Bài giảng Sử dụng và quản lý các máy y tế: Monitor, máy truyền dịch,máy bơm tiêm điện, máy điện tim

Bài giảng Sử dụng và quản lý các máy y tế: Monitor, máy truyền dịch,máy bơm tiêm điện, máy điện tim

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – Bộ Y tế 2020

GIỚI THIỆU

Chất lượng chăm sóc người bệnh có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện, chuẩn hoá các kỹ thuật điều dưỡng và áp dụng các trang thiết bị y tế phục vụ cho chăm sóc. Người điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc vận hành các trang thiết bị, phương tiện và máy móc sử dụng trong chăm sóc đảm bảo an toàn, hiệu quả và phòng tránh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.

Một số máy y tế thường xuyên sử dụng trong chăm sóc và theo dõi người bệnh:

Máy Monitor

Máy truyền dịch

Máy bơm tiêm điện

Máy điện tim

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ MÁY MONITOR

Công dụng của Monitor – máy theo dõi người bệnh

Monitor là thiết bị dùng để đo và theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh, thường được sử dụng để theo dõi người bệnh trong các phòng hồi sức cấp cứu, phòng bệnh… Các loại Monitor có chức năng theo dõi và cập nhật một cách liên tục các chỉ số sống, để các thầy thuốc theo dõi và đánh giá liên tục tiến triển của người bệnh. Ngoài chức năng theo dõi và báo cáo, monitor còn có chức năng báo động khi các chỉ số có sự bất thường.

Có nhiều loại Monitor, từ các loại máy đơn giản như máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2 cầm tay, máy đo SpO2 đặt bàn, máy điện tim, monitor sản khoa và thông dụng phổ biến là các dòng monitor theo dõi bệnh nhân 5 – 7 thông số.

Các chỉ số theo dõi trên Monitor bao gồm:

NIBP: Đo huyết áp không xâm lấn

ECG: Điện tim (thường là điện tim 5 đạo trình)

SpO2: Nồng độ bão hòa oxy trong máu (0 – 99%)

Nhiệt độ (t): Nhiệt độ cơ thể người bệnh

EtCO2: Áp lực (mmHg) hoặc nồng độ (%) khí cacbonic vào cuối kỳ thở ra

Nhịp thở: Số lần thở/phút

Nhịp tim: Số nhịp tim/phút

Các chỉ số trên được cập nhật liên tục và cài đặt tự động theo thời gian. Ví dụ:

đo huyết áp; có thể cài đặt monitor đo tự động sau khoảng thời gian cố định (5 phút/lần hoặc 10 phút/lần…).

Bảo quản máy Monitor

Bảo quản máy:

Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Không dùng cồn.

Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo.

Tránh vận hành máy nơi dễ cháy.

Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy.

Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay.

Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần.

Bảo quản dây cáp ECG

Không được để cáp bị xoắn, rối.

Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tiết, máu…

Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ

Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn.

Không được để dây bị xoắn, rối

Bảo quản hệ thống đo huyết áp

Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi.

Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…

Quy trình thực hành kỹ thuật sử dụng máy Monitor

TT

Các bước thực hiện

Lý do

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh:

Nhận định tri giác, sự hợp tác

Xác định đúng NB

Thông báo với NB về thủ thuật

Hướng dẫn NB tháo vật dụng bằng kim loại và phát sóng điện từ có trên người .

Vệ sinh vùng ngực và bụng người bệnh

Tránh nhầm NB

NB biết, hợp tác

Tránh nhiễu sóng khi máy hoạt động

Tạo sự tiếp xúc điện cực với NB tốt

2

Chuẩn bị điều dưỡng:

Trang phục, rửa/sát khuẩn tay

Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

3

Cấp điện, khởi động máy:

Nối dây nguồn vào máy

Ấn và giữ phím nguồn khoảng 2 giây

Cấp điện, khởi động máy

4

Cài đặt ngày và giờ:

Ấn phím MENU

Ấn phím DETA & TIME lựa chọn, và ấn vào các phím năm, tháng, ngày, giờ, phút

Ấn vào phím SET

Ấn phím HOME

Để vào chương trình hoạt động của máy

Để hiển thị cửa sổ DETA & TIME (ngày và giờ), cài đặt ngày, giờ theo dõi người bệnh

Để nhớ lưu lại các động tác đã làm,

Quay về màn hình theo dõi

5

Cài đặt tên người bệnh:

Ấn phím MENU, chọn và ấn vào cửa sổ PATIENT INFO.

