Bật Mí Cách Luyện Chữ Đẹp Cho Người Lớn Nhanh Chóng

“Nét chữ – nết người”. Không phải chỉ những học sinh mới cần viết chữ đẹp mà cả những người lớn cũng cần rèn nét chữ của mình. Vì vậy, WElearn đã hé lộ cho bạn các cách luyện chữ đẹp cho người lớn để bạn có thể cải thiện chữ viết của mình. Cùng theo dõi nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư dạy kèm môn Ngữ Văn

1. Tầm quan trọng của luyện viết chữ đẹp

1.1. Luyện viết chữ đẹp góp phần xây dựng đức tính cẩn thận, kiên nhẫn bền bỉ

Người xưa có câu: “Nét chữ nết người” quả không sai. Khi nhìn nét chữ, người ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người viết Nét chữ càng mềm mại gọn gàng người đóng sẽ càng cẩn thận, khéo léo.

Để viết chữ đẹp không hề dễ, cần có thời gian để luyện tập. Vì vậy, khi một người đã thành công trong việc luyện viết chữ đẹp thì chắc chắn đây là một người có tính kiên nhẫn và siêng năng.

1.2. Gây ấn tượng cho người đọc

Nhìn vào thực tế trong xã hội, chưa nói tới việc viết chữ đẹp, bạn chỉ cần viết chữ gọn gàng thôi thì người đọc đã đánh giá cao bạn là một người chỉn chu rồi.

Nếu viết chữ đẹp hơn nữa thì bạn sẽ tạo được sự dễ chịu cho người đọc, từ đó cũng để lại những ấn tượng đẹp trong tâm trí họ.

Ngoài ra, khi viết chữ đẹp, cũng là lúc bạn thể hiện sự tôn trọng của mình với người đọc. Đó cũng là lúc bạn nâng cao giá trị của bản thân mình. Cũng giống như trong giao tiếp, bạn càng tôn trọng đối phương thì họ sẽ càng tôn trọng bạn.

Hơn thế nữa, nhờ những nét chị mềm mại gọn gàng, bạn sẽ nhận được những lời nhận xét tích cực và nhanh lấy được thiện cảm hơn.

1.3. Giữ nét truyền thống của dân tộc

Khi cuộc sống hiện đại hơn, mọi chữ viết thư từ đầu được thực hiện trên máy tính. Mọi thứ có vẻ tiện lợi hơn nhưng bạn thử nghĩ xem, cảm giác cầm một lá thư viết tay với nét chữ mềm mại sẽ khác và thú vị hơn việc đọc một lá thư đánh máy đúng không?

Chính vì vậy, những lá thư hay lời chúc được viết tay sẽ vẫn luôn khiến người nhận cảm thấy ấm áp và ý nghĩa hơn. Do đó chữ viết tay vẫn luôn được duy trì và phát triển đến ngày nay.

1.4. Luyện sự sáng tạo

Ngày nay, sự sáng tạo là vô cùng cần thiết. Luyện viết chữ cũng là cơ hội để bạn phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình.

Khi luyện viết chữ đẹp, bạn có thể thỏa sức tư duy, sáng tạo chữ viết theo cách riêng của mình để bay bổng, nhẹ nhàng hơn. Qua từng nét chữ, bạn còn thể gửi gắm cảm xúc của mình vào đó để chữ viết có hồn hơn.

2. Cách luyện viết chữ đẹp cho người lớn

2.1. Dụng cụ luyện viết chữ đẹp

Bút được xem như linh hồn của người luyện viết chữ. Vì vậy, khi chọn bút, bạn phải chọn đúng loại. Nếu không đúng, bạn sẽ rất khó viết và dễ gây đau tay.

Khi mới tập viết, bạn nên chọn bút máy, có ngòi trơn. Vì ngòi trơn sẽ giúp bạn viết chữ mượt hơn và nhẹ hơn. Sau khi đã viết thạo tay, bạn đổi qua bút nét thanh nét đậm để luyện nét chữ thêm mềm mại hơn.

Tiếp theo là chọn giấy, bạn nên chọn loại giấy có chất dày dặn và có ô ly rõ ràng để dẽ viết hơn. Ngoài ra, những loại giấy này nên là giấy tốt cho mắt thay vì màu trắng xanh. Đặc biệt, nên tránh các loại giấy sần sùi vì nó sẽ làm cho nét chữ bạn không được tròn trịa.

Để trọn bộ, bạn nên chuẩn bị một hũ mực “xịn” để chữ viết thêm ấn tượng hơn.

2.2. Tự tìm học và luyện viết theo những cái có sẵn

Ngày nay, trên mạng cũng không thiếu những mẫu viết sẵn. Vì vậy, bạn nên lên tìm kiếm để trước tiền là nhận biết được như thế nào là chữ đúng quy định. Sau đó là luyện tập viết theo mẫu.

