HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MONITORING THEO DÕI BỆNH NHÂN
CHUẨN BỊ 1. Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn 2. Cắm điện nguồn 220V, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF or Power , kiểm tra các chức năng monitor: ECG, SpO2, Huyết áp, Nhiệt độ. BẢO QUẢN 1. Đối với máy chính: – Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Không dùng cồn – Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo – Tránh vận hành máy nơi dễ cháy – Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần 3. Đối với dây cáp ECG. – Không được để cáp bị xoắn, rối – Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tết, máu… 4. Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ: – Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn – Không được để dây bị xoắn, rối 5. Đối với hệ thống đo Huyết áp: – Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi.. – Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối… QUI TRÌNH MONITORING 1. Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power 2. Monitor: – Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm. + Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay. + Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng. + Bấm đo huyết áp chờ kết quả: + Cài đặt thời gian đo ngắt quãng. + Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế. – Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh + Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh + Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân + Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình – Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực + Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực + Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân: RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức + Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim… + Cài đặt ngưỡng báo động. 3. Monitor với bộ 3 dây điện cực chính: . Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III 4. Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE 5. Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90 6. Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi 7. Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy. 8. Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!