Bong gân ngón tay là một trong nhiều dạng chấn thương thể thao thường gặp nhất. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn nên áp dụng các biện pháp như điều trị bằng sóng xung kích hay trị liệu laser thế hệ IV để sớm lấy lại niềm vui cuộc sống.
Bong gân ngón tay là tình trạng chấn thương ở khớp gian đốt ngón gần (PIP). Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do dây chằng hỗ trợ khớp gian đốt ngón gần trên ngón tay bị kéo căng quá mức hoặc phải chịu đựng áp lực đè nặng lên.
Phần lớn trường hợp, người có ngón tay bị bong gân sẽ cảm thấy khó chịu vô cùng do cảm giác đau nhức xuất hiện liên tục. Ngoài ra, khu vực khớp gian đốt ngón gần còn có thể sưng tấy, gây khó khăn cho việc cử động ngón tay.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên vấn đề này? Làm thế nào để điều trị bong gân ở ngón tay hiệu quả nhất? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn tìm kiếm câu trả lời.
1. Bong gân ngón tay xảy ra như thế nào?
Theo nghiên cứu, tình trạng ngón tay bị bong gân được xếp vào loại chấn thương thể thao phổ biến. Đặc biệt, rủi ro gặp phải dạng chấn thương này càng cao nếu bạn là vận động viên hoặc thường xuyên tham gia các môn thể thao cần dùng tay để chơi bóng, ví dụ như bóng chuyền hay bóng rổ.
Nguyên nhân là do các động tác đánh bóng, đỡ bóng khiến ngón tay liên tục hứng trọn áp lực nặng nề. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây chấn thương cho dây chằng hoặc khiến dải mô này kéo căng quá mức, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến rách. Tham khảo những cách khắc phục tình trạng chấn thương thể thao NGAY TẠI ĐÂY.
2. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu ngón tay bị bong gân?
Ngón tay sưng tấy và khó cử động là dấu hiệu điển hình nhất của tình trạng bong gân ngón tay. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương có thể được xác định thông qua thời gian triệu chứng sưng kéo dài.
Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng bộc lộ những biểu hiện như:
- Đau ngón tay. Tuy nhiên, cường độ đau thường nhẹ, không nghiêm trọng.
- Ngón tay căng cứng.
- Suy giảm khả năng cầm, nắm đồ vật.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị mọi người nên ngay lập tức điều trị y tế nếu bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bao gồm:
- Ngón tay cong vẹo, biến dạng (lưu ý không tự kéo thẳng ngón tay)
- Cảm giác tê cứng lan tỏa khắp ngón tay
- Màu da của ngón tay có xu hướng nhạt màu hoặc thậm chí trở nên trắng bệch (do máu không lưu thông đến khu vực này)
- Tình trạng sưng phù trở nên nghiêm trọng
- Thời gian đau nhức kéo dài
- Mất khả năng duỗi thẳng ngón tay
3. Bong gân ngón tay có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp bong gân ngón tay không thật sự quá nguy hiểm. Tổn thương ở dây chằng quanh khớp gian đốt ngón gần có khả năng khỏi sau vài ngày nhờ cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp hy hữu, ngón tay bị bong gân có thể không tự lành trong thời gian ngắn, từ đó dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Chúng bao gồm:
- Tình trạng đau nhức và sưng kéo dài ở khớp, trở thành viêm khớp do chấn thương
- Ngón tay tê liệt
- Sức khỏe ngón tay suy yếu
- Mất khả năng co duỗi ngón tay vĩnh viễn
- Khớp biến dạng, ảnh hưởng đến các mô cơ cũng như dây thần kinh xung quanh
> Có thể bạn quan tâm: Bong gân cổ tay phải làm sao để mau khỏi?
4. Làm sao để giải quyết vấn đề bong gân ngón tay do chơi thể thao?
Vì bong gân ngón tay hoàn toàn có khả năng gây phát sinh biến chứng nếu kéo dài, dù rất ít gặp, nên bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tiếp nhận điều trị ngay khi bệnh vừa khởi phát.