Hiện tại, trên mạng cũng có một số “bí kíp” để giúp bạn luyện viết rất hiệu quả. Bạn có thể lên đó tìm hiểu, học theo và tự “vẽ” cho mình một “bí kíp” riêng.

Một cách truyền thống hơn, bạn có thể ra hiệu sách và mua một quyển tập luyện viết chữ đẹp. Những quyển này có hướng dẫn sẵn cách viết và có sẵn các ô ly đúng tiêu chuẩn để bạn học theo một cách dễ dàng.

2.3. Kiên trì và nhẫn nại

Sự kiên trì là yếu tố quan trọng trong quá trình luyện viết chữ đẹp. Đối với những người lớn, việc cầm bút “khá xa xỉ” do họ đã không còn đi học rất lâu rồi mà làm việc thì lại chỉ toàn thao tác trên máy tính nên rất ít khi cầm viết. Việc này sẽ làm cho khi bạn bắt đầu viết lại sẽ rất đau tay. Nhưng nếu đủ kiên trì và nhẫn nại bạn sẽ vượt qua thôi.

Trong lúc luyện viết, sẽ không tránh khỏi những lúc bạn cực kỳ nản thậm chí là muốn bỏ cuộc nhưng nếu cố gắng vượt qua giai đoạn bắt đầu này, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc luyện viết

2.4. Tìm đến thầy cô có kinh nghiệm để học

Tự học rất tốt nhưng chắc chắn sẽ lâu và không hiệu quả bằng việc tìm một người thầy để đồng hành cùng mình. Vì vậy, nếu có thời gian và thực sự cần, bạn nên tìm người để dạy luyện viết chữ đẹp. Các thầy cô này đều là những người có kinh nghiệm nên việc hướng dẫn cũng sẽ dễ hiểu và nhanh tiếp thu hơn.

Sẽ cũng có những lúc bạn gặp khó khăn trong việc tự lên kế hoạch, không biết bắt đầu từ đâu hoặc không thể sắp xếp được thời gian hợp lý để “ép” mình học. Cho nên, việc tìm kiếm thầy cô có kinh nghiệm là rất quan trọng ngay lúc này. Họ sẽ truyền đạt, đưa ra những kinh nghiệm và cách thức luyện viết một cách tốt nhất cho bạn.

Ngoài ra, khi tự tìm tòi học hỏi bạn sẽ bị rơi vào tình trạng mông lung, mơ hồ trước hàng “đống” kiến thức, không biết đâu là đúng, đâu là sai, cái cần học, đâu là cái không cần học. Đó cũng là lý do khiến mọi người nên chọn giáo viên để học luyện viết.

Đặc biệt, nếu tự học, sẽ có những phần khó hiểu, không biết phải bắt đầu từ đâu. Đây là lúc bạn cần đến một người thầy để hướng dẫn, giải thích cho mình hiểu. Khi thực sự hiểu, bạn sẽ thực hành nó một cách dễ dàng hơn.

2.5. Luyện viết mỗi ngày một cách khoa học

Luyện tập thường xuyên là cách để bạn “lên tay” hơn. Dù ban đầy bạn viết xấu cỡ nào nhưng khi đủ kiên trì và quyết tâm luyện tập hằng ngày thì bạn cũng sẽ sớm thành công thôi.

Tuy nhiên, khi luyện viết, bạn cũng cần luyện cho khoa học. Khi luyện nên đặt cả tâm huyết mình vào đó quyết tâm cải thiện chứ không phải viết cho xong. Như vậy sẽ không có hiệu quả.

Trước tiên, bạn nên luyện những nét đơn và cơ bản trước. Sau đó, khi đủ cứng tay, bạn chuyển sang bước viết những nét và những chữ phức tạp rồi phát huy những nét khó hơn. Cách luyện này giúp bạn phát hiện những nét chữ khuyết điểm và tự điều chỉnh khả năng viết của mình.

2.6. Viết đúng công thức

Mọi người nghĩ viết chữ đẹp là một năng khiếu. Thực ra quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. Vì để viết đẹp trước tiên bạn phải viết đúng. Và như các môn tính toán, để viết đúng cũng cần có các quy tắc riêng. Chỉ cần viết đúng công thức, chữ bạn tự động sẽ gọn hơn. Sau đó chỉ cần luyện cho mềm mạnh và có hồn hơn thôi.

