Tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Đó là một quá trình có thể lặp lại liên tục, giúp bạn có thể đưa ra ý tưởng hoặc quyết định nào đó. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể.
Vậy những người tư duy phản biện chưa tốt thì phải làm sao? Tư duy phân tích, giải quyết vấn đề có thể rèn luyện và phát triển bằng cách thực hiện mỗi ngày. Cùng Uniace, khám phá bốn câu hỏi giúp bạn cải thiện tư duy phản biện ngay bên dưới nhé!
1. Vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết là gì?
Câu hỏi đầu tiên này buộc họ phải dẫn dắt ý tưởng vào vấn đề ưu tiên mà công ty/bản thân đang đối mặt. Con người có thể dễ dàng chìm đắm trong một ý tưởng tới mức khiến họ không còn nhìn rõ được lý do bản thân tạo ra ý tưởng đó. Trong những trường hợp khác, con người nhầm lẫn năng động với năng suất, đưa ra một lời đề nghị khi không cần thiết.
Ví dụ, trong một vài cuộc hội thoại ở nhóm của tôi về việc cải thiện một vài đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Các thành viên trong nhóm sẽ bắt đầu chia sẻ ý tưởng về xây dựng cộng đồng và nâng cấp thương hiệu. Dù nghe chúng có thể liên quan tới vấn đề đang được thảo luận, nhưng sẽ tốt hơn khi hỏi câu này trong những tình huống như vậy:
- Vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết là gì?
- Bên cạnh việc đảm bảo ý tưởng chú tâm đến vấn đề ưu tiên của công ty, câu hỏi đó còn khiến cho những người tạo ra ý tưởng phát triển từ căn bản ý tưởng đó sẽ giải quyết vấn đề đó tốt như thế nào.
- Điều này sẽ cung cấp một luận điểm cụ thể cho việc phát triển ý tưởng, dẫn dắt con người tạo ra và lựa chọn những ý tưởng phù hợp hơn.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Công cụ, cách lập sơ đồ tư duy hiệu quả
2. Why? Why? Why? Why? Why?
Một khi bạn định dạng được vấn đề, bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, chúng ta thường khó phân biệt giữa các dấu hiệu và nguyên nhân.
Những dấu hiệu thường trông giống như những tác nhân trừ khi bạn điều tra sâu hơn và thiết kế những giải pháp xung quanh các dấu hiệu đó thông thường sẽ gây ra các hậu quả không lường trước được.
Để đến được nguồn gốc nguyên nhân, Mr. Jeff Bezos đã sử dụng phương pháp tư duy phân tích với năm câu hỏi “tại sao” nổi tiếng. Giả sử như khách hàng đang trả lại đơn hàng rất nhiều, bạn có thể hỏi như sau:
-
Vì sao có quá nhiều khách hàng trả lại đơn hàng? Có thể thời gian khách hàng cần sản phẩm của bạn nhanh hơn thời gian họ thực sự nhận được nó.
-
Vì sao khách hàng không thể nhận đơn hàng của mình đúng giờ? Có thể hệ thống bán hàng của bạn đang không tiến hành và đáp ứng các đơn hàng của khách 24/24.
-
Vì sao hệ thống của chúng ta không đáp ứng các đơn hàng 24/24? Có thể khách hàng thường yêu cầu thay đổi sau khi đặt đơn, ảnh hưởng tới việc hoàn thành các đơn hàng ngay lập tức.
-
Vì sao khách hàng thay đổi và hủy đơn hàng sau khi đặt? Có thể một vài đặc điểm sản phẩm không được mô tả rõ ràng trên website
-
Vì sao những đặc điểm đó không rõ ràng trên website? Có thể công ty của bạn sử dụng thuật ngữ khác biệt so với các công ty cùng lĩnh vực.
