Chắc hẳn cách làm chín sữa mẹ sau sinh luôn là vấn đề mà bà mẹ bỉm sữa luôn quan tâm, lo lắng để giúp cho chất lượng sữa được cải thiện tốt nhất, trẻ ăn ngon phát triển toàn diện. Cùng tìm hiểu cách làm chín sữa mẹ và một số nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng thông qua bài viết sau đây!
1/ Cách làm chín sữa mẹ sau sinh
Cách làm chín sữa mẹ sau sinh là một cách nói thân quen nhằm ám chỉ việc làm sao để giúp sữa mẹ có mùi vị thơm ngon, mát, đặc nhằm kích thích trẻ bú tốt, phát triển khỏe mạnh. Quá trình này cũng được xem là vô cùng quan trọng trong việc nuôi trẻ sơ sinh bởi trẻ thường được khuyến khích bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch một cách tốt nhất.
Một số cách làm chín sữa mẹ để sữa mẹ đặc, thơm có thể kể đến như sau:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Không thể phủ nhận được chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ ăn đủ các chất thiết yếu thì sữa mẹ mới có những chất như vậy để đáp ứng cho sự phát triển của con. Khi áp dụng những cách làm chín sữa mẹ sau sinh bạn cần tìm hiểu về các thực phẩm có lợi cho nguồn sữa mẹ:
+ Cà rốt
Cà rốt là một loại củ chứa hàm lượng vitamin A dồi dào và phong phú nên có thể làm mát sữa mẹ, tránh cho bé bị nổi mẩn, mụn nhọt, mề đay, nóng trong người vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cà rốt cũng có thể giúp mẹ cải thiện cân nặng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sữa cho bé yêu một cách tốt nhất.
Mẹ có thể uống nước ép cà rốt trong giai đoạn sau sinh để thấy được hiệu quả rõ rệt.
+ Rau ngót
Chắc hẳn rau ngót là thực phẩm không còn xa lạ gì đối với những mẹ đang mong muốn sữa về nhiều, chất lượng sữa tốt nhất cho bé. Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào có thể được kể đến như: protein, canxi, vitamin, chất béo, khoáng chất có lợi.
Ăn rau ngót hoặc uống nước ép rau ngót được biết đến như những cách hiệu quả nhất cho mẹ sau sinh khi lợi sữa, đồng thời loại bỏ sản dịch hiệu quả.
Canh rau ngót nấu thịt là món ăn vô cùng quen thuộc với mẹ bầu sau sinh
+ Thì là
Một cách làm chín sữa mẹ sau sinh mà mọi người hay truyền tai nhau đó là sử dụng thì là. Loại rau này sẽ làm thơm sữa mẹ, kích thích bé bú hơn. Mẹ có thể sao khô để pha trà hoặc dùng trong thực đơn ăn hàng ngày cũng đều đem đến những kết quả tốt.
Cách tốt nhất để sữa mẹ đủ dưỡng chất, bé ăn ngon đó chính là mẹ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt phải kể đến các loại rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ, các thực phẩm chứa hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, phong phú.
Thì là thơm ngon, dễ mua và có tác dụng tốt với sữa mẹ
Vệ sinh bầu ngực thường xuyên
Việc vệ sinh bầu ngực cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp nguồn sữa mẹ trở nên thơm mát, ngọt lành hơn.
Mẹ nên rửa bầu ngực bằng nước sạch, tránh sử dụng xà phòng hoặc chà sát quá mạnh khiến núm vú bị tổn thương tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Làm ấm sữa mẹ khi cho trẻ bú
Nhiều trường hợp sữa mẹ không đảm bảo được chất lượng là do quy trình đảm bảo không hợp lý dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị hôi tanh. Sau khi trữ đông, hãy làm ấm sữa mẹ đến khoảng 40 độ C là thích hợp để cho trẻ bú. Đây cũng có thể xem như một cách làm chín sữa mẹ sau sinh đúng nghĩa mà các mẹ có thể áp dụng.
Với nhiệt độ được làm ấm thích hợp, trẻ sẽ bú dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng trẻ bị lạnh bụng, khó chịu gây ra các bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm.
2/ Tại sao cần làm chín sữa mẹ
Với các cách làm chín sữa mẹ sau sinh đã kể đến ở trên, chắc hẳn phần nào các mẹ cũng hiểu lý do tại sao cần phải thực hiện việc này. Cụ thể:
Chất lượng sữa mẹ được đảm bảo sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có chứa chất béo, protein, vitamin và khoáng chất cùng các thành phần dinh dưỡng khác sẽ giúp bé nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh.
Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
Với nguồn sữa mẹ thơm ngon, mát, đặc, trẻ sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, hạn chế các bệnh thường gặp ở trẻ như: bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng, các bệnh lý về tim mạch…
Đảm bảo cho nguồn sữa mẹ liên tục, không bị ít sữa, hết sữa
Khi trẻ bú mẹ thường xuyên, không chỉ trẻ cứng cáp, khỏe mạnh hơn mà ngay cả nguồn sữa mẹ cũng sẽ về nhiều và liên tục, mẹ sẽ không còn lo lắng việc ít sữa, mất sữa, không đảm bảo nguồn sữa cho trẻ.
Làm chín sữa mẹ để chất lượng sữa mẹ được nâng cao, thơm mát, đặc, kích thích bé bú hơn
3/ Các nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng
Các nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng phổ biến có thể kể đến mà các mẹ nên tránh như sau:
Bảo quản sữa không đúng cách
Khi đã bảo quản sữa không đúng cách dẫn đến sữa mẹ hư hỏng thì cách làm chín sữa mẹ sau sinh cũng sẽ không phát huy được tác dụng. Ở đây có thể là do quá trình hút sữa không đảm bảo vệ sinh, bình bảo quản không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến chất lượng sữa bị biến đổi.
Sữa mẹ để quá lâu
Khi sữa mẹ để quá lâu mà không sử dụng đến cũng có thể khiến tình trạng biến đổi chất dinh dưỡng xảy ra. Lúc này, sữa sẽ không còn mùi vị thơm ngon, bị vón cục, thậm chí thay đổi màu sắc mặc dù đã hâm lên nên mẹ cần loại bỏ ngay, không nên tiếp tục cho trẻ sử dụng.
Hâm sữa cho bé sai cách
Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng để hâm sữa cho bé tốt nhất. Tránh sử dụng lò vi sóng bởi có thể khiến nhiệt tỏa ra không đều đồng thời cũng làm một số chất trong sữa biến đổi gây ra tình trạng chất dinh dưỡng trong sữa bị giảm đi đáng kể.
Không sử dụng hết trong 1 lần
Khi bé không bú hết thì mẹ không nên giữ lại lượng sữa còn lại và dồn chung với sữa mới vắt bởi đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sữa hư hỏng.
Giã đông bằng nhiệt độ phòng
Đây là cách khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng sữa bị hỏng, có mùi khó chịu nên mẹ tuyệt đối không nên sử dụng.
Ngoài ra, nếu lo lắng về vấn đề tiêu hóa của trẻ, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm Simbiosistem Bustine là men vi sinh đặc hiệu hỗ trợ trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt. Thành phần của sản phẩm bao gồm 2 chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) đã được kiểm nghiệm lâm sàng giúp điều trị tốt các bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thu hiệu quả.
Simbiosistem Bustine dạng gói tiện dụng sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Hy vọng rằng bài viết cách làm chín sữa mẹ sau sinh đã giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ vấn đề nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm:
– Cách khử mùi tanh của sữa mẹ trữ đông như thế nào là tốt nhất
– 5 Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa công thức phát triển toàn diện
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!