Ấn phím KEYBROARD vào các kỹ tự chữ trên bàn phím rồi chạm vào phím SET.

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ PATIENT INFO.

Nhập tên người bệnh và lưu lại

6

Cài đặt chế độ theo dõi nhịp tim:

Ấn phím MENU, rồi phím ECG

Tại cửa sổ HR/PR ấn vào giới hạn trên dưới, ấn nhẹ vào phím tăng giảm để điều chỉnh.

Ấn vào phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ ECG VITAL ALARM (cảnh báo nhịp tim)

Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhịp tim cho phép của người bệnh.

Quay lại màn hình theo dõi

7

Cài đặt chế độ theo dõi huyết áp:

Ấn nhẹ phím MENU, sau đó ấn phím NIBP

Tại cửa sổ SYS ấn nhẹ vào phím giới hạn trên, dưới, ấn phím tang hay giảm.

Tại cửa sổ MEAN ấn vào phím giới hạn trên, dưới rồi ấn phím tăng hay giảm.

Ấn vào phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ NIPB VITAL ALARM.

Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới của huyết áp tối đa cho phép của người bệnh

Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới HA trung bình cho phép của người bệnh.

Trở về màn hình ban đầu

8

Cài đặt chế độ theo dõi nhịp thở:

Ấn vào phim MENU, phím RESP để hiển thị cửa sổ REST VITAL ALARM.

Ấn vào phím tăng hay giảm

Ấn phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ REST VITAL ALARM.

Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhịp thở cho phép của người bệnh.

Về màn hình theo dõi ban đầu

9

Cài đặt chế độ theo dõi nhiệt độ:

Ấn vào phím MENU, vào phím TEMP

Ấn vào phím giới hạn trên, dưới, phím tăng, giảm.

Ấn phím HOME

Để hiển thị cửa sổ MENU, cửa sổ TEMP VITAL ALARM

Cài đặt giới hạn trên và giới hạn dưới nhiệt độ cho phép của người bệnh.

Trở về màn hình theo dõi ban đầu

10

Cài đặt chế độ theo dõi bão hòa oxy (SpO2)

Ấn vào phím MENU, phím SpO2

Ấn vào phím giới hạn trên, dưới, phím tăng, giảm.

Ấn phím HOME

Để cửa sổ hiển thị MENU, cửa sổ SpO2

VITAL ALARM.

Cài đặt giới hạn trên và giới hạn dưới SpO2 cho phép của người bệnh.

Trở về màn hình theo dõi ban đầu

11

Theo dõi điện tim, nhịp thở, nhịp tim:

Dán điện cực vào người bệnh: dán vào 3 vị trí: trên thành ngực phải, ngực trái và dưới mạng sườn trái (xem hình – 3 lead ECG).

Gắn đầu kẹp điện cực vào điện cực dán, nối cáp điện cực vào dây nối ECG, nối dây nối ECG vào ổ cắm Monitor.

Quan sát ECG, nhịp thở, nhịp tim trên màn hình theo dõi của monitor (Home).

Điện cực tiếp xúc với người bệnh

Để nối Monitor với người bệnh

Đánh giá sự hoạt động của tuần hoàn và hô hấp.

12

Theo dõi SpO2:

Lựa chọn ống đo, nối ống với dây SpO2, nối

dây SpO2 vào máy Monitor – Gắn ống đo vào người bệnh

Quan sát SpO2 trên màn hình trên màn hình theo dõi (Home).

Theo dõi độ bão hòa oxy mao mạch

Để thiết bị đo tiếp xúc với người bệnh

Đánh giá độ bão hòa oxy mao mạch người bệnh.

13

Theo dõi huyết áp:

Lựa chọn bao đo huyết áp, nối bao đo vào dây dẫn khí đo huyết áp.

Xác định động mạch vùng khuỷu tay, quấn băng đo huyết áp vào tay người bệnh

Ấn vào phím START/STOP trên thân máy

Ấn vào phím HOME

Theo dõi được chính xác chỉ số huyết áp của người bệnh.

