Nguyên liệu:
Cách làm:
– Sau khi nhào bột thật mịn thì dùng giấy bọc thức ăn để bọc cục bột mỳ vừa nhào và ủ bột khoảng 30 phút. Không nên bỏ qua bước này vì sau khi nhào bột, bột mỳ cần khoảng thời gian để cho các thớ mỳ phát triển.
Quá trình nhào bột, ủ bột đã xong thì có hai cách làm mỳ Ý như sau:
* Cách 1: Phương pháp thủ công
– Dụng cụ: Dùng cái lăn bột bằng gỗ, một con dao, và 1 cái đũa.
– Lấy phần bột mỳ vừa ủ được 30 phút ra, sau đó cho lên nền bàn gỗ sạch để nhào bột. Trước đó rắc một ít bột mỳ lên bàn gỗ để bột mỳ không bị dính.
– Chia phần bột mỳ thành hai phần để lăn bột dễ hơn. Phần đầu lăn trước thì phần còn lại sẽ bọc vào giấy ăn sau đó dùng một cái khăn sạch che lên (như vậy bột sẽ không bị khô).
– Dùng cái lăn bột bằng gỗ cán lên phần bột mỳ, bạn cứ lăn đến khi bột mỳ giãn và dài ra. Trong quá trình lăn cứ rắc thêm một chút bột mỳ nữa để khi lăn không bị dính. Lăn đến khi cho tay ra đằng sau tấm bột mỳ và nhìn thấy hình bàn tay của mình có nghĩa là độ mỏng đã đạt yêu cầu. Sẽ mất khoảng 5 đến 7 phút lăn bột.
– Bước tiếp theo bạn sẽ rắc một ít bột lên mảng bột mỳ mình vừa lăn sau đó cuộn mảng bột lại và dùng dao cắt thành sợi mỳ. Cắt mỳ theo sở thích, nếu bạn thích cắt thành sợi pasta (sợi fettuccine) thì bạn cắt giống như sợi bánh phở của mình. Còn nếu bạn cắt thành sợi spaghetti thì cũng cắt giống như sợi bún. Sau khi cắt thành từng khúc một bạn sẽ dùng cái đũa luồn dưới phần mỳ vừa cắt rồi nâng lên, bước này giúp cho sợi mỳ của mình rơi xuống và không bị dính vào nhau.
– Chỗ phần bột mỳ còn lại làm tương tự.
* Cách 2: Phương pháp hiện đại: dùng máy cán mỳ
Dụng cụ: Máy làm mỳ Ý tươi.
– Trên máy có các số khác nhau như máy của mình thì có từ số 1 đến số 6 nghĩa là từ độ mỏng nhất cho đến dày nhất, mỏng nhất là số 1 và dày nhất là số 6.
– Lấy phần bột mỳ bạn vừa ủ ra sau đó dùng tay ấn dẹp xuống hoặc dùng cái lăn bột cán mỏng ra. Nếu phần bột to quá thì bạn cũng cắt ra làm hai phần.
– Sau đó cho phần bột mỳ vào máy và để máy ở mức dày nhất là số 6. Một tay bạn xoay một tay bạn cho mỳ vào máy, xoay ở mức số 6 ba đến bốn lần. Lần đầu tiên xoay bạn thấy mảng bột mỳ có những lỗ hổng thì bạn đừng lo lắng gì mà gập mảng bột mỳ làm đôi sau đó tiếp tục cho vào máy xoay tiếp vẫn ở mức số 6.
– Lần thứ 2 sau khi xoay xong bạn cũng gặp làm đôi hay làm ba rồi lại cho vào xoay tiếp. Bạn xoay đến khi thấy mảng bột mỳ mịn và giãn ra là được.
– Sau đó chỉnh máy về mức số 5 và tiếp tục xoay ở mức số 5 hai đến ba lần, ở mức này bạn không cần phải gập mảng bột mỳ lại mà cứ để màng bột mỳ của mình giãn ra tự nhiên.
– Lại chỉnh máy về mức số 4 và xoay thêm hai vòng, làm tương tự ở mức số 3. Đến mức số 3 là mảng bột mỳ của mình đã mỏng theo yêu cầu, bạn có thể dừng không xoay tiếp nếu bạn thích ăn sợi mỳ hơi dầy một chút còn không thì chỉnh máy ở mức số 2 và xoay 1 lần để đạt độ mỏng hơn.
– Sau khi cho vào máy tạo thành những sợi mỳ thì bạn cũng nhớ rắc thêm một chút bột mỳ nữa lên các sợi mỳ mình vừa làm để các sợi mỳ không dính vào nhau. Nếu sợi mỳ dài quá thì dùng dao để cắt ngắn lại và sau đó dùng tay nhấc các sợi mỳ đó lên và xoáy tròn. Cho mỳ ra bát lớn hoặc đĩa rắc thêm một ít bột mỳ nữa lên trên sợi mỳ và bọc giấy ăn lên trên để mỳ không bị khô.
Cách luộc mỳ tươi cũng rất nhanh khi luộc bạn nhớ cho một thìa nhỏ muối vào để các sợi mỳ đậm đà, thời gian luộc chỉ mất khoảng 3 phút. Sợi mỳ sau khi luộc xong sẽ dai và mềm đảm bảo sẽ làm cả nhà yêu thích.
Chúc bạn thành công với mỗi lần làm mỳ Ý tươi!
Theo Bà Nội Trợ Kiểu Mỹ
Xem thêm: Tự tay làm mỳ hình chiếc nơ xinh xắn không cần dùng máy
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!