Gù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến vận động, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Vậy nguyên nhân nào gây ra gù lưng và có thể thực hiện bài tập nào tại nhà để cải thiện tình trạng này?
15/09/2022 | Trẻ bị gù lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị08/01/2022 | Bài tập cho trẻ bị gù lưng tại nhà, đơn giản mà cực hiệu quả07/01/2022 | Cách chữa gù lưng cho trẻ cha mẹ nào cũng cần biết
1. Nguyên nhân nào dẫn đến bị gù lưng?
1.1. Như thế nào là gù lưng?
Gù lưng được hiểu là tình trạng cột sống phát triển bất thường và quá mức nên bị cong tròn về phía sau. Người bị gù lưng sẽ có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết vì cột sống cổ và xương cùng lõm vào bên trong còn phần cột sống ở lồng ngực và thắt ngực thì lại lồi ra ngoài.
1.2. Nguyên nhân gây ra gù lưng là gì?
Cột sống được chia thành 4 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng và đoạn cùng – cụt. Nếu đúng chuẩn đường cong sinh lý thì cột sống cổ và thắt lưng sẽ ở tư thế hơi ưỡn về trước còn cột sống lưng trên sẽ hơi cong về phía sau.
Ngồi sai tư thế là nguyên nhân phổ biến gây ra gù lưng
Gù lưng được xem là một dạng rối loạn phát triển cột sống phần lưng khiến cho cơ thể bị dị dạng. Bệnh lý này thường gặp ở người có xương cột sống yếu (chủ yếu là trẻ em) hoặc người bị nứt, bị đè ép phần đĩa đệm. Nguyên nhân gây gù lưng thường gồm:
– Dị tật bẩm sinh hoặc yếu tố di truyền
Người có bố mẹ bị gù lưng thì khả năng cũng sẽ bị di truyền bệnh lý này (tỷ lệ khoảng 11%). Ngoài ra, dị tật cột sống từ khi còn trong bụng mẹ hoặc mắc dị tật nứt cột sống cũng có thể là nguyên nhân làm cho cột sống bị gù.
– Thói quen sinh hoạt hàng ngày
Những người thường xuyên mang vác vật nặng khiến cho phần lưng phải gồng lên rất dễ bị gù lưng. Ngoài ra trẻ em ngồi sai tư thế trong suốt thời gian dài, người bị béo phì, vận động ít cũng là những đối tượng thường bị gù lưng.
– Một số bệnh lý
Có một số bệnh lý được xem là cội nguồn của bệnh gù lưng như: thoái hóa đĩa đệm, đốt sống lưng bị gãy, loãng xương, bệnh Scheuermann, khối u ở cột sống, lao cột sống, còi xương, nhiễm trùng cột sống, viêm khớp,…
2. Bài tập chữa gù lưng đơn giản tại nhà
2.1. Vì sao cần phải chữa gù lưng?
Bệnh gù lưng cần được điều trị sớm bởi nó có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt cho người bệnh như:
– Dáng đi lom khom khiến tâm lý người bệnh mặc cảm, tự ti trong giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh.
– Gặp khó khăn trong các hoạt động vận động và thường xuyên bị cơn đau nhức quấy rầy.
– Chức năng hô hấp bị ảnh hưởng vì xương bị cong thường nằm ngay sau hai lá phổi từ đó làm giảm diện tích chứa khí ở các nang phổi, khiến người bệnh bị khó thở.
– Tiêu hóa gặp khó khăn vì dạ dày và thực quản bị ngả về trước theo cột sống nên dễ có nếp gấp lạ, người bệnh dễ bị trào ngược thực quản và nuốt khó.
2.2. Bài tập chữa gù lưng tại nhà
2.2.1. Bài kéo căng cơ cổ
Đây là bài tập có tác dụng thư giãn các múi cơ ở vùng vai và cổ từ đó giảm thiểu tình trạng mỏi, căng cứng và gù lưng:
Bài tập kéo căng cơ cổ hỗ trợ chữa gù lưng
– Người tập ở tư thế ngồi hoặc đứng trên thảm, thẳng lưng.
– Đưa tay trái qua đầu, đặt bàn tay che vào tai phải rồi nghiêng đầu từ từ về bên tay trái.
