Chiếc bút lông được tạo ra trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của con người. Qua các nghiên cứu cổ vật, tư liệu thấy rằng khoảng 3000 năm trước đời nhà Thương, Trung Quốc đã chủ yếu dùng bút lông để viết. Sau này bút lông còn được ứng dụng để vẽ tranh. Trong quá trình phát triển, chiếc bút lông ngày càng được hoàn thiện về hơn trên nhiều phương diện như: Nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất. Về nguyên liệu, phần lông bút được chế tạo từ lông thú. Thời kỳ đầu người ta dùng lông thỏ, sau này dùng đa dạng các loại lông khác nhau như dê, dứu, hoàng thử lang, gà, chuột, ngựa, heo.v.v.. Ngoài ra, có thời kỳ còn dùng tóc người, râu để sản xuất bút. Ở Trung Quốc các thương hiệu sản xuất bút nổi tiếng nhất là Hồ Bút ở Hồ Châu, tỉnh Triết Giang; Xuyên Bút ở tỉnh Tứ Xuyên; Thái Thương mao bút ở tỉnh Hà Nam; Hầu Điếm mao bút ở tỉnh Hà Bắc; Trường Khang ở Tương Dương, Hồ Nam; Văn Cảng Văn Bút ở Giang Tây.
Bạn đang xem: Cách làm cọ vẽ
Ở bài viết này, Thư Pháp Dụng Phẩm dịch, tổng hợp các bước chế tạo bút lông. Hi vọng, qua đó thư hữu sẽ hiểu hơn về bút lông, đồng thời có kinh nghiệm trong việc lựa chọn bút lông phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Mời bạn tham khảo tổng hợp các mẫu bút lông thư pháp, thư họa tại đây: Bút lông thư pháp.
Bước 1 -Tách sợi lông
Nguyên liệu ban đầu là lông thô đóng thành cụm, phần gốc dính vào nhau. Trước tiên chúng ta sẽ tách ra ở phần gốc.
Bước 2 – Cho nước vào, chải lông và loại bỏ mỡ động vật
Cầm ở phía đầu ngọn và điều chỉnh để phần cuống các cụm lông đều nhau, nhúng lông vào nước để rửa. Cuối cùng, ngâm vào nước vôi trong – dung dịch Ca(OH)2 để loại bỏ mở động vật sót lại trong lông.
Bước 3 – Chải lông
Dùng lược xương trâu chải cuống lông, loại bỏ tạp chất, đồng thời chải bỏ những chiếc lông tơ, lông hỏng (những sợi lông có chất lượng kém).
Bước 4 – Sắp xếp chỉnh tề sợi lông
Tay phải cầm thanh gỗ, tay trái cầm cuống cụm lông. Ngón tay cái bên phải ép chặt những sợi lông tơ bị trồi ra, sau đó khéo léo rút những sợi lông này ra. Mục đích để làm cho phần ngọn đều nhau, chỉnh tề, không bị thò thụt.
Bước 5 – Cắt phần cuống của cụm lông
Cắt bỏ phần cuống thừa. Lưu ý cần xác định tỉ lệ, độ dài của lông bút để cắt.
Bước 6 – Trộn lông (pha lông)
Ở bước trên chúng ta đã tạo ra được các cụm lông khác nhau. Đến bước này, chúng ta sẽ pha những cụm lông đó với nhau. Các cụm lông pha với nhau có độ dài khác nhau. Đó là lý do vì sao lớp lông ở phía ngoài sẽ ngắn hơn lớp lông phía trung tâm. Ngoài ra, 1 chiếc bút lông có thể sử dụng lông của 1 loại động vật hoặc nhiều loại động vật để chế tạo bút. Ví dụ chỉ dùng lông dê dê sản xuất thì gọi là bút thuần dương hào. Nếu sử dụng lông của 2 loại động vật khác nhau để sản xuất thì gọi là bút kiệm hào (lông pha). Phổ biến nhất chúng ta thường thấy pha giữa lông dê (dương hào) + lông hoàng thử lang (lang hào). Để hiểu rõ hơn về các loại lông dùng để chế tạo bút và bạn hãy tham khảo thêm ở bài viết kiến thức cơ bản về bút lông nhé!
