Cách làm máy phát điện gió không phải quá khó khăn. Để có thể chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng bạn cần phải có một tuabin gió. Đây là bộ phận quan trọng nhất.
A. Nguyên liệu chuẩn bị làm máy phát điện gió
Để chuẩn bị chế tạo máy phát điện gió ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Một máy phát điện
- Một bộ cánh xử lý hướng gió
- Pin và hệ thống điều khiển. Bạn có thể đầu tư một động cơ Ametek khoảng 30V. Động cơ này mua tại cửa hàng có giá khoảng 700 ngàn đồng.
- Cánh quạt: khi có gió thổi qua, cánh quạt quay.
- Trụ đỡ Tower: được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dẫn bằng thép. Trụ đỡ càng cao càng thu được nhiều gió hơn, từ đó thu được nhiều điện hơn.
Hệ thống máy phát điện gió sắp hoàn thành này có thể cung cấp công suất khoảng vài trăm Watt.
Bộ phận tiếp theo cần phải mua là cánh quạt và một hub. Tuy nhiên, thay vì mua chúng ta có thể chọn giải pháp tự chế từ gỗ hoặc ống nhựa PVC. Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm máy phát điện gió từ ống nhựa PVC.
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu trên ta tiến hành làm theo các bước sau.
B. Cách làm máy phát điện gió từ ống nhựa PVC
Chế tạo máy phát điện từ gió thành công cần phải trải qua 5 bước sau:
1. Làm cánh quạt
Sử dụng ống nhựa có đường kính khoảng 10cm. Cắt một ống có chiều dài 60cm để tạo ra bốn cánh quạt.
Đầu tiên dùng bút dạ vẽ lên ống rồi cắt ống thành hai phần. Tiếp tục cắt ra làm hai để được bốn phần bằng nhau.
Dùng cưa hoặc máy cắt cắt trước một cánh quạt và dùng nó làm mẫu để cắt những cánh còn lại. Như vậy, chúng ta đã có 4 cánh quạt.
Sau khi đã có 4 cánh quạt trên, chúng ta bắt đầu làm mịn và định hình thêm một chút bằng máy mài hoặc giấy ráp tại các vị trí vừa cắt.
Bạn có thể sử dụng gỗ thay cho các ống nhựa PVC. Tuy nhiên, cách làm máy phát điện gió từ ống nhựa PVC đơn giản hơn với gỗ. Bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để đẽo những miếng gỗ nguyên khối thành hình cánh quạt với những độ cong để tạo luồng gió. Trong khi đó, những đường ống nhựa PVC đã có sẵn độ cong này.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về tuabin gió của máy phát điện tại đây.
2. Làm Hub để gắn cánh quạt và động cơ
Tiếp theo, chúng ta cần một Hub làm trung tâm để bắt vít các cánh và gắn động cơ. Chúng ta cần một bánh răng hoặc một ròng rọc vừa với trục của động cơ. Lưu ý, đường kính của chúng không được quá nhỏ so với đường kính phần nối của cánh quạt.
Tìm một miếng nhôm có bán kính 6cm không gắn với trục động cơ mà gắn với cánh quạt. Dùng máy khoan để bắt đinh ốc cánh quạt với bánh răng.
Lắp cánh quạt với bánh răng và cố định chúng bằng đinh ốc. Sử dụng một nắp hình tròn để che phần đầu của cánh quạt.
3. Cách làm bộ phận định hướng gió cho máy phát điện gió
Chúng ta cần một giá đỡ cho tuabin gió. Để đơn giản, ta chọn phương án buộc động cơ vào một miếng gỗ có chiều dài 70cm. Gắn động cơ vào một đầu thanh gỗ, đầu còn lại lắp một miếng nhôm cứng dài khoảng 30cm, rộng 24cm. Cuối cùng gắn gỗ với trục kim loại có dạng hình trụ làm trục đỡ.
Lưu ý: trục kim loại này phải rỗng bên trong để có thể luồn dây điện bên trong.
4. Thiết kế hệ thống điều khiển điện tử
Đây là phần cuối trong hướng dẫn cách làm máy phát điện gió. Hệ thống năng lượng gió bao gồm: tuabin gió, một vài pin lưu trữ năng lượng, một điốt bán dẫn (ngăn nguồn điện từ pin bị lãng phí làm quay động cơ), phụ tải thứ cấp và bộ điều khiển sạc.
Có rất nhiều bộ điều khiển cho hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Bạn có thể mua chúng ở bất kỳ cửa hàng bán linh kiện điện tử nào.
Nguyên lý của bộ điều khiển trên như sau: Khi hoạt động, tuabin gió được kết nối với bộ điều khiển. Sau đó, các đường chạy sẽ từ bộ điều khiển đến pin. Nếu điện áp của pin giảm xuống dưới mức cho phép, bộ điều khiển sẽ chuyển nguồn điện tuabin để sạc. Nếu điện áp pin tăng lên, bộ điều khiển sẽ chuyển sang chế độ công suất tuabin vào tải. Khi sạc pin, đèn LED màu vàng sáng. Khi pin được sạc và nguồn điện đang chuyển sang tải thì đèn LED màu xanh lục sáng.
5. Dựng tháp tuabin gió
Chân tháp được cắm xuống đất và có dây từ tuabin gió thoát ra từ đầu dưới tháp ống dẫn. Sử dụng một dây nối dài với phích cắm để nối giữa tuabin và bộ điều khiển. Tước bỏ hai đầu sợi dây và kết nối chúng với nhau.
Việc còn lại chỉ là chờ gió nổi và tuabin quay, dòng điện bắt đầu được sản xuất.
C. Chi phí của cách làm máy phát điện gió bằng ống nhựa PVC là bao nhiêu?
Vậy, tất cả những nguyên liệu này tốn bao nhiêu chi phí?
- Động cơ/Máy phát điện Ametek: 700.000 VNĐ
- Ống nhựa PVC: 100.000 VNĐ
- Bánh răng: 120.000 VNĐ
- Ròng rọc: 50.000VNĐ
- Cọc gỗ và nhôm phế liệu: 0 VNĐ
- Cáp nguồn (dây điện cũ nếu có): 0 VNĐ
- Ắc quy: 590.000 VNĐ
- Biến tần: 50.000 VNĐ
- Sơn: 30.000 VNĐ
Tổng: 1.640.000 VNĐ
Không tệ lắm. Bạn có thể tối thiểu hóa chi phí trên nếu lựa chọn các sản phẩm cũ từ các cửa hàng đồ cũ hoặc phế liệu.
D. Video hướng dẫn cách làm máy phát điện gió
Ngoài cách làm máy phát điện gió, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các dự án năng lượng thay thế khác tại trang web của chúng tôi. Chúc các bạn chế tạo thành công máy phát điện từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau.
Một số dự án năng lượng điện thay thế có thể bạn thích và quan tâm:
- Cách chế tạo máy phát điện mini
- Máy phát điện năng lượng mặt trời cho gia đình
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!