Quấn băng đo HA đúng vị trí

Để đo và theo dõi chỉ số huyết áp (chế độ đo bằng tay).

Quay lại màn hình theo dõi

14

Theo dõi nhiệt độ:

Lấy đầu dò đo nhiệt độ, nối với dây dẫn

nhiệt, khe cắm trên Monitor

Gắn đầu dò nhiệt độ vào người bệnh

Dữ liệu về nhiệt độ sẽ được hiển thị trên màn hình.

Để nối máy với người bệnh

Để máy tiếp xúc với da người bệnh

15

Nhận định kết quả và xử trí:

Quan sát kết quả trên màn hình, dấu hiệu cảnh báo đã cài đặt để nhận định.

Chăm sóc và báo cáo BS khi NB có diễn biến bất thường

16

Thu dọn dụng cụ:

Tắt máy: ấn và giữ phím nguồn trong 2 giây

Tháo băng huyết áp, các đầu điện cực, đầu dò nhiệt độ ra khỏi người bệnh.

Vệ sinh vùng da gắn điện cực

Đặt người bệnh tư thế thoải mái

Rút các đầu dây nối ra khỏi máy. Rút dây điện nguồn.

Vệ sinh máy bằng khăn mềm

Để ngắt nguồn điện

Làm sạch vùng da gắn điện cực

Thu dọn dụng cụ sau khi sử dụng

Bảo quản máy sau sử dụng

17

Ghi hồ sơ chăm sóc:

Ghi đầy đủ kết quả đã theo dõi theo thời gian, diễn biến của người bệnh xảy ra trong quá trình theo dõi (nếu có)

Đảm bảo theo dõi liên tục

Bảng kiểm kỹ thuật sử dụng máy Monitor

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh

2

Chuẩn bị điều dưỡng

3

Cấp điện, khởi động máy

4

Cài đặt ngày và giờ

5

Cài đặt tên người bệnh,

6

Cài đặt chế độ theo dõi ECG, nhịp tim,

7

Cài đặt chế độ theo dõi huyết áp

8

Cài đặt chế độ theo dõi nhịp thở

9

Cài đặt chế độ theo dõi thân nhiệt

10

Cài đặt chế độ theo dõi SpO2

11

Theo dõi điện tim, nhịp thở, nhịp tim

12

Theo dõi SpO2

13

Theo dõi huyết áp

14

Theo dõi nhiệt độ

15

Nhận định kết quả, chăm sóc và báo cáo BS diễn biến bất thường

16

Thu dọn dụng cụ

Đặt người bệnh tư thế thoải mái

17

Ghi hồ sơ

SỬ DỤNG MÁY TRUYỀN DỊCH

Máy truyền dịch là một thiết bị được sử dụng để tiêm truyền liên tục với tốc độ được kiểm soát (rất tốt khi truyền tốc độ rất chậm) các thuốc, chất dinh dưỡng, máu và một số hóa chất nhằm điều trị, nuôi dưỡng người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, sơ sinh non tháng tại các đơn vị điều trị tích cực hay chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện.

Nguyên tắc sử dụng máy truyền dịch

Biết hiệu chuẩn (số lượng dịch chảy xuống) của dịch truyền trong một ml

Nhỏ giọt vi mô: 60 giọt/ml

Nhỏ giọt vĩ mô: 15 – 20 giọt/ml

Xác định thời gian dịch chảy cho một lít. Tính toán số ml/giờ (tốc độ chảy theo giờ) bằng cách chia số lượng dịch cho số giờ:

Tổng số dịch truyền (ml)

ml/giờ = –

Số giờ truyền

Chọn một trong các công thức tính tốc độ dịch chảy trong một phút (giọt/phút) dựa vào hiệu chuẩn:

ml/giờ/60 phút = ml/phút.

ml/giờ x số hiệu chuẩn/60 phút = số giọt/phút.

Xác định tốc độ dịch chảy theo giờ. Kiểm tra túi dịch truyền và ghi hồ sơ một cách thứ tự, chú ý loại dịch, tên người bệnh, thời gian kéo dài của truyền dịch và dự đoán thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi lần truyền.

