áp dụng vào thời gian sáng sớm, khi vật chưa ăn uống. Nên tiến hành chẩn đoán một vài lần mới có thể kết luận chính xác.
1.2 Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo
Phương pháp này chủ yếu là quan sát, xác định đặc điểm, tính chất, trạng thái niêm mạc âm đạo, miệng ngoài cổ tử cung và niêm dịch âm đạo.
Trường hợp bò có thai ở tháng thứ nhất thì kích thước cổ tử cung không lớn lắm, có dạng hình chóp, lòng cổ tử cung không được đóng kín, lượng niêm dịch ít, đặc. Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh. Bò có thai tháng thứ 2 thì lòng cổ tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn. Có thai cuối tháng thứ 4 thì cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và số lượng niêm dịch tăng dần theo tuổi thai. Quan sát niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, những tế bào niêm mạc âm đạo được phát triển mạnh. Bào thai cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8 thì niêm dịch được tiết ra rất nhiều. Trong trường hợp bò không có thai thì niêm mạc âm đạo có màu hồng, ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch rất ít và có màu trong suốt hay hơi đục, lòng cổ tử cung không có dạng hình chai.
Thai bò lúc 3 tháng tuổi (ảnh: Trần Thị Nhung)
1.3 Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng
Khám thai bò qua trực tràng (Ảnh: Trần Thị Nhung)
Có thể áp dụng chẩn đoán sớm có thai, bắt đầu 45 đến 60 ngày sau khi cho bò phối giống. Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và chủ yếu để chẩn đoán sự có thai ở gia súc lớn. Phương pháp này giúp phát hiện sự thay đổi về hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí các bộ phận: các phần tử cung, buồng trứng, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai… chẩn đoán qua trực tràng còn có thể xác định tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và của bào thai
2. Chẩn đoán phi lâm sàng
2.1 Phương pháp siêu âm
Sự phát triển công nghệ của máy siêu âm đã tạo ra khả năng kiểm tra sự phát triển của nang trứng bên trong buồng trứng chính xác hơn nhiều. Nhờ đó, kết quả là có thể biết được sự tồn tại của sóng nang ở nhiều loại động vật. Trong nghiên cứu sinh lý sinh sản, máy siêu âm cho phép chẩn đoán liên quan đến cơ quan sinh sản rất chính xác như chẩn đoán mang thai, sự hình thành thể vàng và sự phát triển của nang trứng.
Có nhiều loại máy siêu âm khác nhau được dùng nhưng phổ biến nhất ngày nay là loại máy B-mode real-time. Loại máy này cho âm thanh và hình ảnh thực của bào thai.
Siêu âm bên ngoài: Đây là loại máy sử dụng tần số 3.5 MHz. Độ chính xác của máy 97% nhưng trong thực tế ứng dụng có một số trường hợp chẩn đoán ra kết quả dương tính giả vàloại máy này không thể kiểm tra chính xác thời kỳ mang thai.
Siêu âm bên trong: Loại máy này sử dụng tia siêu âm chẩn đoán có thai bằng cách đưa đầu dò vào trong trực tràng.Chẩn đoán sự mang thai 12 – 14 ngày sau khi phối giống, trung bình 28 ngày. Có thể xác định được số bào thai và tình trạng của bào thai cũng như tuổi thai và giới tính (ngày thứ 55 – 56 của thai kỳ).Tử cung và buồng trứng có thể kiểm tra gián tiếp bằng phương pháp siêu âm. Độ chính xác có thể đạt tới 85-95 %. Phôi trong giai đoạn 26 -29 ngày có kích thước 10 mm và hàng ngày kích thước tăng lên khoảng 1,1 mm. Kỹ thuật này có thể sử dụng để dự đoán tuổi của thai cho tới tới 140 ngày sau khi đo đầu – đuôi của thai.
Hình ảnh: Cấu tạo máy siêu âm và hình ảnh siêu âm thai bò lúc 25 ngày tuổi
2.2 Phương pháp định lượng progesterone trong sữa
Kiểm tra này dựa trên việc nồng độ progesterone trong sữa cao sau phối giống 21 – 24 ngày. Hàm lượng progesteron trong sữa và trong máu là như nhau trong suốt chu kỳ động dục. Nhưng hàm lượng progesteron sẽ cao ở giữa chu kỳ động dục và thấp ngay trước, trong và sau khi bò động dục. Vì thế, định lượng progesteron (sữa hoặc máu) trong ngày thứ 21 – 24 sau khi thụ tinh có thể giúp phát hiện sớm bò đã mang thai hay không. Đối với bò sữa nếu phân tích thấy hàm lượng progesteron cao thì có thể gần như khẳng định bò đã mang thai, mức độ tin cậy gần 80%. Tuy nhiên, tới 40-60 ngày tuổi thai cần kiểm tra qua trực tràng để khẳng định chắc chắn bò đã mang thai. Trường hợp phân tích thấy hàm lượng progesteron thấp là bò không có thai. Kết quả xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa chẩn đoán tình trạng mang thai sớm của bò : + Hàm lượng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò sinh sản bình thường dao động từ 0,52 đến 2,86 ng/ml. Đối với nhóm bò có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,25 đến 0,60 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 40%. + Hàm lượng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò tồn hoàng thể dao động từ 0,74 đến 2,77 ng/ml. Đối với nhóm có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,11 đến 0,95 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 30%. + Hàm lượng progestereone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò u nang noãn dao động từ 0,59 đến 2,48 ng/ml. Đối với nhóm có hàm l ượng progesterone trong sữa thấp, có hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,04 đến 0,29 ng/ml.
3. Kiểm tra bằng máy điện tim thai
Điện tim thai được coi như phương pháp chẩn đoán có thai, phương pháp này được áp dụng đối với trường hợp thai bò 5 tháng trở lên.Vị trí nghe tim thai cũng như vị trí sờ nắn ở phía trên. Nghe tim thai chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp: khi bào thai nằm dọc theo phía lưng hay phía hông thành bụng của bò mẹ và khi ở giữa bào thai với thành tử cung có những màng thai không quá dày.Trong những trường hợp khác như thai quá ít ngày, thành tử cung quá dày, các màng thai quá dày và dịch thai nhiều thì hầu như không thể nghe được tim thai.
Một số mốc thời gian khi chọn các phương pháp chẩn đoán mang thai trên bò
21 ngày: Chẩn đoán bò mang thai bằng lượng progesterone
25 ngày: Chẩn đoán bò mang thai bằng máy siêu âm
30 ngày: Chẩn đoán bò mang thai bằng máy siêu âm ở bò tơ mới mang thai
45-60 ngày: Chẩn đoán bò tơ mang thai qua đường trực tràng
Hơn 60 ngày: Chẩn đoán bò mang thai qua đường trực tràng
Hình: Thai bò lúc 60 ngày tuổi và 120 ngày tuổi (Nguồn: Dominique REMY)
BSTY Trần Thị Nhung
Chi cục Chăn nuôi,
Thú y và Thủy sản Bình Dương
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!