Các phương pháp điều trị bong gân ở ngón tay phổ biến có thể kể đến như:
- Sử dụng nẹp để cố định khớp ngón tay trong thời gian tổn thương ở dây chằng được chữa lành. Ngoài ra, bạn có thể dùng băng quấn để cố định ngón tay bị thương với ngón tay lành lặn với mục đích tương tự.
- Biện pháp sơ cứu RICE, bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và nâng cao.
- Xoa dịu đau nhức và chống viêm bằng cách uống thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những biện pháp trên chỉ phát huy tác dụng đẩy lui triệu chứng tạm thời, vì chúng không thể trực tiếp chữa lành chấn thương ở dây chằng hỗ trợ khớp gian đốt ngón gần.
Mặt khác, người bệnh cần lưu ý uống thuốc NSAIDs theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu các loại thuốc này được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc trong thời gian dài, một loạt cơ quan nội tạng như gan, dạ dày hay thận có nguy cơ cao bị tổn thương nặng nề.
Vậy, đâu là giải pháp chữa bong gân ngón tay hiệu quả và an toàn nhất?
Ngày nay, không ít người Việt khi bị bong gân ở ngón tay và chấn thương thể thao đã tìm đến Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống để điều trị. Họ chia sẻ rằng dịch vụ chữa trị ở đây rất tốt. Tất cả trang thiết bị ở ACC đều hiện đại, tân tiến và được nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ.
Đồng thời, đội ngũ bác sĩ tại đây 100% là bác sĩ quốc tế, được đào tạo bài bản ở những quốc gia có nền y học phát triển như Pháp, Đức, New Zealand… Thêm vào đó, ưu điểm nổi trội nhất trong các phương pháp điều trị ở phòng khám ACC điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, từ đó chấm dứt tình trạng đau nhức mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ ACC sẽ thiết kế phác đồ điều trị kết hợp với phục hồi chức năng phù hợp và hiệu quả nhất. Chúng có thể bao gồm:
Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV
Mục đích của phương pháp này là kích thích tế bào tái tạo hình dạng và phục hồi chức năng vốn có, đồng thời chữa lành mô bị tổn thương. Mặt khác, dưới sự tác động của tia laser có cường độ cao, quá trình sản xuất ATP cũng được thúc đẩy tối đa, giúp xoa dịu cơn đau đáng kể, đối phó với tình trạng viêm (nếu có) và nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chữa lành vết thương.
Sóng xung kích Shockwave
Giải pháp trị liệu bằng sóng xung kích Shockwave cũng có công dụng tương tự với tia laser thế hệ IV là nâng cao hiệu quả cũng như tăng cường quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
Ngoài ra, liệu pháp này còn có khả năng làm vỡ những khối vôi, hệ quả thường thấy khi các vết rách xuất hiện ở dây chằng, đồng thời kích hoạt quá trình loại bỏ vôi hóa sinh học. Nhờ vậy, người bệnh có thể mau chóng phục hồi khả năng vận động như cũ.
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Trong trường hợp bệnh đã tiến triển đến giai đoạn phát sinh biến chứng như viêm khớp hay chèn ép dây thần kinh, bác sĩ ACC sẽ dùng tay cùng lực đạo thích hợp để nắn chỉnh lại cấu trúc xương khớp bị sai lệch, từ đó giải phóng sức ép đè nặng lên dây thần kinh, đồng thời kích thích cơ chế tự chữa lành vết thương của cơ thể. Cách điều trị này gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống. Phòng khám ACC tự hào là đơn vị chuyên khoa đầu tiên về lĩnh vực này được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.
Tìm hiểu thêm về phương pháp này TẠI ĐÂY
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của tình trạng bong gân ngón tay không cao nhưng đôi khi bệnh vẫn có rủi ro kéo theo biến chứng nguy hiểm phát sinh. Chính vì vậy, nếu bạn cảm ngón tay tê cứng hoặc khó co duỗi thoải mái, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các trung tâm chuyên khoa uy tín như phòng khám ACC càng sớm càng tốt nhé.
Xem thêm: > Bong gân, căng cơ và những điều bạn có thể chưa biết > Chứng cứng khớp ngón tay ở người lớn tuổi > Tất tần tật thông tin về trật khớp ngón tay > Phân biệt bong gân và trật khớp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!