Tham khảo sự hướng dẫn của nhà sản xuất cho việc sử dụng máy truyền dịch. Nếu cần phải kiểm soát áp lực, đảm bảo túi dịch truyền nằm phía trên vị trí truyền.

Theo dõi tốc độ dịch truyền và vị trí truyền để phát hiện những biến chứng.

Sử dụng đồng hồ để kiểm tra tốc độ dịch truyền, ngay cả khi truyền bằng máy.

Đánh giá tình trạng của hệ thống khi có chuông báo hiệu.

Cần phải đảm bảo nguồn liên tục và nên luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng.

Phải có chế độ bảo trì và kiểm tra thường xuyên về mặt kỹ thuật.

Không bao giờ được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với người bệnh (phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh).

Cần được tính toán pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định.

Kỹ thuật pha thuốc nên thực hiện theo phương thức là hút dung môi vào bơm tiêm trước, sau đó đuổi khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài và mới bơm hút dịch thuốc vào sau (cách này làm cho thể tích dung môi và thuốc là chính xác và lượng thuốc không bị mất đi).

Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc (nếu cần).

Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm.

Kiểm tra đường truyền, các khớp nối tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền. Đường truyền dẫn thuốc (bơm tiêm điện) cần có tốc độ truyền ổn định và liên tục, không nên điều chỉnh tốc độ ở đường truyền này (dành riêng một đường truyền ưu tiên).

Khi vận chuyển người bệnh cần phải kiểm soát và tính toán quãng đường (cảnh giác hết pin do đường đi quá xa).

Khi dùng bơm tiêm điện hay bơm truyền dịch, điều dưỡng viên phải theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức để thông báo chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.

Bảo quản máy truyền dịch

Vệ sinh máy sau khi dùng cho NB: bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn vắt khô trước khi lau.

Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo.

Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy.

Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay.

Quy trình thực hành kỹ thuật sử dụng máy truyền dịch

TT

Các bước thực hiện

Lý do

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh:

Nhận định sự hợp tác của bệnh nhân, vị trí

truyền dịch, tình trạng NB

Thực hiện 5 đúng

Thông báo cho người bệnh về thủ thuật

Hướng dẫn NB VS trước khi truyền (nếu cần)

Phòng sai sót

NB hiểu, yên tâm hợp tác

2

Chuẩn bị điều dưỡng:

Trang phục, vệ sinh tay, đi găng

3

Chuẩn bị máy truyền dịch, dịch truyền:

Nối dây nguồn vào máy

Cắm dây nối đầu dò nhỏ giọt vào máy

Ấn phím bật/tắt (ON/OFF)

Kiểm tra dịch truyền, 5 đúng

Cấp điện, khới động máy

4

Chuẩn bị đường truyền: xé túi đựng dây truyền, điều chỉnh khóa về phía dưới (gần kim), cắm dây truyền vào chai dịch, đuổi khí.

Chuẩn bị dịch truyền, Đảm bảo không có khí trong hệ thống dây truyền dịch

5

Mở cửa của thân máy, nhấn cần kẹp ống phía dưới cửa, mở kẹp ra cho đến khi nghe tiếng click

Gắn bộ dây truyền dịch vào thân máy

6

Lắp đầu dò nhỏ giọt vào vị trí 2/3 trên của bầu nhỏ giọt.

Để xác định số giọt dịch truyền/ml

7

Ấn phím mũi tên “Lên/ Xuống”

Để máy xác nhận và lựa chọn đúng bộ truyền dịch được sử dụng

8

Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên/ Xuống”

Cài đặt tốc độ truyền dịch

9

Ấn phím “Select” phím mũi tên lên

Cài đặt giới hạn thể tích truyền dịch

10

Nhấn PURGE để hiển thị PURGE nhả ra rồi nhấn lại

Để thực hiện bơm nhanh tống hết bọt khí ra khỏi đường truyền dịch (nếu có).

11

Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh (thực hiện truyền dịch)/hoặc thay vào đường truyền đã có.

