Ngũ gia bì là loại cây cùng họ Araliaceace với Nhân sâm. Đây vừa là thảo dược, vừa là cây cảnh được trồng ở một số vùng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Nó đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau. Hãy cùng YouMed khám phá ngay!
1. Mô tả dược liệu Ngũ gia bì
1.1. Tên gọi, danh pháp
- Tên gọi khác: Xuyên gia bì, Thích gia bì, Ngũ gia bì gai.
- Tên khoa học:
- Acanthopanx aculeatus Seem.
- Acanthopanax aculeathum Hook.
- Acanthopanax trifoliatus (L) Merr.
- Họ khoa học: họ Ngũ gia bì (Araliaceace).
1.2. Đặc điểm thực vật
Ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Lá kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau. Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.
1.3. Phân bố, thu hái, chế biến
1.3.1. Phân bố
Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ.
Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
1.3.2. Thu hái, chế biến
Thu hái những cây trên 10 năm tuổi. Thường đào cây vào mùa hạ, mùa thu. Lấy vỏ thân và vỏ rễ, bỏ lõi gỗ, đem đi phơi khô. Khi dùng, dùng sống hoặc sao vàng là được.
Vị thuốc thường là ống cuộn nhỏ, dài ngắn khác nhau, độ dày khoảng 1mm. Vỏ ngoài có màu vàng nâu nhạt, hơi bong có nếp nhăn. Mặt trong màu xám trắng, mặt phẳng, dai, có những điểm màu vàng nâu, mùi không rõ.
1.4. Bộ phận sử dụng
Vỏ của thân và rễ được dùng để làm thuốc. Ngoài ra, lá của cây cũng được tận dụng.
>> Nhiều loài cây khác cũng được biết đến rộng rãi như cây cảnh làm đẹp song lại là dược liệu quý. Đọc thêm: Vạn tuế: Không chỉ là cây cảnh
2. Thành phần hóa học
Ngũ gia bì có chứa khoảng 0,9 – 1% tinh dầu, saponin triterpene.
3. Tác dụng dược lý
3.1. Theo y học cổ truyền
Dược liệu có vị cay, tính ôn ấm, thường quy vào 2 kinh Can và Thận.
Ngũ gia bì trong y học cổ truyền có tác dụng: mạnh khỏe gân cốt, tăng sức mạnh cơ bắp, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, đau lưng, tê chân, tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt.
3.2. Theo y học hiện đại
3.2.1. Chống viêm, giảm đau
Một khái niệm được nhiều người chấp nhận rằng tất cả các cơn đau, dù cấp tính hay mãn tính, ngoại biên hay trung ương, đều bắt nguồn từ viêm và phản ứng viêm. Ngũ gia bì giúp giảm superoxide, góp phần vào tác dụng chống viêm và giảm đau. Ngoài ra, sự hiện diện của saponin triterpen trong cây có thể ức chế mạnh mẽ hoạt động của enzym cyclooxygenase, là chất được giải phóng trong quá trình viêm. Vì vậy, nó có tác dụng trong việc giảm đau do viêm.
3.2.2. Chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và tác động khác. Các gốc tự do có liên quan đến bệnh tim, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, bệnh Parkinson, các tình trạng viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác.
Chất chống oxy hóa được cho là giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể. Các chiết xuất từ lá Ngũ gia bì cho thấy mức độ hoạt động chống oxy hóa cao và chứa mức độ cao của cả hợp chất phenolic và flavonoid, có thể bảo vệ chống lại tổn thương tế bào mà các gốc tự do gây ra.
3.2.3. Cải thiện trí nhớ, giảm lo âu
Trí nhớ làm việc là một trong những trí nhớ ngắn hạn có thể bị suy giảm ở giai đoạn đầu của tuổi trung niên.
Chiết xuất Ngũ gia bì sử dụng để cải thiện khả năng học tập và tăng cường trí nhớ, tùy thuộc vào liều lượng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng dược liệu có tác dụng chống sa sút trí tuệ, tác dụng giảm lo âu. Ngũ gia bì có tác động lên hệ thống cholinergic trung ương, hoạt động giống như thuốc chống trầm cảm.
3.2.4. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Đã có những báo cáo đầu tiên về hoạt động chống ung thư của Ngũ gia bì trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở người. Đây là những nghiên cứu ban đầu trong hệ thống phòng thí nghiệm. Kết quả khả quan cho thấy đây có thể là thực vật cung cấp các hoạt chất hóa học để điều trị hoặc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
4. Liều dùng, cách dùng, kiêng kỵ
- Liều dùng: ngày dùng từ 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm.
- Cách ngâm rượu Ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 1 ly nhỏ (khoảng 30ml) trước bữa cơm tối, chữa đau nhức người, đau lưng, đau xương.
- Đơn thuốc cho phụ nữ: Ngũ gia bì, Mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy, mỗi vị 40g. Tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g chữa những người phụ nữ bị gầy ốm, lao lực, mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống.
- Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có biểu hiện nóng trong người (âm hư hỏa vượng). Một số bài thuốc từ Ngũ gia bì chứa các dược liệu phối hợp có tính nóng (Can khương – Gừng khô) có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, cần cẩn trọng trước khi áp dụng
Trên đây, YouMed đã cung cấp cho bạn thông tin cần biết về vị thuốc Ngũ gia bì. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!