3. Xây dựng lộ trình luyện chữ đẹp cho người lớn trong 30 ngày

Để có được một nét chữ như ý, bạn cần có thời gian và lộ trình rèn luyện nghiêm túc:

10 ngày đầu – giai đoạn làm quen: luyện cách cầm bút, thực hành những nét cơ bản

10 ngày tiếp: luyện viết đúng quy tắc, biết viết những nét cơ bản và chữ thường. Đặc biệt là phải hiểu các nguyên tắc viết chữ.

10 ngày cuối – tăng tốc: Sau khi đã luyện thành thạo các chữ thì đây là lúc để bạn tăng tốc. Trong 10 ngày cuối này, bạn sẽ học viết chữ hoa, nối chữ, nếu các bạn có sở thích nâng cao thì hãy luyện thêm chữ hoa sáng tạo.

4. Các quy tắc trong việc luyện viết chữ đẹp

4.1. Quy tắc cầm bút

  • Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút. Ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.
  • Bút nghiêng về bên phải một góc khoảng 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút thẳng đứng 90 độ.
  • Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng.
  • Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5 cm.

4.2. Quy tắc viết chữ

  • Mẫu chữ viết to thường đứng: Nét chữ đều nhau, viết thẳng. Kích thước chữ được chia theo 6 nhóm:
    • Nhóm 1: Gồm 8 chữ cái (i, u, ư, t, n, m, v, r): ngoại trừ chữ t 2,5 ô ly thì tất cả các chữ còn lại đều được viết với 2 ô ly.
    • Nhóm 2: Gồm 6 chữ cái (l, b, h, k, y, p): ngoại trừ chữ p 4 ô ly thì tất cả các chữ còn lại đều được viết với 2 ô ly.
    • Nhóm 3: Gồm 15 chữ cái (o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s): các chữ đều 2 ô ly ngoại trừ 3 nhóm sau:
      • Chữ cái d, đ, q cao 4 ô ly,
      • Chữ cái g cao 4.5 ô ly
      • s cao 2,25 ô ly
  • Mẫu chữ viết to thường nghiêng: Nét chữ đều nhau, hơi nghiêng khoảng 15 độ về bên phải. Kích thước chữ giống như mẫu chữ viết to thường đứng.
  • Mẫu chữ to nét thanh nét đậm đứng: nét thanh là nét lên, nét đậm là nét xuống. Độ dày của nét thanh chỉ bằng ⅓ độ dày của nét đậm.
  • Mẫu chữ nét to thanh nét đậm nghiêng: Chữ được cấu thành từ nét thanh, nét đậm và có độ nghiêng khoảng 15 độ về bên phải. Kích thước chữ trong vở ô ly cũng giống như mẫu chữ viết to đứng.

5. Những lưu ý khi luyện viết chữ đẹp cho người lớn

5.1. Quá vội vàng

Vội vàng là một điều cấm kỵ trong luyện viết chữ đẹp. Luyện chữ là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai nên cần phải thật bình tĩnh không nên vội vàng khi luyện viết.

Nếu bạn quá mong chờ kết quả, sẽ dẫn đến việc ẩu, lúc này, kết quả hoàn toàn đi ngược lại với mong muốn.

5.2. Dụng cụ viết chất lượng

Khi có “đồ nghề” chất lượng, bạn sẽ tự tin hơn hẳn. Nếu dụng cụ viết không đủ chất lượng, chữ viết của bạn sẽ khó có thể đẹp như mong muốn được. Hơn nữa, với một dụng cụ “xịn”, khi luyện viết bạn cũng sẽ hứng thú hơn và đỡ đau tay hơn.

5.3. Cầm bút sai cách

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viết chữ chưa đẹp. Khi cầm bút sai cách, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc viết chữ. Từ đó, chữ viết cũng chưa được đẹp và gọn gàng.

Vì vậy, để có được nét chữ đẹp, bạn nên sửa lại cách cầm bút 3 ngón đúng tiêu chuẩn.

Quan trọng, mỗi cây bút sẽ có cách cầm khác nhau. Cầm bút mực thanh đậm khác, bút bi khác, phấn bảng khác. Do đó, bạn cần làm chủ được cây bút của mình và nắm rõ các nguyên tắc để viết chữ được đẹp hơn.

5.4. Viết không đúng nguyên tắc

Mỗi chữ cái đều có công thức và cách viết riêng. Vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ để không bị nhầm lẫn giữa các chữ cái với nhau.

Trên đây WElearn gia sư đã nêu ra một số gợi ý về Cách Luyện Chữ Đẹp Cho Người Lớn Nhanh Chóng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết có thể giúp bạn tự luyện chữ đẹp hiệu quả. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Top 10 Trường Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại TPHCM Nổi Tiếng Nhất
  • Bật Mí Ngay 16 Phương Pháp Học Tốt Tất Cả Các Môn
  • Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Và Cách Vận Dụng Vào Cuộc Sống