Để nối máy truyền với người bệnh

12

Ấn phím START

Để bắt đầu truyền dịch

13

Thường xuyên theo dõi NB trong khi truyền dịch: Lượng dịch còn lại trong chai và lượng dịch đã chảy xuống máy, báo động của máy (đường truyền không thông, có bọt khí,..); các triệu chứng bất thường hoặc NB khó chịu, rét run, khó thở,…

Xử lý những bất thường (nếu có) …

An toàn cho NB khi truyền dịch

14

Khi sử dụng xong, Ấn phím STOP Ấn phím ON/OFF

Ngừng truyền dịch, tắt máy

15

Thu dọn dụng cụ, phân loại chất thải: Lau chùi máy bằng khăn mềm

KSNK

Bảo quản máy sau khi dùng

16

Ghi hồ sơ chăm sóc:

Ghi ngày, giờ thực hiện, tên dịch, tốc độ, thời gian (thuốc, liều lượng, hàm lượng nếu có).

Diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi truyền.

Để đảm bảo việc chăm sóc được liên tục và tiện lợi.

Bảng kiểm kỹ thuật sử dụng máy truyền dịch

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh

2

Chuẩn bị điều dưỡng

3

Chuẩn bị máy truyền dịch

4

Chuẩn bị đường truyền, đuổi khí.

5

Mở cửa của thân máy, nhấn cần kẹp ống ….

6

Lắp đầu dò nhỏ giọt

7

Ấn phím mũi tên “Lên/ Xuống”

8

Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên/ Xuống”

9

Ấn phím “Select” phím mũi tên lên

10

Nhấn PURGE để hiển thị PURGE nhả ra rồi nhấn lại

11

Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh (thực hiện truyền dịch) / hoặc thay vào đường truyền đã có

12

Ấn phím START

13

Theo dõi NB trong khi truyền dịch

Xử lý những bất thường (nếu có)

14

Ấn phím STOP

Ấn phím ON/OFF

15

Thu dọn dụng cụ, phân loại chất thải: Lau chùi máy

16

Ghi hồ sơ chăm sóc

SỬ DỤNG MÁY BƠM TIÊM ĐIỆN

Bơm tiêm điện là một loại thiết bị được sử dụng để tiêm liên tục thuốc với tốc độ rất chậm trong thời gian dài, để duy trì nộng độ thuốc ổn định trong máu người bệnh.

Bơm tiêm điện được sử dụng kèm với các loại bơm tiêm thông dụng có nhiều thể tích khác nhau: 10, 20, 30 và 50 ml. Với mỗi loại bơm tiêm thì máy lại có một chế độ tiêm khác nhau cho phù hợp, như đối với loại bơm tiêm 50ml thì tốc độ tối đa cho phép là 1500 ml/giờ. Bơm tiêm điện được thiết kế có hệ thống an toàn để duy trì nguồn điện cung cấp cho máy hoạt động trong trường hợp đang tiêm cho người bệnh bị mất điện đột xuất.

Mục đích

Duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể người bệnh

Truyền dịch hay dùng thuốc với liều thấp, đòi hỏi độ an toàn cao và ổn định.

Nguyên tắc sử dụng

Pha thuốc cần phải tính toán theo đúng liều lượng chỉ định.

Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều dùng, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc.

Phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh.

Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm, tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền và khớp nối.

Đảm bảo nguồn điện liên tục, luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng.

Điều dưỡng cần theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức trong quá trình dùng bơm tiêm điện để thông báo BS chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.

Bảo quản bơm tiêm điện

Vệ sinh máy sau khi dùng cho NB: bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn vắt khô trước khi lau.

Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

Quy trình thực hành kỹ thuật sử dụng máy bơm tiêm điện

TT

Thực hiện

Lý do

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh:

Nhận định: đúng NB, ý thức, tình trạng NB, vị trí tiêm, tiền sử dị ứng, sự hợp tác, chỉ định của BS

Thông báo cho người bệnh về thủ thuật sắp làm

2

Chuẩn bị điều dưỡng:

Trang phục, vệ sinh tay, đi găng

Hạn chế nhiễm khuẩn chéo

3

Chuẩn bị dụng cụ: Bơm tiêm cỡ phù hợp, kim tiêm, dây tiêm, dịch pha, dung dịch sát khuẩn, găng… bơm tiêm điện.

Lấy thuốc vào bơm tiêm: thực hiện – 5 đúng, pha thuốc theo chỉ định, lấy đủ thuốc vào bơm tiêm, lắp dây tiêm, đặt vào khay vô khuẩn.