Bước 7 – Thanh lọc lông tạp
Tay trái cầm ép chặt cuống lông, tay phải cầm 1 chiếc đao để tỉa, rút ra những sợi lông không đảm bảo chất lượng như: Lông tạp, lông thô, lông bị gãy.v.v..
Bước 8 – Gia kiện + chải lông cốt.
Một chiếc bút để có độ đàn hồi cao thì lớp lông ở trung tâm cần có độ đàn hồi cao. Tương tự như bước 6, ở bước này chúng ta tiếp tục thêm 1 lớp lông có độ đàn hồi cao. Sau đó, dùng chiếc đao nhỏ rút sợi lông không nhọn hoặc cong queo.Việc chải, loại bỏ những sợi lông lỗi, hỏng ở phần lông cốt rất quan trọng. Vì lông cốt năm ở trung tâm bút là lớp lông dài nhất tạo ra yếu tố kiện (khỏe khắn), tiêm (nhọn) cho chiếc bút.
Xem thêm: Chỉ Số Huyết Áp Của Trẻ Em Bao Nhiêu Thì Được, Huyết Áp Bình Thường Ở Trẻ Em Theo Độ Tuổi Chuẩn
Bước 9 – Viên bút
Ở các bước trên chúng ta đã tạo ra được 1 dải gồm nhiều tầng lớp lông khác nhau. Tiếp theo chúng ta ngắt ra 1 khóm lông vừa đủ để chế tạo 1 chiếc bút. Đặt khóm lông vừa ngắt lên mặt phẳng và ép trải đều ra. Sau đó, cầm lên tay, dùng ngón tay cái cuộn lại. Đến dây chúng ta bắt đầu nhìn thấy hình thái phần đầu của 1 chiếc bút lông rồi. Để lông bút đầy đặn hơn chúng ta thực hiện bước thứ 10.
Bước 10 – Thêm lớp lông phủ phía ngoài cùng
Dùng 1 chiếc đao mỏng khêu 1 lớp lông choàng phía ngoài. Đặt và xoay 1 vòng để lớp lông choàng này phủ ở phía ngoài cùng. Đến bước nay thì đã hình thành hình dáng đầy đủ của phần đầu bút lông rồi.
Bước 11 – Hút nước trong đầu bút
Đặt đầu bút ngược lên tờ giấy thấm để hút bỏ phần nước còn động lại trong lông bút.
Bước 12 – Buộc cuống lông bút
Sau khi đầu bút đã khô bớt nước, chúng ta tiến hành buộc phần đầu bút.
Bước 13 – Phơi khô
Ở bước trên lông bút vẫn chưa hoàn toàn khô, do đó chúng ta đem phơi năng để cho khổ hẳn.
Bước 14 – Chế tạo cán bút, nắp bút, gắn đầu bút vào cán bút.
Cán bút được làm từ gỗ, trúc, nhựa.v.v.. Việc chế tác cán bút, nắp bút cũng hết sức tỉ mỉ và trải qua nhiều công đoạn như: Cắt gọt, khoét lỗ để nhét lông bút vào, khắc chữ lên cán bút.v.v..
Sau khi sản xuất xong lông bút sẽ được nhúng vào keo thực vật. Vì vậy, một chiếc bút mới bạn sẽ thấy phần lông bút cứng và phải ngâm nước, dùng tay bóp nhẹ để tan keo mới có thể sử dụng.
Trên đây là một số bước khái quát cơ bản để sản xuất bút lông. Thực tế việc chế tạo một chiếc bút lông vô cùng cầu kỳ, phức tạp và trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Ngày nay, người ta áp dụng máy móc vào sản xuất bút lông nhưng cũng chỉ làm cho quá trình đó nhanh hơn ở một số khâu như làm cán bút, vỏ bút, quản bút. Việc chế tạo đầu phần đầu bút vẫn phải sản xuất hoàn toàn thủ công.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!