– Đặt tay phải lên vai phải và nhẹ nhàng kéo căng ra.
– Giữ nguyên tư thế trên 15 giây sau đó thả lòng trở về trị trí ban đầu.
– Làm lại quy trình trên trong 5 – 10 lần.
2.2.2. Bài kéo căng cơ hông và lưng
Tác dụng của bài tập nhằm giảm áp lực cho vùng lưng trên, giúp cột sống được thư giãn, tình trạng đau thắt lưng giảm, nhờ đó mà cải thiện gù lưng:
– Đặt người nằm sấp lên thảm, phần mũi chân úp xuống, lồng hai tay vào nhau rồi từ từ kéo ra sau.
– Lấy cơ bụng đưa phần đầu, hai tay và hai chân lên cao để tạo thành tư thế duỗi thẳng.
– Giữ nguyên như vậy 10 giây rồi đưa người về trạng thái ban đầu.
– Thực hiện quy trình trên 10 lần liên tục.
2.2.3. Bài tư thế cây cầu
– Tư thế nằm ngửa, gập hai đầu gối lại còn hai tay duỗi thẳng.
– Phần người nâng lên, hông và chân chống cao để tạo thành tư thế giống hình cây cầu sau đó giữ trong 5 giây.
– Trở về trạng thái ban đầu và tập động tác trên trong 10 lần.
Thực hiện đều đặn bài tập này sẽ giúp phần lưng dưới được kéo căng, nhờ đó mà tình trạng gù lưng dần dần được cải thiện.
2.2.4. Bài tư thế con mèo
Thực hiện tư thế con mèo sẽ làm tăng đàn hồi, giãn nở cho cột sống nên cột sống tránh được tình trạng xô lệch và mất cân bằng, giảm thiểu nguy cơ gù lưng:
Bài tập tư thế con mèo vừa cải thiện gù lưng vừa tốt cho hệ tiêu hóa
– Quay đầu về phía sau, đầu gối chống lên và đưa hai tay vươn về phía trước.
– Mở rộng đầu gối bằng với vai, mũi chân chống xuống và mở rộng bằng vai, các ngón tay mở rộng.
– Hít thật sâu, phần lưng võng xuống, mặt ngẩng lên kết hợp nâng cằm và hướng mắt nhìn lên.
– Nhẹ nhàng thở ra để hóp chặt bụng lại, đẩy lưng lên cao, phần đầu và hai cánh tay nâng lên.
– Thực hiện 5 nhịp động tác này liên tục rồi thở ra để trả cơ thể về vị trí ban đầu.
2.3. Khi tập bài tập chữa gù lưng cần lưu ý
Để những bài tập chữa gù lưng tại nhà trên đây đạt được hiệu quả cao nhất người bệnh cần:
– Thay đổi tư thế sao cho lưng luôn thẳng dù đang làm bất cứ việc gì.
– Tham khảo sử dụng đai hỗ trợ cải thiện tình trạng gù lưng.
– Chọn loại ghế ngồi hoặc hoặc làm việc có lưng dựa vào để khi mỏi lưng có thể ngửa ra sau.
– Tránh mang vật nặng.
– Có chế độ ăn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó đặc biệt chú ý vitamin D và canxi để cải thiện sức khỏe cho hệ xương.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương pháp chữa trị cột sống khi đã áp dụng bài tập tại nhà một thời gian nhưng không cải thiện.
Bệnh gù lưng có thể được phòng ngừa rất đơn giản bằng cách vừa luyện tập những bài tập trên đây vừa chỉnh sửa dáng cho thẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng lý tưởng của những bài tập này. Thường thì bài tập chữa gù lưng tại nhà sẽ phù hợp hơn với trẻ em vì đốt sống còn mềm nên dễ dàng điều chỉnh cấu trúc trở về đúng vị trí ban đầu. Riêng đối với người trưởng thành, khung xương đã cứng nên bài tập ít hiệu quả, nhiều trường hợp cần kết hợp giữa bài tập với điều trị y tế.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra, tìm hiểu biện pháp chữa gù lưng phù hợp có thể đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để có những tư vấn chính xác..
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!