Dụng cụ đủ, phù hợp

4

Chuẩn bị máy:

Nối dây nguồn vào máy

Ấn phím ON/OFF

Cấp điện, khởi động máy

5

Lắp bơm tiêm vào máy:

Lấy bơm tiêm (đã có thuốc);

Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên

Bóp và di chuyển kẹp giữ đuôi pittông

Hạ kẹp giữ thân bơm tiêm xuống

Gắn bơm tiêm vào máy

Gắn kẹp với đuôi pittông

Để giữ chắc chắn thân bơm tiêm

6

Ấn phím SET

Vào chương trình cài đặt chế độ hoạt động của máy

7

Ấn các phím mũi tên

Để cài đặt vận tốc tiêm cho phù hợp với chỉ định của bác sĩ

8

Ấn phím “Bolus” trong khi ấn giữ phím “Total vol”

Để đuổi khí từ bơm tiêm đến đầu mũi kim tiêm

9

Nối dây tiêm vào đường truyền của NB, hoặc thực hiện luồn kim vào TM người bệnh.

Nối hệ thống tiêm với người bệnh

10

Ấn phím START/STOP

Bắt đầu đưa thuốc vào người bệnh

11

Theo dõi trong khi tiêm: cảm giác của NB, mạch, HA, Lượng dịch còn lại trong chai và lượng dịch đã chảy xuống máy, cảnh báo của máy (nếu có).

Xử trí khi có biểu hiện bất thường

An toàn cho NB trong khi tiêm

12

Kết thúc tiêm:

Ấn phím START/STOP

Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên

Ấn phím ON/OFF

Tạm dừng máy

Để nhấc bơm tiêm ra

13

Rút kim, sát khuẩn (nếu NB không có chỉ định truyền dịch tiếp theo).

14

Thu dọn dụng cụ, phân loại rác,

Lau thân máy

Tháo găng, VS tay

Hạn chế nhiễm khuẩn

Bảo quản máy

15

Ghi hồ sơ chăm sóc:

Ghi ngày, giờ thực hiện, tên thuốc, liều lượng và những diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi tiêm.

Lưu thông tin

Bảng kiểm kỹ thuật sử dụng bơm tiêm điện

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh

2

Chuẩn bị điều dưỡng

3

Chuẩn bị dụng cụ

Lấy thuốc vào bơm tiêm

4

Chuẩn bị máy

5

Lắp bơm tiêm vào máy

6

Ấn phím SET

7

Ấn các phím mũi tên

8

Ấn phím “Bolus” trong khi ấn giữ phím “Total vol”

9

Nối dây tiêm vào đường truyền của NB, hoặc thực hiện luồn kim vào TM người bệnh.

10

Ấn phím START/STOP

11

Theo dõi trong khi tiêm:

Xử trí khi có biểu hiện bất thường

12

Kết thúc tiêm

13

Rút kim, sát khuẩn (nếu NB không có chỉ định truyền dịch tiếp theo)

14

Thu dọn dụng cụ, phân loại rác, Lau thân máy; tháo găng, VS tay

15

Ghi hồ sơ chăm sóc

SỬ DỤNG MÁY GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ

Điện tâm đồ (ECG) là đồ thị ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong hoạt động co bóp. Máy điện tâm đồ có tác dụng ghi lại hoạt động của tim, người theo dõi có thể đọc được đồ thị hoạt động của tim trên màn hình hoặc ghi ra giấy.

Ghi điện tâm đồ (ghi điện tim) là một phương pháp chẩn đoán đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền giúp phát hiện các rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền và bệnh mạch vành, ngoài ra còn phát hiện những dấu hiệu khác liên quan đến những rối loạn chuyển hóa (tăng kali máu) hay tăng nhạy cảm với đột tử do tim (hội chứng QT kéo dài).

Các chuyển đạo để đo điện tâm đồ

Cách mắc điện cực để ghi điện tâm đồ gọi là các chuyển đạo hay các đạo trình; các chuyển đạo ghi điện tâm đồ gồm:

Chuyển đạo ngoại vi hay chuyển đạo mẫu

Đây là những chuyển đạo hai cực, ghi hiệu số điện thế giữa hai điểm.

Chuyển đạo DI:một điện cực ở cổ tay phải, một ở cổ tay trái.