Sự khác biệt giữa một giải pháp cho câu hỏi vì sao đầu tiên và câu hỏi cuối cùng sẽ gây ấn tượng mạnh, nó miêu tả sức mạnh của phương pháp trên để mở ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Xem thêm: Làm gì khi thấy chán nản? 3 cách vượt qua buồn chán
3. Và sau đó thì sao?
Hầu như mọi người nghĩ qua về những hậu quả từ ý tưởng của mình, nhưng ít ai trong số đó nghĩ về những tác hại từ chính những cái hậu quả đó. Trong cuốn sách của mình Principles, CEO của Bridgewater Associates Ray Dalio nói rằng, “Thất bại trong việc cân nhắc những hệ quả thứ hai và thứ ba là nguyên nhân của rất nhiều quyết định tệ hại một cách đau đớn.”
Cũng như cách phân tích gốc rễ nguyên nhân một cách chuyên sâu, tư duy phản biện giúp mở ra một tương lai khả dĩ hơn. Tư duy sâu xem xét điều gì sẽ xảy ra trong những khoảng thời gian dài hơn, với một lượng lớn những nhà cổ đông, và qua nhiều vòng lặp của nguyên nhân và tác dụng.
Để thúc đẩy mọi người tới khuynh hướng tư duy sâu, Mr. Shan Parrish, một cựu chuyên gia an ninh mạng tại cơ quan tình báo hàng đầu tại Canada và nhà sáng lập của trang blog được đón độc rộng rãi Farnam Street, khuyến khích mọi người hỏi “Và sau đó thì sao?”.
Bạn có thể sử dụng chính câu hỏi này cùng một cách Mr. Bezos sử dụng những câu hỏi vì sao, mở rộng suy nghĩ của người khác đủ xa tới tương lai để chắc chắn rằng họ chú ý tới các hậu quả thứ hai và thứ ba.
Xem thêm: Sống ảo là gì? Tác hại của việc sống ảo và thực trạng hiện nay của giới trẻ
4. Lựa chọn thứ ba là gì?
Khi được trình bày với một quyết định, nhiều người thường dẫn dắt hai lựa chọn đối lập nhau rõ ràng. Ví dụ như:
- Bạn có thể bán sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp hoặc các cá nhân.
- Bạn có thể là là nhà bán sỉ hoặc nhà bán lẻ.
Lối suy nghĩ hoặc cái này hoặc cái kia áp đặt những giới hạn lên dòng suy nghĩ của bạn, khiến bạn bị lỡ mất những cơ hội để kết hợp những ý tưởng trên hoặc tìm ra ý tưởng thứ ba nằm ngoài khuôn khổ của hai lựa chọn gốc.
Để thúc đẩy mọi người ra khỏi lối suy nghĩ lựa chọn một trong hai, hỏi họ tùy chọn thứ ba là gì. Khi bị ép phải nghĩ vượt ra sự hiện hữu của hai lựa chọn, họ không chỉ phải tạo ra một lựa chọn khác mà còn phá bỏ những rào cản của khuôn mẫu họ đã sử dụng để hiểu và tạo ra một kiến nghị mới. Khi tư duy như vậy, họ sẽ có thể khám phá rất nhiều lựa chọn mà trước đây họ không thể nhìn thấy.
Quy trình tư duy phản biện và hỏi 4 câu hỏi đã được đề cập ở đây là một trong những cách đảm bảo nhất cho việc hỗ trợ đưa ra những ý tưởng mới và quyết định chắc chắn hơn những vấn đề bạn đang cần giải quyết. Điều đó vừa cải thiện những đóng góp tức thời của bạn, vừa rèn luyện bạn suy nghĩ ở một mức độ mới hơn ngày hôm nay.
Để được trang bị thêm nhiều kiến thức và tư duy mới hơn trong văn hóa doanh nghiệp, các bạn sinh viên năm 3,4 hoặc sắp ra trường có thể tham khảo chương trình Young Talent với 20 môn rèn kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của Uniace với nhiều đãi ngộ hấp dẫn.
Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ
- 4 bước để quản lý thời gian làm việc và cuộc sống tốt hơn
- Cách giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng khi phỏng vấn
- 3 bước tiếp cận công việc hiệu quả để bảo vệ thời gian chính mình
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!