Chuyển đạo DII: một điện cực ở tay phải, một ở cổ chân trái.

Chuyển đạo DIII: một điện cực ở cổ tay trái, một ở cổ chân trái. Chuyển đạo một cực ở các chi

Theo cách mắc của golbugu: bỏ đi một nhánh nối giữa một chi với cực trung tâm. Như thế biên độ sóng điện tâm đồ sẽ lớn hơn, các chuyển đạo này có ký hiệu là aVR, aVL, aVF.

Các chuyển đạo trước tim

Đây cũng là những chuyển đạo đơn cực. Điện cực thăm dò đặt trên các điểm ở ngực, còn một điện cực nối với cực trung tâm.

Loại chuyển đạo trước tim có ký hiệu là V. Dưới đây là 6 chuyển đạo trước tim thường dùng.

V1: cực thăm dò ở khoang liên sườn 4 bên phải, sát xương ức.

V2: Cực thăm dò ở khoang liên sườn 4 bên trái, sát xương ức.

V3: Cực thăm dò ở điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4.

V4: Cực thăm dò ở giao điểm của đường thẳng đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (hay nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoang liên sườn 5 trái).

V5: Cực thăm dò ở giao điểm khoang liên sườn 5 với đường nách trước bên trái

V6: Cực thăm dò ở giao điểm khoang liên sườn 5 với đường nách giữa bên trái.

Kết quả điện tâm đồ bình thường ở chuyển đạo mẫu

Trong một lần tim co bóp, ghi được các sóng: Sóng P; Khoảng PQ; Phức hợp QRS; Đoạn ST; Sóng T; Có thể còn có sóng U hoặc không có.

Sóng P: Cho biết hoạt động khử cực của tâm nhĩ

Khoảng PQ: Cho biết thời gian dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất

Phức bộ QRS hay sóng nhanh QR: Cho biết hoạt động khử cực của hai tâm thất.

Đoạn ST: ứng với thời kỳ tâm thất được kích thích đồng nhất, thời kỳ khử cực hoàn toàn của thất.

Sóng T: ứng với thời kỳ tái cực của tâm thất.

Đoạn QT: thời gian tâm thu điện học của thất.

Bảo quản máy ghi điện tim

Sau khi dùng phải tắt máy

Vệ sinh máy: Lau chùi sạch bằng khăn mềm, lau sạch dây cuộn gọn gàng

Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo

Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy

Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay

Quy trình thực hành kỹ thuật sử dụng máy ghi điện tim

TT

Thực hiện

Lý do

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh:

Xác định NB và thông tin cá nhân của NB

Thông báo, giải thích cho NB về thủ thuật

NB nằm ngửa thoải mái, tháo đồ trang sức bằng kim loại; nếu là TE có thể phải dùng thuốc an thần (ví không hợp tác).

Tránh nhầm lẫn NB và kết quả điện tâm đồ.

NB yên tâm hợp tác

Kết quả không bị nhiễu

2

Chuẩn bị điều dưỡng: trang phục, VS tay

3

Chuẩn bị dụng cụ:

Máy ghi điện tâm đồ phù hợp với chỉ định; dây tiếp đất, đủ dây dẫn và điện cực; gel…

4

Sát khuẩn vị trí sẽ đặt điện cực trên da NB bằng gạc tẩm cồn.

Để da và điện cực được tiếp xúc tốt

5

Gắn điện cực vào thành ngực NB

Bôi một lớp gel mỏng rồi gắn các điện cực tại các vị trí:

V1 đỏ: Khoang liên sườn 4, sát bờ phải xương ức

V2 vàng: Khoang liên sườn 4, sát bờ trái xương ức

V3 xanh: Giữa V2 và V4

V4 nâu: Giao điểm khoang liên sườn 5 với đường giữa xương đòn bên trái

V5 đen: Giao điểm khoang liên sườn 5 với đường nách trước bên trái.

V6 tím: Giao điểm khoang liên sườn 5 với đường nách giữa bên trái.

Xác định đúng vị trí điện cực tiếp xúc với cơ thể người bệnh để ghi được điện tâm đồ chuẩn.

6

Kẹp điện cực vào các chi: Bôi gel trước khi kẹp điện cực vào chi

RA đỏ: Cổ tay phải

LA vàng: Cổ tay trái

LL xanh: Cổ chân trái

RL đen: Cổ chân phải

7

Gắn dây dẫn từ máy vào các điện cực tương ứng

Cho máy tiếp xúc với người bệnh

8

Kiểm tra lại dây dẫn và các điện cực: Kiểm tra xem dây dẫn được nối đúng và phù hợp với các điện cực, dây dẫn có bị căng quá hoặc quá lỏng.

9

Nhắc nhở người bệnh nằm yên, thư giãn, thở đều, không vận động trong khi ghi điện tâm đồ.

Để ghi được điện tâm đồ tốt nhất mà không bị nhiễu sóng.

10

Ghi sóng chuẩn: Ấn vào nút TEST Ấn nhẹ vào nút ghi điện tâm đồ

Làm cơ sở cho đọc kết quả. Ghi được hình ảnh điện tâm đồ của các chuyển đạo.

11

Nếu thấy dấu hiệu bất thường: Kiểm tra lại điện cực, điểm nối điện cực – dây dẫn

Xử lý nguyên nhân gây đồ thị bị nhiễu hoặc mờ.

12

Động viên người bệnh

Để người bệnh cảm thấy thoải mái và yên tâm khi ghi điện tâm đồ

13

Nếu phát hiện thấy có hình ảnh rối loạn nhịp tim: Ghi lại chuyển đạo DII và V1.

Xác định được rõ hơn sự rối loạn nhịp tim.

14

Lấy phiếu ghi điện tim từ máy in, ghi đủ các thông tin cần thiết:

Đảm bảo ECG được dán đúng tên người bệnh (họ tên người bệnh, số phòng và ngày giờ tiến hành làm thủ thuật).

Tránh nhầm lẫn kết quả của người bệnh.

15

Xong kỹ thuật và trả kết quả:

Tháo điện cực, vệ sinh da cho NB

Chuyển kết quả cho BS đọc trước khi trả cho NB, hoặc dán kết quả vào hồ sơ NB (NB đang nằm viện).

16

Thu dọn dụng cụ:

Vệ sinh máy bằng khăn mềm sạch, sắp xếp dụng cụ theo quy định Phân loại chất thải, vệ sinh tay.

Bảo quản máy, giúp thủ thuật được tiến hành thuận lợi cho người bệnh sau.

Bảng kiểm kỹ thuật sử dụng máy ghi điện tâm đồ

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định và chuẩn bị người bệnh

2

Chuẩn bị điều dưỡng: trang phục, VS tay

3

Chuẩn bị dụng cụ

4

Sát khuẩn vị trí sẽ đặt điện cực

5

Gắn điện cực vào thành ngực NB

6

Kẹp điện cực vào các chi: Bôi gel

7

Gắn dây dẫn từ máy vào các điện

8

Kiểm tra lại dây dẫn và các điện cực:

9

Nhắc nhở người bệnh nằm yên, thư giãn,

10

Ghi sóng chuẩn: Ấn vào nút TEST Ấn nhẹ vào nút ghi điện tâm đồ

11

Nếu thấy dấu hiệu bất thường: Kiểm tra lại

12

Động viên người bệnh

13

Ghi lại chuyển đạo DII và V1

14

Lấy phiếu ghi điện tâm đồ từ máy in, ghi đủ các thông tin cần thiết.

15

Xong kỹ thuật và trả kết quả

16

Thu dọn dụng cụ; VS tay.

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành sử dụng và quản lý các máy y tế: Monitor, máy truyền dịch, máy bơm tiêm điện, máy điện tim

TT

Năng lực

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ

(2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc làm sai

(0)

1

Sử dụng máy theo dõi Monitor đúng quy trình, hiệu quả, an toàn.

2

Sử dụng máy truyền dịch đúng quy trình, hiệu quả, an toàn.

3

Sử dụng bơm tiêm điện đúng quy trình, hiệu quả, an toàn.

4

Sử dụng máy điện tâm đồ đúng quy trình, hiệu quả, an toàn.

5

Nhận định các dấu hiệu bất thường khi theo dõi và chăm sóc người bệnh; đưa ra cách xử lý phù hợp.

6

Quản lý máy theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ Y tế (2012), Bài giảng kỹ năng điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.